Hướng dẫn điều trị thiếu máu ở trẻ em và các biện pháp chăm sóc

23/05/2023 1019 lượt xem

Bệnh thiếu máu ở trẻ em vẫn là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm dành cho các mẹ. Vì bệnh lý này không có biểu hiện rầm rộ bên ngoài, việc nhận biết bệnh trở nên khó khăn và điều trị càng thêm phức tạp với bố mẹ. Vậy trẻ em thiếu máu có biểu hiện gì? Và các phác đồ điều trị thiếu máu ở trẻ em lần lượt ra sao? Hãy cùng nhau khám phá thêm về bệnh thiếu máu ở trẻ em, để chúng ta có thể tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe và tương lai của các con nhé.

1. Dấu hiệu và chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em

Sắt, acid Folic, vitamin nhóm B và các yếu tố vi lượng khác là các yếu tố quyết định đến nồng độ Hemoglobin (Hb) trong máu.

Cơ thể trẻ nhỏ luôn cần đủ Hemoglobin trong máu để vận chuyển oxy và nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, khi một trong các yếu tố trên bị thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu điển hình. 

Có những dấu hiệu tiên phát nào cho biết trẻ đang thiếu máu?

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ thiếu máu thường có các biểu hiện đầu tiên dưới đây:

Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em
Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ em điển hình
  • Các biểu hiện ngoài da: Bàn tay nhợt nhạt, niêm mạc ngả vàng và xanh xao
  • Biểu hiện thiếu hụt Oxy: Yếu đuối, mệt mỏi, ngại hoạt động, thở nông, thở gắng sức và kém tập trung
  • Biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng: Trẻ lười ăn, lá lách to, đau sưng lưỡi, trẻ muốn ăn các chất lạ như đá lạnh.
  • Biểu hiện sinh lý bệnh đi kèm: Trẻ dễ đau bụng, khó tiêu, loét đại tràng, móng tay khô, phân đen và đề kháng giảm sâu.

Như vậy, máu là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể của trẻ cũng đủ máu để cung cấp dưỡng chất và oxy cần thiết. 

Hiểu rõ nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em là một bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và giữ cho con yêu luôn khỏe mạnh. Mẹ hãy cùng khám phá những mối nguy hiểm tiềm ẩn và bảo vệ sức khỏe cho tương lai của con bạn ngay dưới đây.

2. Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em

Trẻ em thường không có triệu chứng rõ ràng khi bị thiếu máu, nên việc phát hiện bệnh lý này trở nên khó khăn. Tuy nhiên, nếu quan sát tỉ mỉ và thường xuyên, các mẹ có thể nhận biết triệu chứng thiếu máu ở trẻ dễ dàng hơn. 

Dưới đây là 5 dấu hiệu thường gặp ở hầu hết các trẻ bị thiếu máu do các nguyên nhân khác nhau.

2.1 Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng phổ biến nhất mà trẻ nhỏ
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng phổ biến nhất mà trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi gặp phải

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến và cần được quan tâm. Sắt là một chất quan trọng trong cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình quan trọng như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA và chức năng miễn dịch.

Nhưng, trẻ thường thiếu máu trong những trường hợp nào? Về cơ bản, trẻ sinh non (dưới 37 tuần) sẽ không thể nhận được lượng sắt tích lũy lớn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, khoảng 85% trẻ sinh non bị thiếu máu thiếu sắt. 

Ngoài ra,trong quá trình mang bầu, mẹ không uống sắt hoặc có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, do đó, lượng sắt mà bé nhận từ mẹ không đáng kể. 

2.2 Thiếu máu do thiếu vitamin 

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng cần thiết để tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, sự phát triển và phân chia tế bào máu, cũng như quá trình myelin hóa sợi thần kinh.

Trẻ em thường thiếu vitamin B12 do một số nguyên nhân. Việc ăn ít thực phẩm nguồn động vật, như thịt, trứng và sữa, có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B12. Điều này có thể xảy ra khi trẻ không có chế độ ăn đủ các loại thực phẩm này hoặc khi trẻ ăn chế độ ăn chay dựa trên thực vật.

2.3 Thiếu máu do suy tuỷ

Thiếu máu do suy tủy ở trẻ em là một tình trạng bệnh lý khi tủy xương không sản xuất đủ lượng tế bào máu cần thiết. Bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm các bệnh như bệnh bạch cầu và bệnh xơ tủy.

Theo đó, các tế bào máu bất thường liên tục sinh sản và lấn át các tế bào khỏe mạnh, làm gián đoạn quá trình sản xuất hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 

Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, nhiễm trùng thường xuyên, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi ban đêm và sụt cân không rõ nguyên nhân. Thậm chí, trẻ có thể mắc các bệnh lý phụ như phì đại gan.

2.4 Thiếu máu do Thalassemia

Người bệnh Thalassemia
Người bệnh Thalassemia có thể bị thiếu máu nhẹ

Thiếu máu do Thalassemia ở trẻ em là một rối loạn máu di truyền. Bệnh này được truyền từ cha mẹ sang con cái qua gen. Nó là một dạng thiếu máu, khiến hồng cầu thiếu hoặc không đủ huyết sắc tố. Huyết sắc tố này, gọi là hemoglobin, có nhiệm vụ mang oxy đến các cơ quan, mô và tế bào.

2.5 Thiếu máu do tan máu miễn dịch

Thiếu máu do tan máu miễn dịch là khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn tốc độ tủy xương có thể thay thế chúng. Bệnh này có thể do một số bệnh về máu gây ra và khiến tốc độ phá hủy các tế bào hồng cầu tăng lên. Ngoài ra, có một số loại thiếu máu tán huyết cũng có thể được di truyền từ các thành viên trong gia đình thông qua di truyền.

Xem thêm nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em Tại Đây

Như vậy, có khá nhiều nguyên nhân khác nhau cho thiếu máu ở trẻ. Và nếu các mẹ đang loay hoay tìm cách cải thiện tình trạng này của con, đừng bỏ qua các hướng dẫn điều trị chi tiết cho từng nguyên dưới đây.

3. 5 cách điều trị thiếu máu ở trẻ em

Việc điều trị trẻ thiếu máu không chỉ giúp cải thiện sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ, mà còn giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những hướng điều trị trẻ thiếu máu hiệu quả dựa trên các nguyên nhân phát sinh.

3.1 Thiếu máu do thiếu sắt

Điều trị cụ thể

Bổ sung và dự phòng sắt cho trẻ là hướng điều trị an toàn và hiệu quả nhất mà nhiều chuyên gia đề xuất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ tổ chức Y tế thế giới, để cho sự phát triển nhanh chóng, mẹ có thể ưu tiên cho bé sử dụng thực phẩm chức năng dưới dạng sắt nước hữu cơ theo hướng dẫn sau:

Bổ sung sắt cho trẻ sinh non uống sữa công thức:
  • Trẻ sinh non cần bổ sung sắt khi sử dụng sữa công thức, với liều lượng là 1mg/kg/ngày. Ví dụ: Nếu bé có cân nặng là 3kg, thì mỗi ngày bé cần uống 3mg sắt.
  • Thời gian bổ sung sắt nên bắt đầu từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 12 (theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ), hoặc tháng thứ 15 (theo Hiệp hội Tiêu hoá và Dinh dưỡng Nhi khoa châu Âu).
  • Để tránh tình trạng quá tải sắt, không nên cho bé uống quá 15mg sắt mỗi ngày.
Bổ sung sắt cho trẻ sinh non bú mẹ hoàn toàn:
  • Bé sinh non sử dụng sữa mẹ cần được bổ sung thêm 2mg sắt/kg/ngày. Ví dụ, cân nặng của bé tại thời điểm bổ sung là 2.5kg thì con cần uống 5mg sắt/ngày.
  • Thời gian bổ sung sắt cho trẻ sinh non bắt đầu từ tháng thứ nhất đến hết tháng thứ 12.
  • Mẹ chú ý liều bổ sung sắt tối đa cho bé sinh thiếu tháng không vượt quá 15mg/ngày để phòng ngừa nguy cơ thừa sắt.
Bổ sung sắt cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi:

Ở giai đoạn tập ăn dặm này, lượng sắt dự trữ đã cạn kiệt, trẻ phát triển nhanh, vượt bậc nhưng sắt trong sữa và thức ăn cung cấp không đủ, dẫn đến thiếu máu cục bộ.

  • Liều sắt thông thường được sử dụng trong giai đoạn này là 5mg/ngày
  • Thời gian sử dụng nên theo chu kì từ 2-3 tháng liên tục
  • Khám sức khoẻ cho trẻ thường xuyên để kiểm soát chỉ số sắt trong cơ thể
Bổ sung sắt cho trẻ 9 tháng trở lên:
  • Đối với bé 9 tháng, cần bổ sung khoảng 11 mg sắt mỗi ngày. 
  • Bé từ 1 tuổi đến 3 tuổi cần khoảng 7 mg sắt mỗi ngày. 
  • Bé 5 tuổi chỉ cần dưới 10 mg sắt mỗi ngày. 
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi cần khoảng 8 mg sắt mỗi ngày
  • Trẻ từ 14 đến 18 tuổi cần khoảng 11-15 mg sắt mỗi ngày

Lưu ý 

  • Khi bổ sung sắt đường uống, mẹ nên cho bé uống sắt vào buổi sáng khi đói để có hiệu quả hấp thu cao nhất
  • Hãy ưu tiên chọn sắt hấp thu nhanh, có sinh khả dụng cao và an toàn cho bé như sắt amin Ferrolip Baby
  • Mẹ nên chọn loại sắt an toàn và có liều dùng phù hợp với lứa tuổi của con. Đặc biệt, ưu tiên sắt nước không lactose, gluten và các chất phụ da nhân tạo.
  • Không cho trẻ uống sắt cùng với sữa, các thực phẩm giàu Canxi, kháng sinh Quinolon và Tetracyclin vì có thể làm giảm hiệu quả sử dụng.
  • Tuyệt đối tuân thủ điều trị, không tự ý dừng đột ngột khi thấy các dấu hiệu thiếu máu cải thiện vì tình trạng bệnh lý có thể diễn biến phức tạp hơn.

3.2 Thiếu máu do thiếu vitamin

Thiếu vitamin có thể dẫn tới thiếu tế bào hồng cầu khỏe chất lượng 
Thiếu vitamin có thể dẫn tới thiếu tế bào hồng cầu khỏe chất lượng

Điều trị cụ thể

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 ở trẻ nhỏ có thể được điều trị dễ dàng thông qua chế độ ăn uống và bổ sung vitamin. 

  • Bổ sung vitamin từ thực phẩm: Để điều trị thiếu máu ở trẻ em thiếu Vitamin B12, mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm như thịt bò, gan, thịt gà, và cá. Ngoài ra, các hải sản có vảy như cá hồi, cá ngừ, nghêu hoặc ngũ cốc ăn sáng, sữa ít béo, sữa chua, phô mai và trứng cũng là những sự lựa chọn lý tưởng.
  • Bổ sung vitamin từ TPBVSK: Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung vitamin B12 thông qua thuốc hoặc thuốc xịt mũi. Trường hợp cơ thể thiếu vitamin này nghiêm trọng, bác sĩ có thể quyết định tiêm vitamin B12 liều cao hơn.
  • Điều trị triệu chứng: Ngoài việc bổ sung vitamin B12, điều trị cũng có thể yêu cầu xử lý nguyên nhân gây thiếu máu. Tuy nhiên, tăng mức vitamin B12 là một yếu tố quan trọng có thể giúp cải thiện tình trạng. Thiếu máu trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho não, tim, thần kinh, và các cơ quan khác trong cơ thể. Với điều trị đúng đắn, bạn sẽ cảm thấy khá hơn và tránh được các vấn đề lâu dài.

Lưu ý 

  • Kiểm tra các thuốc đang sử dụng: Nếu trẻ đang dùng các loại thuốc như thuốc kháng Histamin H2, Chloramphenicol, và axit Aminosalicylic, cần liên hệ với bác sĩ để xem xét cần bổ sung vitamin B12 hay không.
  • Tránh uống vitamin B12 cùng lúc với vitamin C. Bổ sung vitamin B12 trước, sau đó từ 2 giờ trở lên, mới sử dụng vitamin C để tránh giảm lượng vitamin B12.
  • Cần theo dõi mức độ vitamin B12 trong cơ thể và bổ sung khi có các dấu hiệu như cơ thể suy nhược, kém tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ.
  • Trước khi bổ sung vitamin B12 cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn đúng liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.

3.3 Điều trị thiếu máu ở trẻ em do suy tuỷ

Điều trị cụ thể

Để điều trị thiếu máu do suy tủy xương ở trẻ em, các phương pháp sau có thể được sử dụng:

  • Sử dụng corticoid: Đây là là loại thuốc cổ điển nhất, với liều dùng từ 1mg đến 1,5 mg trên mỗi kg cân nặng. Prednisolon là một loại corticoid thường được sử dụng. Liều khởi đầu là 5 mg x 8-12 viên mỗi ngày trong 3-4 tuần, sau đó giảm liều. Liều duy trì là 0,5-1 mg trên mỗi kg cân nặng, duy trì trong khoảng 3-6 tháng.
  • ATG (Anti thymocyte globulin) hoặc ALG (Anti lymphocyte globulin): Hai hoạt chất này có tác dụng ức chế tế bào lympho T độc. Liều lượng thường là 15-40 mg trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày, được truyền tĩnh mạch liên tục trong 4 ngày. Khi sử dụng ATG hoặc ALG, có thể kết hợp điều trị với prednisolon với liều 40-60 mg mỗi ngày trong 2 tuần liên tục để hạn chế các tác dụng phụ có thể có.
  • Sử dụng cyclosporine A: Nó có tác dụng chọn lọc lên tế bào T bằng cách ngăn chặn sự trưởng thành và giảm sản sinh các cytokine trong tuyến ức và máu. Liều dùng là 10-12 mg trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày, điều trị trong 6-8 tháng. Cyclosporine A có ít tác dụng phụ hơn so với ATG, nhưng cần theo dõi chức năng gan và các chỉ số sinh hoá khác.

Lưu ý

  • Chống nhiễm trùng: Trẻ em suy tủy có nguy cơ nhiễm trùng cao do bạch cầu giảm. Do đó, cần đảm bảo giữ vệ sinh tốt và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng. 
  • Kiểm soát chảy máu: Suy tuỷ có thể gây tụt tiểu cầu, dẫn đến tình trạng chảy máu. Trong trường hợp trẻ nhỏ không được ghép tủy, có thể xem xét truyền tiểu cầu từ người thân trong gia đình. 

3.4 Điều trị thiếu máu ở trẻ em do Thalassemia

Điều trị cụ thể

  • Truyền máu: Truyền máu là phương pháp chủ đạo để điều trị thiếu máu Thalassemia. Qua quá trình này, người bệnh có thể được tiếp nhận hồng cầu khỏe mạnh với hemoglobin bình thường thông qua đường tĩnh mạch.
  • Điều trị thải sắt: Quá trình truyền máu thường xuyên dẫn đến tích tụ chất sắt trong máu, gây hại cho gan, tim và các bộ phận khác trong cơ thể. Để ngăn ngừa những biến chứng này, thải sắt là phương pháp được sử dụng để loại bỏ lượng sắt dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Cắt lách chữa thiếu máu: Cắt lách là phương pháp được áp dụng khi truyền máu không hiệu quả hoặc lách quá to, gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Lưu ý 

  • Ghép tuỷ: Việc ghép tủy là phương pháp điều trị chủ yếu cho trẻ thiếu máu do Thalassemia. Quá trình này càng được tiến hành sớm thì cơ hội thành công càng cao.
  • Quản lý kịp thời: Trẻ cần được quản lý và điều trị bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm về Thalassemia để đảm bảo chất lượng cuộc sống và sức khỏe tối ưu.
  • Theo dõi định kỳ: Trẻ cần tham gia các buổi kiểm tra và theo dõi định kỳ để theo sát tình trạng sức khỏe, mức độ thiếu máu và tăng cường việc điều trị.
  • Hỗ trợ tinh thần: Hỗ trợ tinh thần và tâm lý cho trẻ và gia đình rất quan trọng. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhóm hỗ trợ và tổ chức chuyên về Thalassemia có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

3.5 Thiếu máu do tan máu miễn dịch

Tan máu miễn dịch có thể phá huỷ lượng hồng cầu lớn trong thời gian ngắn
Tan máu miễn dịch có thể phá huỷ lượng hồng cầu lớn trong thời gian ngắn

Điều trị cụ thể

  • Điều trị với corticoid: Theo các nghiên cứu phổ biến nhất, Corticoid là lựa chọn đầu tay để điều trị thiếu máu tự miễn. Liều đầu tiên của Corticoid được khuyến nghị là 1-2 mg/kg/ngày. Khi huyết sắc tố đạt mức > 80G/L và cơ thể đáp ứng tốt với thuốc, liều dùng sẽ được giảm dần với 30%/tuần. 
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch: Các thuốc ức chế miễn dịch khác như Azathioprine (Imurel) cũng được sử dụng trong trường hợp bệnh không đáp ứng với Corticoid. Trong tình huống cấp cứu, hoặc khi truyền máu và Corticoid không hiệu quả, Gamma Globulin là một phương án dự phòng hợp lý.
  • Cắt lách: Cắt lách cũng là một phương pháp điều trị được xem xét. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các phương pháp phía trên không thành công sau 3 – 6 tháng điều trị hoặc có dấu hiệu phụ thuộc liều. 

Lưu ý

  • Điều trị thiếu máu do tan máu miễn dịch có tiên lượng tốt nếu tuân thủ đúng phương pháp.

4. Hướng dẫn chăm sóc và điều trị thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phòng tránh bệnh này bằng cách hiểu rõ cách chăm sóc trẻ em thiếu máu tại nhà. Dưới đây là các lời khuyên từ chuyên gia mà các mẹ nên tham khảo để áp dụng cho con của mình.

4.1 Tăng cường bú mẹ

Điều trị thiếu máu ở trẻ em
Trẻ bú mẹ đều đặn sẽ ít có nguy cơ thiếu máu hơn

Một nghiên cứu được thực hiện năng 2015 chỉ ra rằng, những trẻ được bú mẹ liên tục trong 4 tháng đầu sẽ ít có nguy cơ thiếu sắt và thiếu máu hơn. Vì thế, bú mẹ là cách tốt nhất để tăng cường dinh dưỡng và giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, hãy tạo ra một môi trường yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái để mẹ và bé có thể tận hưởng quá trình cho con bú một cách thoải mái và thư giãn.

Tốt nhất, mẹ nên cho bé bú sớm sau khi sinh và cho bé bú thường xuyên trong suốt ngày. Điều này kích thích sự sản xuất sữa và đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

4.2 Chế độ ăn đa dạng, đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng để hạn chế thiếu máu ở trẻ nhỏ. Trẻ em cần được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu như sắt, axit folic và vitamin B12 để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.

Trong các bữa ăn hàng ngày, trẻ nhỏ cần ăn đa dạng và cân đối các nhóm thực phẩm. Một số loại mà mẹ nên thử là thịt đỏ, cá, trứng và các nguồn thực phẩm chứa axit folic như rau xanh, đậu, bắp cải và cam. Ngoài ra, Vitamin B12 có thể tìm thấy trong sữa, sữa chua, trứng và thực phẩm từ động vật khác.

4.3 Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý

Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý là một cách quan trọng để hạn chế thiếu máu ở trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần đủ giấc ngủ để cơ thể phục hồi và phát triển một cách tốt nhất.

Thiếu máu ở trẻ nhỏ có thể gây ra suy dinh dưỡng, giảm đề kháng và ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy. Để ngăn chặn tình trạng này, mẹ cần cho bé nghỉ ngơi đầy đủ theo độ tuổi.

Cuối cùng, một lịch trình ngủ hợp lý cho trẻ nhỏ bao gồm giấc ngủ đêm đủ và thời gian ngủ trưa. Trẻ cần được điều chỉnh thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời gian hàng ngày để cơ thể thiết lập và duy trì một thói quen tốt.

4.4 Bổ sung sắt Ferrolip Baby cho trẻ

 

Sắt Ferrolip Baby – Sắt của chuyên gia cho bé từ Italia
Sắt Ferrolip Baby – Sắt của chuyên gia cho bé

Sản phẩm Ferrolip Baby là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung sắt cho bé. Đặc biệt, sản phẩm này chứa sắt amin – sắt II hữu cơ thế hệ mới, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Sắt Ferrolip Baby có khả năng hấp thụ gấp 4 lần so với sắt sulfat và sinh khả dụng lên đến 90.9%. Điều này giúp bé hấp thụ sắt hiệu quả mà không gây táo bón hay nóng trong.

Sản phẩm còn có nhiều ưu điểm khác như sắt nước nhỏ giọt, phù hợp cho bé từ 0 tháng tuổi. Ngoài ra, nó không tanh và có vị ngọt thơm ngon từ fructose (an toàn cho bé không dung nạp lactose).

Ferrolip Baby là sản phẩm chính hãng từ Italia và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Điều này đảm bảo mẹ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm này cho bé yêu của mình.

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề “điều trị thiếu máu ở trẻ em”. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được giải đáp cụ thể. 

Giá SP
Số lượng
Thành tiền
295.000 ₫
- +
295.000 ₫
miễn phí vận chuyển Miễn phí vận chuyển từ 2 hộp
Mời mẹ đọc thêm: