Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt: Hướng dẫn cụ thể, chính xác

25/02/2023 2223 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em thường gặp. Bệnh gây nhiều nguy hại tới sức khoẻ của bé như suy dinh dưỡng, kém phát triển trí tuệ. Vì thế, mẹ cần nắm được cách chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt chính xác để nhanh chóng cải thiện bệnh lý này.

1. Nhận biết trẻ thiếu máu thiếu sắt bằng cách nào?

Trẻ thiếu máu thiếu sắt được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu.

1.1 Dấu hiệu trẻ thiếu máu thiếu sắt

Trước tiên, mẹ cần nắm được các dấu hiệu trẻ thiếu máu thiếu sắt để kịp thời đưa bé đi khám và điều trị. Một số biểu hiện khi bé thiếu máu thiếu sắt bao gồm:

  • Da xanh xao.
  • Lòng bàn tay, bàn chân lạnh và nhợt nhạt hơn thông thường.
  • Mệt mỏi nhiều, ít vận động.
  • Trẻ lười bú, ăn kém, chậm tăng cân.
  • Ngủ trằn trọc, dễ tỉnh giấc
  • Hay quấy khóc, khó tập trung.
  • Hay mắc bệnh.
  • Thở nhanh, tim đập nhanh, trống ngực.
  • Tóc, móng tay khô, dễ gãy.
  • Có thể gặp hội chứng pica (thích ăn đất đá, sơn, phấn…) và hội chứng chân không đứng yên.

Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện thiếu máu sớm, nên được phát hiện theo độ tuổi và điều trị dứt điểm. Nếu mẹ đang chưa rõ ràng về dấu hiệu thiếu máu ở con mình, để lại liên hệ ngay để được chuyên gia tư vấn:

các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Các dấu hiệu trẻ thiếu máu thiếu sắt

Khi phát hiện các triệu chứng trên, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định xét nghiệm.

1.2 Xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt qua một số chỉ số sau:

Chỉ số xét nghiệm Sự thay đổi
Công thức máu Số lượng hồng cầu (RBC), hemoglobin (Hgb) dưới 110g/l, Hematocrit (hct) giảm.
Sắt huyết thanh Giảm
Độ bão hoà transferrin (TSAT) Giảm
Ferritin Giảm

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm như tìm máu trong phân, xét nghiệm nước tiểu…để tìm nguyên nhân gây bệnh.

2. Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Một số nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em bao gồm:

  • Thiếu sắt dự trữ sau sinh: Trẻ sinh non, cân nặng khi sinh dưới 2.5kg, mẹ không uống đủ sắt khi mang bầu.
  • Trẻ 4 tháng tuổi không được bổ sung sung sắt dự phòng.
  • Trẻ ăn dặm quá muộn.
  • Trẻ biếng ăn kéo dài, ăn chay hoặc chế độ ăn nghèo dinh dưỡng.
  • Bé dưới 12 tháng uống sữa tươi hoặc trên 12 tháng uống hơn 700ml sữa tươi/ngày.
  • Nguyên nhân bệnh lý: giảm hấp thu, mất máu trong xuất huyết tiêu hoá, giun sán hoặc nhiễm độc chì…

nguyên nhân trẻ thiếu máu thiếu sắt

Nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Mời mẹ tham khảo thêm:

7 nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em và cách khắc phục, phòng ngừa
9 hậu quả của việc thiếu sắt ở trẻ em cần lưu ý phòng ngừa

3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt

Chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt là sự phối hợp giữa việc bổ sung sắt cho trẻ và xây dựng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

3.1 Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Liều và thời gian

Liều điều trị trẻ thiếu máu thiếu sắt trong mức 3 – 6mg/kg/ngày. Với những bé bị thiếu máu do thiếu sắt nặng (hemoglobin dưới 80g/l) có thể bổ sung sắt ở liều cao hơn.

Thông thường, các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhanh chóng được cải thiện trong 1 tháng đầu tiên. Đây cũng là thời điểm con nên được kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả điều trị.

Chỉ số hemoglobin tăng ít nhất 10g/l cho thấy mức đáp ứng điều trị tốt. Lúc này, bé nên uống sắt thêm ít nhất 2 tháng để tạo sắt dự trữ cho cơ thể.

Nếu hemoglobin không tăng hoặc tăng rất ít, bác sĩ sẽ xem xét lại chẩn đoán và mức độ tuân thủ trong quá trình điều trị để có điều chỉnh phù hợp.

Thời điểm bổ sung sắt trong ngày

Khi cho trẻ uống sắt, mẹ lưu ý cho uống đúng thời điểm và tránh các tương tác sau:

Uống buổi sáng, khi đói: Đây là thời điểm sắt được hấp thu tốt nhất mà không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng canxi trong cơ thể và thức ăn trong dạ dày. Vì thế, bé nên uống sắt trước hoặc sau ăn sáng 1 – 2 giờ.

Không uống cùng với sữa: Sắt uống cùng sữa sẽ bị giảm hấp thu. Vì thế, mẹ cho con uống sữa sau khi uống sắt ít nhất 30 phút.

Tránh các tương tác thuốc: Canxi, thuốc kháng sinh nhóm quinolon không được uống cùng lúc với sắt vì làm giảm hiệu quả và dễ gây táo bón. Do đó, bé nên uống sắt trước khi uống canxi/thuốc kháng sinh 2 giờ nếu đang đồng thời sử dụng.

chú ý khi bổ sung sắt cho trẻ

Những thuốc và thực phẩm không nên uống cùng sắt

Lưu ý khi bổ sung

Khi bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu thiếu sắt, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Tuân thủ liều lượng

Trong quá trình điều trị, mẹ tuyệt đối tuân thủ liều, thời gian cho trẻ uống sắt đã được bác sĩ chỉ định. Tự ý giảm liều hoặc đột ngột dừng điều trị sẽ làm tăng nguy cơ tái phát thiếu máu thiếu sắt.

Bổ sung sắt liều cao hoặc thời gian dài có thể khiến sắt bị dư thừa, lắng đọng và làm tổn thương các cơ quan, thậm chí gây ngộ độc.

Lựa chọn thành phần sắt hiệu quả

Các loại sắt thường được sử dụng trong điều trị trẻ thiếu máu thiếu sắt bao gồm: sắt II sulfat, sắt III polymaltose và sắt II amin. Trong đó, sắt amin được các chuyên gia khuyên dùng vì:

  • Không gây các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như cồn cào, buồn nôn, nôn, táo bón…như sắt sulfat.
  • Hiệu quả đạt 90.9%, cao gấp đôi sắt Polymaltose.
  • Khả năng tăng lượng sắt dự trữ vượt trội hơn sắt polymaltose và sulfat. Nhờ đó, sắt amin hiệu quả trong việc phòng ngừa tái phát thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.

Với thành phần từ sắt amin, Ferrolip Baby mang lại hiệu quả cao khi dùng cho trẻ bị thiếu máu thiếu sắt. Đồng thời, sản phẩm còn  đảm bảo các yếu tố: Tính toán liều khoa học cho bé từ 0 tháng tuổi, vị đào dễ uống, không chứa lactose và là sắt nhỏ giọt dễ sử dụng.

sắt Ferrolip Baby cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Ferrolip Baby – cải thiện nhanh chóng tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

3.2 Thay đổi chế độ ăn

Song song với việc bổ sung sắt, mẹ cần thay đổi chế độ ăn để có thể cung cấp tối đa lượng sắt từ thực phẩm cho bé.

Cho bé bú mẹ

Tuy lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp (0.35mg/lit) nhưng rất dễ hấp thu (tỷ lêj hấp thu lên tới 50%, cao hơn 4 – 5 lầnsữa công thức).

Sữa mẹ còn là nguồn cung cấp các kháng thể tự nhiên cho bé. Nhờ thế, con được bảo vệ tốt hơn khỏi các tác nhân gây bệnh, nhất là khi sức đề kháng của con đang bị suy giảm do thiếu sắt.

Vì thế, bé 6 tháng tuổi bị thiếu máu thiếu sắt nên được bú mẹ hoàn toàn. Mẹ có thể tăng số lần cho bé trong ngày để con có thể nhận được nhiều sắt và dưỡng chất hơn.

Đổi sang sữa công thức giàu sắt

Với những bé đang sử dụng sữa công thức, mẹ nên chọn cho con các loại sữa công thức có tăng cường sắt.

Một số loại sữa giàu sắt mẹ có thể tham khảo như: dòng sữa mát của Nhật, sữa công thức của Hà Lan, sữa công thức của Mỹ.

sữa công thức tăng cường sắt

Mẹ nên lựa chọn sữa công thức có tăng cường sắt cho con

Chế độ ăn dăm

Thực đơn ăn dặm của trẻ thiếu máu thiếu sắt cần đảm bảo các yếu tố:

Chứa nhiều thực phẩm giàu sắt: Các thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc, trứng, gan gà, hàu, rau bina, súp lơ xanh…

Ưu tiên thức ăn từ thịt cá: Các món ăn từ động vật sẽ cung cấp loại sắt dễ hấp thu hơn thực vật. Ngoài ra, động vật còn cung cấp rất nhiều protein – nguyên liệu tham gia cấu tạo nên hồng cầu. Vì thế, mẹ hãy khuyến khích bé ăn nhiều thịt cá hơn.

Đa dạng thực phẩm: Trẻ thiếu sắt thường kèm theo thiếu các vi chất khác. Vì thế, thực đơn của bé cần đa dạng để cung cấp sắt và các vi chất cần thiết cho quá trình phát triển như kẽm, canxi, magie, vitamin A…

Chia nhỏ bữa ăn, đa dạng cách chế biến: Trẻ thiếu máu thiếu sắt thường xuyên bị biếng ăn. Vì thế, mẹ có thể cho con ăn nhiều bữa trong ngày và đa dạng cách chế biến giúp con ăn uống tốt hơn.

Sau đây là gợi ý 2 mẫu thực đơn cho bé thiếu máu thiếu sắt:

Thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt từ 7 – 12 tháng: 6 giờ sáng cho bé bú mẹ, 8 giờ ăn bột thịt bò rau cải, 10 giờ ăn xoài, 14 giờ ăn bột gan gà, 16 giờ ăn nho, từ 16 giờ đến sáng bú mẹ.

Thực đơn cho trẻ trên 1 tuổi thiếu máu thiếu sắt: 6 giờ uống sữa công thức, 8 giờ ăn cháo thịt bò bí đỏ, 10 giờ uống nước ép lựu, 11 giờ bú mẹ, 14 giờ ăn cháo thịt gà đậu xanh, 16 giờ ăn cam, 18 giờ ăn cháo tim cật, 21 giờ uống sữa công thức hoặc bú mẹ.

cách chăm sóc cho trẻ thiếu máu thiếu sắt qua chế độ ăn

Gợi ý thực đơn cho trẻ dưới 1 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt

3.3 Chế độ nghỉ ngơi

Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thường mệt mỏi, nhanh mệt khi vận động. Vì thế, mẹ nên cho con nghỉ ngơi nhiều hơn trong giai đoạn đầu khi điều trị.

Sau 3 – 4 tuần điều trị, cảm giác mệt mỏi đã được cải thiện, mẹ có thể cho con tập các bài vận động nhẹ nhàng, không quá sức.

3.4 Điều trị nguyên nhân bệnh lý

Việc tìm và điều trị các nguyên nhân bệnh lý giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt tái phát. Vì thế, trẻ cần được điều trị triệt để 1 số vấn đề về đường tiêu hoá, bổ sung men vi sinh để tăng hấp thu, tẩy giun (với bé trên 12 tháng)…

3.5 Bổ sung sắt qua đường tiêm

Bổ sung sắt qua đường tiêm thường được cân nhắc khi trẻ không thể bổ sung sắt qua đường uống (viêm ruột, không tuân thủ điều trị). Tuy nhiên, việc bổ sung sắt cho bé qua đường tiêm cần có sự chỉ định từ bác sĩ và được thực hiện tại cơ sở y tế.

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website chính hãng https://ferrolipbaby.vn/ để được tư vấn.

Bình luận (0)

Gửi bình luận