Trẻ sinh non 7 tháng có thể gặp các vấn đề gì?

20/12/2024 26 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Sinh non là một trong những tai biến sản khoa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng mình tìm hiểu các vấn đề có thể gặp phải ở trẻ sinh non 7 tháng

Sinh non là gì?

Phần lớn thai kỳ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần. Vì vậy, những trẻ sinh ra trước tuần thứ 37 được gọi là trẻ sinh thiếu tháng hoặc sinh non. Trẻ sinh non được phân loại dựa trên tuổi thai như sau:

  • Cực kỳ non tháng (dưới 28 tuần)
  • Rất non tháng (từ 28 đến đến 32 tuần)
  • Sinh non từ trung bình đến muộn (từ 32 đến 37 tuần).

Nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non bao gồm:

  • Các vấn đề về cổ tử cung , khi cổ tử cung quá yếu để có thể chịu được trọng lượng của em bé dẫn tới việc tử cung bắt đầu mở sớm (tình trạng thiếu năng lực cổ tử cung)
  • Người mẹ mang thai đôi hoặc nhiều hơn
  • Người mẹ có tình trạng bệnh lý khiến em bé phải được kích thích sinh sớm, chẳng hạn như tiền sản giật
  • Các vấn đề về nhau thai như suy nhau thai, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược hoặc nhau bong non
  • Vỡ màng ối sớm, túi ối tự vỡ 
  • Cha mẹ ruột có tình trạng sức khỏe như tiểu đường hoặc nhiễm trùng
  • Mẹ của thai phụ có tiền sử chuyển dạ sớm
trẻ sinh non 7 tháng 1
Nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non

Trẻ sinh non 7 tháng có thể gặp các vấn đề gì?

Các vấn đề về hô hấp

Hầu hết thai nhi sẽ phát triển đầy đủ chức năng phổi vào tuần thứ 36 của thai kỳ. Do vậy, trẻ sinh vào tháng thứ 7 có thể gặp khó khăn khi thở do hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Một số trẻ bị thiếu chất hoạt động ở bề mặt phổi có thể phát triển thành hội chứng suy hô hấp do phổi không thể nở ra hoặc co lại bình thường.

Ngoài ra, bé còn có nguy cơ mắc loạn sản phế quản phổi, thở nhanh thoáng qua hay viêm phổi.

Các vấn đề về não

Trẻ sinh càng sớm thì nguy cơ xuất huyết não thất càng cao do các mạch máu chưa trưởng thành nên không chịu được những thay đổi lưu thông máu xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Nó có thể gây ra các biến chứng trong tương lai như chậm phát triển trí tuệ, bại não và khó khăn trong học tập.

Ngoài ra, xuất huyết nội sọ xảy ra ở khoảng 1/3 trẻ sinh non từ tuần 24 đến tuần 26. Hầu hết tình trạng chảy máu đều nhẹ và biến mất mà không để lại hậu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị chảy máu não nhiều hơn, gây tổn thương não vĩnh viễn.

Các vấn đề về tim 

Các vấn đề về tim phổ biến nhất ở trẻ sinh non là PDA và huyết áp thấp. PDA là một tình trạng khó thở sau sinh do ống động mạch hở. Trong quá trình phát triển của thai nhi, ống động mạch mở ra để máu từ phổi đến động mạch chủ. Thai nhi sản xuất ra một hợp chất gọi là prostaglandin E, giúp lưu thông máu cũng như giữ cho ống động mạch mở. Hợp chất này có thể gây ra tiếng thổi tim, suy tim và các biến chứng khác.

Theo thời gian phát triển của bào thai, nồng độ prostaglandin E sẽ giảm, thu hẹp ống động mạch, giúp phổi của em bé nhận được lượng máu cần thiết thích hợp cho chức năng sau sinh. Trong trường hợp sinh non, prostaglandin E có thể vẫn duy trì ở mức cao gây nên hội chứng PDA.

trẻ sinh non 7 tháng 2
Trẻ sinh non 7 tháng có thể gặp các vấn đề về tim

Không có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể

Trẻ sinh non có thể nhanh chóng mất nhiệt. Cơ thể trẻ không có mỡ và không thể sản xuất đủ nhiệt để chống lại lượng nhiệt bị mất qua bề mặt. Nếu nhiệt độ cơ thể quá thấp, có thể gây ra tình trạng hạ thân nhiệt, dẫn tới các vấn đề về hô hấp và sụt giảm lượng đường trong máu. Do đó, trẻ cần thêm nhiệt từ máy sưởi hoặc lồng ấp cho đến khi con lớn hơn và có thể duy trì nhiệt độ cơ thể mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Các vấn đề về đường tiêu hóa

Trẻ sinh non có hệ tiêu hóa chưa trưởng thành để hấp thụ chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến biến chứng viêm ruột hoại tử (NEC). Tình trạng nguy hiểm tiềm ẩn này do các tế bào lót thành ruột bị tổn thương, có thể xảy ra ở trẻ sinh non sau khi trẻ bắt đầu ăn. Trong những trường hợp này, trẻ thường sẽ nhận được dinh dưỡng ban đầu thông qua dinh dưỡng tĩnh mạch (IV).

Vàng da

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng da và mắt của trẻ chuyển sang màu vàng do máu của trẻ chứa quá nhiều bilirubin, một sắc tố mật màu vàng từ gan. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây vàng da, nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ sinh non.

Các vấn đề về chuyển hóa

Trẻ sinh non thường gặp các vấn đề về chuyển hóa. Một số trẻ sinh non có thể bị hạ đường huyết bất thường vì lượng dự trữ glucose ở trẻ sinh non ít hơn trẻ sinh khỏe mạnh. Trẻ sinh non cũng gặp khó khăn hơn trong việc chuyển đổi glucose dự trữ thành dạng glucose hữu ích.

Các vấn đề về hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch kém phát triển thường gặp ở trẻ sinh non nên có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có thể lan nhanh vào máu, gây nhiễm trùng huyết.

trẻ sinh non 7 tháng 3
Trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn

Sinh non có ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ không?

Hầu hết trẻ sinh non đều phát triển như mong đợi và có tuổi thơ khỏe mạnh. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh lâu dài hoặc khuyết tật ở trẻ sinh thiếu tháng thường cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng, đặc biệt là những trẻ sinh trước 32 tuần vì có ít thời gian phát triển trong tử cung của mẹ. 

Một số vấn đề trẻ có thể gặp phải được kể đến như sau:

  • Các vấn đề về hành vi và sức khỏe tâm thần: Trẻ em sinh non có nhiều khả năng mắc các vấn đề cụ thể về hành vi và sức khỏe tâm thần, chậm nói, chậm tăng trưởng và vận động.
  • Rối loạn thị lực: Gây ra bệnh võng mạc sinh non (ROP), trẻ thiếu tháng có nhiều khả năng bị mờ mắt hơn trẻ khỏe mạnh.
  • Mất thính lực: Đây là một khuyết tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ sinh non. Trẻ sinh non thường bị mất thính lực nhiều hơn so với trẻ khỏe mạnh được sinh đủ tháng.
  • Các vấn đề về răng: bao gồm răng mọc chậm, răng đổi màu hoặc răng bị cong hoặc mọc lệch
  • Trẻ sinh non cũng có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cao hơn.

Nếu mẹ vẫn còn bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào về trẻ sinh non 7 tháng, đừng ngần ngại liên hệ ngay tới hotline: 1900 636 985 hoặc website chính hãng ferrolipbaby.vn để được giải đáp tận tình từ chuyên gia mẹ nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận