Mách mẹ thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

30/11/2023 1601 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Giai đoạn ăn dặm, trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng với mức năng lượng phù hợp, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của cơ thể. Để giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ, trong bài viết này, Ferrolipbaby.vn sẽ chia sẻ một số thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Cùng tìm hiểu để có thể đưa ra chế độ ăn thích hợp cho bé yêu nhà mình nhé!

Dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi có nhiều bước phát triển đột phá so với giai đoạn 1- 4 tháng trước đó. Bao gồm sự phát triển mạnh về thể chất, khả năng nhận thức, cảm xúc và kỹ năng giao tiếp. Để bảo đảm sự phát triển toàn diện, dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 5 tháng tuổi cụ thể ra sao? 

Nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ 5 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Theo tính toán, lượng sữa khuyến nghị cho bé bú để đáp ứng tốt nhu cầu năng lượng là khoảng 175 – 235ml sữa/lần cho 4 – 5 cữ bú/ngày. Tuy nhiên, việc duy trì xuyên suốt chế độ ăn sữa toàn diện sẽ có thể sẽ không hợp lý với một số trẻ. 

Ở giai đoạn này, ba mẹ có thể cho trẻ tập làm quen với các món ăn dặm khác nhau. Các bữa ăn dặm nên được sắp xếp vào những bữa phụ (phụ sáng hoặc phụ chiều) và tuyệt đối không được thay thế bữa chính là sữa mẹ. Mục đích cho bé ăn dặm giai đoạn 5 tháng là để bé có thể làm quen với những hương vị khác nhau và góp phần hỗ trợ hoàn thiện hệ miễn dịch cho bé. 

Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho bé 5 tháng tuổi

Bé 5 tháng tuổi có thể ăn những loại thực phẩm nào? 

Bé 5 tháng tuổi có thể ăn dặm những loại thực phẩm sau: 

Thực phẩm giàu protein 

Trẻ 5 tháng tuổi tập ăn dặm cần lượng protein dồi dào từ thịt, cá, trứng, sữa…giúp hỗ trợ và thúc đẩy quá trình phát triển thể chất toàn diện cho cho trẻ. 

Rau củ quả

Rau củ quả là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào cho trẻ. Trẻ giai đoạn 5 tháng tuổi, cần được bổ sung đầy đủ kẽm, sắt và các loại vitamin để thúc đẩy và hỗ trợ quá trình phát triển về thể chất và trí tuệ. Và ba mẹ có thể tìm thấy những dưỡng chất này ở các loại thực phẩm như: Cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ…

Rau của quả cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ 5 tháng

Ngũ cốc các loại 

Đây là nhóm thực phẩm cơ bản nên được sử dụng cho chế độ ăn dặm của bé 5 tháng tuổi. Nó giúp cung cấp hàm lượng sắt cần thiết cho sự phát triển về thể chất, hệ thống thần kinh và não bộ. 

Ba mẹ có thể cân nhắc việc cho bé ăn thử các loại ngũ cốc kể trên. Sau sử dụng mỗi loại, khoảng 3 – 5 ngày, có thể cho trẻ thử tiếp loại thứ 2. Đây là việc làm cần thiết nhằm phát hiện sớm các biểu hiện dị ứng (nếu có) và có thể chọn được loại ngũ cốc bé yêu thích. 

5 nguyên tắc dinh dưỡng “vàng” cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

Ăn dặm với trẻ 5 tháng tuổi chỉ là để hỗ trợ quá trình phát triển và giúp bé tập làm quen với những hương vị khác nhau. Bởi vậy, ba mẹ tuyệt đối không được thay thế ăn dặm toàn bộ cho trẻ ở giai đoạn này. 

Dưới đây là 5 nguyên tắc dinh dưỡng ăn dặm cho bé 5 tháng mà mẹ cần ghi nhớ. 

Nguyên tắc dinh dưỡng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng 
Nguyên tắc dinh dưỡng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Ăn từ loãng đến đặc 

Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm, ba mẹ nên pha loãng thức ăn để bé dễ thích nghi và hấp thu dễ dàng hơn. Tuyệt đối không để bé ăn những dạng thức ăn đặc, dạng miếng hoặc nhiều xơ, bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tiêu hóa non nớt của trẻ.

  Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc 
Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc

Ăn từ ít đến nhiều 

Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều với liều lượng trung bình khoảng ½ bát con cơm/bữa, 1 – 2 bữa/ngày vào phụ sáng và phụ chiều. Trường hợp bé thích nghi tốt, ăn hết nửa bát con bột trong lần ăn dặm đầu tiên, ba mẹ cũng đừng vì vui quá mà tiếp tục cho con ăn thêm. Bởi sẽ khiến hệ tiêu hoá của bé bị tổn thương và gây nên tình trạng khó tiêu, sình bụng. 

Ăn từ ngọt đến mặn 

Trẻ tập ăn dặm nên bắt đầu cho ăn từ món ngọt đến món mặn, bởi vị ngọt gần giống với sữa mẹ sẽ giúp trẻ thích nghi dễ dàng và nhanh chóng hơn với chế độ ăn mới. 

Vậy món ngọt ở đây tức là sao? Một số ví dụ điển hình là bột nấu từ bột gạo, bột yến mạch nấu cùng rau củ quả và không nên nêm gia vị. 

Và sau khoảng 2 – 4 tuần, ba mẹ có thể có thể bắt đầu cho bé ăn bột mặn (tức là bột nấu cùng thịt, cá…). Lưu ý, tuyệt đối không được nêm muối khi nấu ăn cho trẻ, vì lượng muối trong thức ăn sẽ làm ảnh hưởng hệ tiêu hoá và kìm hãm quá trình phát triển hệ xương của trẻ. 

Cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn
Cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn

Cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng cần bảo đảm cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Tinh bột (Glucid): Gạo, khoai, bánh mì, ngũ cốc…
  • Đạm (Protein): Bao gồm đạm động vật (có nhiều trong thịt, cá, trứng…) và đạm thực vật (đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác)
  • Chất béo (Lipid): Bao gồm chất béo động vật (mỡ) và chất béo thực vật (dầu, hạt có dầu…)
  • Vitamin và khoáng chất: Các loại rau củ quả tươi có nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào như cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ…

Không thêm gia vị vào thức ăn của trẻ

Như đã đề cập trước đó, việc thêm muối vào món ăn dặm có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và quá trình phát triển xương của trẻ. Lượng lớn muối hoặc nước mắm trong thức ăn dặm của trẻ sẽ quá tải cho thận và gây ra bệnh nguy hiểm về sau, điển hình nhất là suy thận. 

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

Dưới đây là gợi ý một số thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi giàu dinh dưỡng mà ba mẹ nên tham khảo để làm phong phú thêm bữa ăn cho trẻ. 

Tuỳ thuộc vào sức ăn cũng như khả năng thích nghi, ba mẹ nên cân nhắc bữa phụ phù hợp cho trẻ. 

Lưu ý, những thực đơn này đều được xây dựng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng cho trẻ 5 tháng tuổi

Tuần 1

Tuần đầu tiên, ba mẹ có thể bắt đầu cho trẻ làm quen với cháo xay hoặc bột trắng loãng.

  • Ngày 1: 1 thìa nhỏ bột/cháo loãng 
  • Ngày 2: 1 thìa nhỏ bột/cháo loãng
  • Ngày 3: 1 thìa nhỏ bột/cháo loãng
  • Ngày 4: 1 thìa nhỏ bột/cháo loãng
  • Ngày 5: 1 thìa nhỏ bột/cháo loãng
  • Ngày 6: 1 thìa nhỏ bột/cháo loãng 
  • Ngày 7: 1 thìa nhỏ bột/cháo loãng

Tuần 2 

Tuần thứ 2, ba mẹ có thể kết hợp với 1 số loại thực phẩm khác để đa dạng hơn bữa ăn cho trẻ. Một số món ăn ba mẹ có thể tham khảo như: Cà rốt nghiền nát, bí đỏ nghiền nát, khoai tây nghiền nát…

  • Ngày 1: Bột/cháo bí đỏ (3 thìa bột/cháo + 1/2 thìa bí đỏ nghiền) 
  • Ngày 2: Bột/cháo cà rốt (3 thìa bột/cháo + 1/2 thìa cà rốt nghiền) 
  • Ngày 3: Bột/cháo khoai tây (3 thìa bột/cháo + 1/2 thìa khoai tây nghiền) 
  • Ngày 4: Bột/cháo bắp cải ( 3 thìa bột/cháo + 1/2 thìa bắp cải nghiền)
  • Ngày 5: Bột/cháo bí đỏ khoai tây (4 thìa bột/cháo + 1/2 thìa bí đỏ nghiền + 1 thìa khoai tây nghiền)
  • Ngày 6: Bột/cháo bí đỏ bắp cải (4 thìa bột/cháo + 1/2 thìa bí đỏ nghiền + 1 thìa bắp cải nghiền)
  • Ngày 7: Bột/cháo bí đỏ cà rốt (4 thìa bột/cháo + 1/2 thìa bí đỏ nghiền + thìa cà rốt nghiền)

Tuần 3

Tuần thứ 3, tuỳ vào khả năng thích nghi của trẻ, mẹ có thể tăng dần lượng cháo/bột mỗi bữa và mix cùng nhiều loại thực phẩm hơn. 

  • Ngày 1: Bột/cháo khoai tây cà chua (5 thìa bột/cháo + 1 thìa khoai tây nghiền + 1 thìa cà chua nghiền)
  • Ngày 2: Bột/cháo bí đỏ cà chua (5 thìa bột/cháo nghiền + 1 thìa bí đỏ nghiền + 1 thìa cà chua nghiền)
  • Ngày 3: Bột/cháo khoai tây bắp cải (6 thìa bột/cháo + 4 thìa hỗn hợp khoai tây + bắp cải nghiền)
  • Ngày 4: Bột/cháo khoai tây bí đỏ (5 thìa bột/cháo + 1 thìa khoai tây nghiền + 1 thìa bí đỏ nghiền) 
  • Ngày 5: Bột/cháo bí đỏ bắp cải (5 thìa bột/cháo + 1 thìa bí đỏ nghiền + 1 thìa bắp cải nghiền) 
  • Ngày 6: Bột/cháo khoai tây cà rốt (5 thìa bột/cháo + 1 thìa khoai tây nghiền + 1 thìa cà rốt nghiền)
  • Ngày 7: Bột/cháo cà rốt khoai tây (5 thìa bột/cháo + 1 thìa cà rốt nghiền + 1 thìa khoai tây nghiền)

Tuần 4

Tuần 4, ba mẹ có thể bắt đầu kết hợp rau củ quả cùng các loại thực phẩm như thịt, trứng cho chế độ ăn dặm của trẻ. 

  • Ngày 1: Hỗn hợp khoai lang súp lơ trứng gà (5 thìa khoai lang nghiền + 5 thìa súp lơ nghiền + 1 lòng đỏ trứng gà) 
  • Ngày 2: Bột/cháo khoai lang thịt gà (5 thìa bột/cháo + 1 thìa thịt gà băm hoặc nghiền nhỏ + 1 thìa khoai lang nghiền) 
  • Ngày 3: Bột/cháo thịt lợn rau ngót (5 thìa bột/cháo + 2 thìa thịt lợn băm hoặc nghiền nhỏ + 4 thia rau ngót xay nhuyễn) 
  • Ngày 4: Bột/cháo cà rốt khoai lang (5 thìa bột/cháo + 3 thìa cà rốt nghiền + 3 thìa khoai lang nghiền) 
  • Ngày 5: Bột/cháo khoai tây bí đỏ thịt gà (4 thìa bột/cháo + 3 thia khoai tây nghiền + 3 thìa bí đỏ nghiền + 2 thìa thịt gà xay nhuyễn)
  • Ngày 6: Bột/cháo cà rốt thịt lợn (5 thìa bột/cháo + 3 thìa cà rốt nghiền + 2 thìa thịt lợn xay nhuyễn)
  • Ngày 7: Bột/cháo cà rốt trứng gà (5 thìa bột/cháo + 4 thìa cà rốt nghiền + 1 lòng đỏ trứng gà xay nhuyễn)

Lưu ý, tất cả loại thực phẩm sử dụng chế biến thức ăn dặm cho bé phải được rửa sạch và nấu chín trước khi xay nhuyễn. Như vậy để bảo đảm an toàn cho hệ tiêu hoá của trẻ. 

Cần lưu ý gì khi cho trẻ 5 tháng ăn dặm? 

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi cho trẻ 5 tháng ăn dặm.

  • Bắt đầu cho trẻ ăn dặm với lượng nhỏ, chừng khoảng 1/2 – 1 muỗng cà phê. 
  • Trong suốt thời gian cho trẻ ăn dặm, ba mẹ nên theo dõi sát các dấu hiệu về tiêu hoá của trẻ để đánh giá mức độ phù hợp và cân đối của chế độ ăn dặm hiện tại. Ba mẹ cần chú ý đến tần suất trẻ đi vệ sinh, tình trạng phân…
  • Tuyệt đối không cho muối vào thức ăn của trẻ bởi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và kìm hãm quá trình phát triển hệ xương của trẻ.
  • Đa dạng chế độ ăn dặm cho trẻ với nhiều loại thực phẩm để bé làm quen với nhiều hương vị hơn và đánh giá được khả năng thích nghi của trẻ. 
  • Lựa chọn rau củ theo mùa để bảo đảm độ tươi ngon cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. 
  • Không đun đi đun lại bột/cháo nhiều lần bởi sẽ làm biến đổi một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm, không tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. 

Trên đây là một số gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mà ba mẹ nên tham khảo. Trong giai đoạn này, mục đích ăn dặm là để trẻ tập làm quen dần với các hương vị khác nhau. Bữa ăn dặm là bữa phụ và không được thay thế bữa chính là sữa mẹ/sữa công thức. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, ba mẹ có thể liên hệ trực tiếp hotline 024 6686 3369 để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận