Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng đầy đủ dưỡng chất

02/12/2023 1409 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ, là “đòn bẩy” thúc đẩy sự hoàn thiện của hệ thống đề kháng, vận động và trí tuệ. Để giúp ba mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn, dưới đây, Ferrolipbaby.vn gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng đầy đủ dưỡng chất. Các thực đơn này được chia đều theo tuần, xây dựng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, vì thế ba mẹ có thể yên tâm tham khảo để làm đa dạng hơn chế độ ăn hàng ngày cho trẻ nhé!

Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng

Giai đoạn 8 tháng, trẻ phát triển mạnh về vận động, khả năng nhận thức và trí tuệ. Để trẻ lớn lên khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của trẻ là cần thiết hơn cả. Vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng là bao nhiêu? 

So với giai đoạn đầu đời, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở thời điểm này là cao hơn rất nhiều, dao động từ khoảng 750 – 900 Calo mỗi ngày. Trong đó, 400 – 500 Calo đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức tương đương 615 – 760ml/sữa/ngày được chia đều cho 3 – 5 cữ bú. 

Như vậy, bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, ba mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết qua chế độ ăn dặm để hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện ở trẻ. Ở thời điểm này, ba mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn những thực phẩm thô hơn so với giai đoạn ăn toàn thực phẩm xay nhuyễn trước đó.

Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng trẻ 8 tháng tuổi
Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng trẻ 8 tháng tuổi

4 nhóm chất bắt buộc có trong chế độ ăn dặm

Tần suất ăn dặm nên là 2 – 3 bữa/ngày và trong bữa ăn cần bảo đảm có đầy đủ những dưỡng chất sau: 

  • Tinh bột (Glucid): Nên bổ sung cho trẻ từ 40 – 80g tinh bột/ngày, đến từ các loại thực phẩm như: Gạo, ngô, khoai…
  • Đạm (Protein): Ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu protein như thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn..), cá, trứng, sữa…Lượng đạm khuyến nghị trong chế độ ăn của trẻ khoảng 10 – 15g/ngày. 
  • Chất béo (Lipid): Kết hợp sử dụng mỡ động vật và dầu thực vật trong chế biến món ăn cho trẻ.
  • Vitamin và khoáng chất: Tăng cường rau xanh và quả chín trong chế độ dặm của trẻ, bởi đó là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. 

Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì? 

Với trẻ 8 tháng, thức ăn vẫn cần được nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn để hỗ trợ tiêu hoá và hấp thu dễ dàng hơn.

Trong chế độ ăn, mẹ cần bảo đảm cân đối được 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Nếu cho trẻ ăn những bữa ăn không đạt yêu cầu (tức không đầy đủ các dưỡng chất nêu trên) trong thời gian dài, thì sẽ làm suy giảm sức đề kháng và dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng. Vậy trẻ 8 tháng ăn được những gì? 

Dưới đây là danh sách những thực phẩm trẻ có thể ăn được và ba mẹ cần ghi chú để làm đa dạng hơn chế độ ăn hàng ngày. 

  • Trái cây: Táo, dâu tây, chuối, đào, mận, việt quất, xoài, dứa, cam…
  • Rau: Bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, cà chua, dưa chuột, bí xanh…
  • Protein: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng…
  • Ngũ cốc: Gạo, yến mạch, lúa mì nguyên hạt…
  • Sữa: Sử dụng sữa không đường lactose cho những trẻ bị bất dung nạp đường lactose, sữa chua, sữa tiệt trùng ít đường…
  • Chất béo: Dầu thực vật (dầu ô liu,…), mỡ động vật.
Bé 8 tháng ăn được những loại thực phẩm nào? 
Bé 8 tháng ăn được những loại thực phẩm nào?

Thực phẩm trẻ 8 tháng tuổi không nên ăn

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm trẻ không nên ăn để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá. Bao gồm: 

  • Thực phẩm giàu calo: Bơ đậu phộng, socola, đồ ăn chiên rán nhiều lần..là những thứ không nên cho trẻ ăn bởi sẽ làm rối loạn hệ tiêu hoá, gây ỉa chảy hoặc táo bón. 
  • Mật ong: Vì hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm Clostridium botulinum có trong mật ong, dẫn đến tình trạng ngộ độc nguy hiểm. 
  • Đồ ăn quá mặn: Ăn đồ quá mặn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, dẫn đến tình trạng quá tải và suy thận ở trẻ nhỏ. 
  • Hải sản: Dù là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng hải sản (cua, ốc…) lại tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn tiêu hoá và dị ứng ở trẻ. Nguyên nhân được xác định là do trong các loại thực phẩm này có chứa nhiều protein “lạ”. Khi được đưa vào cơ thể, chúng là kháng nguyên thực sự, kích ứng hệ thống miễn dịch và gây dị ứng. 
  • Sản phẩm chưa tiệt trùng: Ăn sản phẩm chưa tiệt trùng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến một số triệu chứng ngộ độc nguy hiểm như nôn, ỉa chảy, khó thở…Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. 
Trẻ 8 tháng không nên ăn mật ong
Trẻ 8 tháng không nên ăn mật ong

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng theo tuần 

Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng theo tuần được xây dựng dựa vào nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Cơ cấu bữa ăn gồm 5 bữa/ngày (3 chính, 2 phụ). Các bữa chính bé vẫn chủ yếu bú mẹ hoặc uống sữa công thức và bữa phụ sẽ được điểm bằng những món ăn dặm hấp dẫn. 

  • Bữa sáng: 8h (Chính)
  • Phụ sáng: 10 – 11h (Phụ) 
  • Bữa trưa: 13h (Chính) 
  • Phụ chiều: 15 – 16h (Phụ) 
  • Bữa tối: 19h (Chính)

Dưới đây là chi tiết những món ăn dặm thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất mà mẹ nên tham khảo cho chế độ ăn của con mình. 

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Tuần 1 

  • Ngày 1: Cháo bí đỏ thịt, chuối tiêu 
  • Ngày 2: Cháo tôm cà rốt, xoài 
  • Ngày 3: Cháo thịt bò bông cải xanh, táo
  • Ngày 4: Cháo thịt gà bí đỏ, nước ép hoa quả
  • Ngày 5: Cháo thịt heo rau ngót, sữa chua 
  • Ngày 6: Cháo thịt gà rau cải, nước ép hoa quả
  • Ngày 7: Cháo thịt bò khoai tây bí đỏ, sữa chua 

Tuần 2

  • Ngày 1: Cháo tôm rau dền, quýt
  • Ngày 2: Cháo thịt heo nấm rơm, cam
  • Ngày 3: Súp thịt gà ngô ngọt, xoài
  • Ngày 4: Cháo hạt sen bí ngòi, nước ép hoa quả
  • Ngày 5: Cháo yến mạch cá hồi bí đỏ, táo 
  • Ngày 6: Súp tôm súp lơ, sữa chua 
  • Ngày 7: Cháo hạt sen cà rốt, quýt

Tuần 3 

  • Ngày 1: Cháo tôm rau dền, sữa chua 
  • Ngày 2: Cháo thịt bò súp lơ bí đỏ, chuối 
  • Ngày 3:  Cháo trứng gà khoai lang, sữa chua 
  • Ngày 4: Cháo tôm bí xanh, nước ép hoa quả
  • Ngày 5: Cháo thịt heo bí đỏ, táo 
  • Ngày 6: Cháo thịt gà cà rốt, xoài 
  • Ngày 7: Cháo tim heo súp lơ, sữa chua 

Tuần 4

  • Ngày 1: Cháo thịt lợn bằm bí đỏ, quýt 
  • Ngày 2: Cháo thịt gà cà rốt, nước ép hoa quả 
  • Ngày 3: Cháo tôm rau dền, sữa chua
  • Ngày 4: Cháo thịt bò bông cải xanh, chuối 
  • Ngày 5: Cháo trứng gà khoai lang, sữa chua 
  • Ngày 6: Cháo cá hồi bí đỏ, nước ép hoa quả 
  • Ngày 7: Cháo thịt gà rau cải, táo

Lưu ý quan trọng khi cho trẻ 8 tháng ăn dặm

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi cho trẻ 8 tháng ăn dặm mà ba mẹ nên chú ý. 

Không sử dụng nước hầm xương để nấu cháo

Sử dụng nước hầm xương để nấu cháo là một trong những thói quen sai lầm của các bậc phụ huynh hiện nay vì cho rằng đó là bổ dưỡng cho trẻ. Thực chất, nước hầm xương chỉ có tác dụng tạo ngọt và mùi hương cho món ăn.  

Cân đối các dưỡng chất dinh dưỡng

Trong mỗi bữa ăn, ba mẹ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ cho quá trình phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.

Không nêm gia vị vào đồ ăn của trẻ

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế, trẻ em dưới 1 tuổi không được nêm gia vị vào món ăn, bởi sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng thận và sự phát triển bình thường của hệ xương khớp.

Không đun lại cháo nhiều lần

Việc đun lại cháo nhiều lần sẽ làm biến đổi các chất dinh dưỡng, dẫn đến hình thành một số chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tốt nhất, ba mẹ nên cân chỉnh và đun với lượng phù hợp cho một bữa ăn của bé. 

Bài viết trên đây là gợi ý chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng mà ba mẹ nên tham khảo. Ở giai đoạn này, trẻ có thể ăn được đa dạng thực phẩm khác nhau, vì thế mẹ có thể cân đối lên thực đơn cho bé với nhiều món ăn phong phú hơn. Một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất ở giai đoạn này đóng vai trò quan trọng quyết định đến quá trình phát triển hình thể và trí tuệ sau này của trẻ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 024 6686 3369 để được tư vấn nhanh chóng, miễn phí. 

Bình luận (0)

Gửi bình luận