Trẻ sơ sinh khi nào ăn dặm được? Liệu trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Nên cho trẻ ăn gì?
Đây có lẽ là một số câu hỏi thường được các bậc phụ huynh nghĩ tới khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Bởi lẽ trẻ giai đoạn này có một hệ tiêu hóa khá nhạy cảm nên các bữa ăn của bé thường được các mẹ quan tâm. Do đó, để cho con ăn dặm đúng thời điểm, đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, các bậc cha mẹ có thể tham khảo các thông tin dưới đây. Mẹ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Ferrolipbaby.vn.
Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?
Nhiều chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng các mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm khi bé trên 6 tháng tuổi. Trong khoảng thời gian trước đó, sữa mẹ hầu như là tất cả những gì trẻ cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Tuy nhiên, ở mỗi trẻ lại khác nhau về các đặc điểm như sức khỏe, thể trạng, …Vậy nên trong một số trường hợp, trẻ hoàn toàn có thể ăn dặm sớm ngay từ 4 tháng tuổi.
Theo học viện y khoa Hoa Kỳ, các mẹ không nên cho con thử ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Vì thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ có thể còn chưa được hoàn thiện đủ để hấp thu các dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Ngược lại nếu các mẹ cho bé tập ăn dặm quá muộn cũng sẽ khiến con nhanh chóng sụt cân, quấy khóc do chán ăn sữa. Trong một kết quả của dự án INTERGROWTH, trẻ ăn dặm càng muộn thì chỉ số BMI của bé càng thấp – dẫn tới tình trạng thiếu cân ở trẻ sau này. Do đó, các mẹ nên cho bé ăn dặm từ khi con được 4-6 tháng tuổi sẽ là hợp lý nhất.
Khi nào biết bé sẵn sàng ăn dặm
Để nhận biết rõ hơn về thời điểm phù hợp cho con ăn dặm, các mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu sau:
- Có khả năng kiểm soát đầu cổ, bé có thể tự đỡ được đầu mình và ngồi vững trên ghế cao.
- Trẻ thường nhìn chăm chú, với tay, há miệng đòi ăn các thức ăn khác ngoài sữa đều là các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng trong quá trình tập ăn dặm.
- Trẻ không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng – đây là phản xạ tự nhiên giúp các bé dưới tuổi ăn dặm tránh hóc, nghẹn. Phản xạ này sẽ dần biến mất khi trẻ được 4–6 tháng tuổi.
- Trẻ nặng gấp đôi trọng lượng so với khi mới sinh hoặc gần bằng trọng lượng đó.
Cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? Cần lưu ý gì?
Ngoài việc quan tâm liệu trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm được chưa thì việc cho bé ăn dặm đúng cách cũng là một vấn đề mà các bậc cha mẹ nên lưu ý. Khi trẻ đã sẵn sàng và được bác sĩ cho phép thử ăn dặm, hãy chọn thời điểm trong ngày khi bé không mệt mỏi hoặc quấy khóc.
Cho trẻ ăn dặm như thế nào?
Trước tiên mẹ có thể cho bé bú một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức để trẻ vẫn có đủ khả năng ăn thử các thức ăn mới. Các bậc cha mẹ có thể giữ cho con ngồi trong lòng hoặc trên ghế cao có dây đeo an toàn.
Các mẹ có thể cho bé thử thức ăn bằng cách đặt lại gần môi con cho bé mấp môi thử từng chút một rồi mới dần cho ăn miếng lớn hơn. Đừng quá ngạc nhiên nếu thìa đầu tiên này bị trẻ từ chối mặc dù trước đó bé có thể đòi ăn thử. Các mẹ nên kiên nhẫn đợi một chút và thử lại.
Hầu hết thức ăn được cung cấp cho bé ở độ tuổi này sẽ đọng lại trên cằm, yếm hoặc khay ăn của bé. Trong vài tháng tới, hãy thử cho bé thử thêm một số loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm. Nếu các bé có vẻ không thích thứ gì đó thì các mẹ cũng nên kiên nhẫn. Bởi có thể phải mất nhiều lần thử thì bé mới dần học được cách thích những món ăn mới.
Khi trẻ đã tập quen với việc ăn ngũ cốc bằng thìa, bố mẹ cũng có thể bắt đầu cho con ăn thử các loại thịt, rau hoặc trái cây xay nhuyễn một cách riêng biệt.
Các lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Kiên trì, không nên quá vội vã là lưu ý rất quan trọng trong quá trình cho trẻ tập ăn dặm. Các bậc phụ huynh không nên hấp tấp cho bé thử nhiều loại thực phẩm cùng lúc.
Hãy cho con thử từng món một và đợi một vài ngày trước khi cho bé thử món mới khác. Điều này sẽ cho phép cha mẹ trong việc xác định loại thực phẩm nào mà bé có thể bị dị ứng.
Nếu các mẹ chuẩn bị thức ăn cho bé ở nhà, sau đây là một số điều cần lưu ý:
- Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thường xuyên khu bếp, tráng nước nóng các vật dụng trước khi cho bé ăn.
- Để bảo toàn chất dinh dưỡng trong thức ăn của bé, hãy chế biến các món ăn theo cách giữ được nhiều vitamin và khoáng chất nhất. Các mẹ nên nướng hoặc hấp trái cây và rau quả cho thật mềm thay vì đun sôi, bởi điều này sẽ làm trôi đi chất dinh dưỡng.
- Bảo quản các thực phẩm chưa dùng đến ở nhiệt độ thấp như trong tủ lạnh.
- Đảm bảo độ đặc, thành phần phù hợp với các bé theo từng giai đoạn. Giai đoạn trẻ mới tập ăn dặm, thức ăn nên được xay nhuyễn và chế biến thành món ăn nhạt, đơn thành phần.
Mời mẹ đọc thêm:
Thực đơn cho bé 4 tháng tuổi
Để giúp con ăn dặm một cách hiệu quả, các mẹ nên lựa chọn các món ăn giúp bé dễ hấp thu, không chứa quá nhiều mùi vị cùng lúc. Từ những bữa ăn đa dạng, phong phú cũng sẽ giúp bé thoải mái, vui vẻ trong cuộc hành trình khám phá những hương vị mới. Dưới đây là một số loại thực phẩm các mẹ nên sử dụng trong quá trình cho bé ăn dặm:
Bột gạo sữa
Đây là nguồn thức ăn cơ bản và an toàn cho các bé mới tập ăn dặm. Loại thực phẩm này có hàm lượng tinh bột cao giúp trẻ có thêm nhiều calo. Bên cạnh đó nó còn cung cấp một lượng chất xơ, sắt và một số vitamin cần thiết cho bé.
Cách chế biến:
- Pha theo các hướng dẫn của các loại bột sữa pha sẵn.
- Hoặc các mẹ có thể tự trộn bột gạo với bột sữa theo tỷ lệ thích hợp phù hợp với trẻ.
- Sau đó đun sôi ở nhiệt độ khoảng 50-60 độ tới khi bột chín, để nguội rồi cho con ăn.
Các loại bột từ rau củ
Từ các loại rau củ đơn giản như bí đỏ, cà rốt, khoai lang, bí xanh,… các mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và bổ dưỡng cho bé. Loại thực phẩm này sẽ cung cấp cho con một lượng vitamin A,B,K , chất xơ và các khoáng chất cần thiết như kẽm.
Cách chế biến:
- Các loại rau củ như: bí đỏ, cà rốt, bí,… sau khi được rửa sạch, các mẹ thái nhỏ, đun nhừ và giã nhuyễn
- Nấu bột gạo với nước với lượng vừa phải đến khi bột tan hết thì cho hỗn hợp xay nhuyễn trên vào
- Đun nhỏ lửa, khuấy đều tay đến khi món ăn sệt lại vừa đủ để cho bé ăn.
Các loại bột chứa protein
Lượng đạm mà bé cần sẽ hầu hết đến từ các loại bột có nguồn gốc từ động vật như bột thịt heo, bột trứng,…. Đặc biệt, các thành phần như các loại axit amin, kẽm, selenium đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé.
Cách chế biến:
- Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn
- Nấu khoảng 10g bột cùng với nước và lượng thịt heo trên hoặc với lòng đỏ trứng. Các mẹ cũng có thể cho vào một ít rau củ đã được xay nhỏ để nấu cùng
- Vừa đun vừa khuấy đều cho món ăn chín đều đến khi hỗn hợp sệt lại.
Những thực phẩm cần tránh cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm
Bên cạnh những loại thực phẩm bổ dưỡng an toàn cho trẻ sơ sinh trong quá trình ăn dặm, các mẹ cũng nên tránh cho bé ăn một số loại thực phẩm như:
- Thực phẩm có đường và chất làm ngọt không calo
- Nước trái cây – bởi tuy cung cấp cho trẻ calo nhưng lại không có các vitamin, protein, canxi, kẽm mà trẻ cần.
- Sữa bò vì trong đó có thể tốt với trẻ trên một tuổi nhưng lại khó hấp thu ở trẻ dưới 1 tuổi. Các mẹ cũng có thể cung cấp sữa chua và pho mát tiệt trùng thay cho sữa bò.
- Các thực phẩm dễ gây nghẹn, chẳng hạn như xúc xích, cà rốt sống, nho, bỏng ngô và các loại hạt
- Các sản phẩm từ mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn C. botulinum khiến các bé dưới 12 tháng tuổi dễ bị ngộ độc.
Nếu các bé có bất kỳ phản ứng nào với một loại thực phẩm, các mẹ hãy dừng không cho trẻ ăn lại loại thực phẩm đó cho đến khi làm các xét nghiệm kiểm tra dị ứng.
Hy vọng qua các thông tin trên, các bậc phụ huynh đã có thêm những thông tin cần thiết để có thể tự mình trả lời cho câu hỏi trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề ăn dặm ở trẻ và về việc bổ sung sắt cho bé, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được giải đáp chính xác và nhanh chóng từ các chuyên gia của Ferrolip Baby.
Bình luận