Thiếu máu là tình trạng phổ biến, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não, và giảm sức đề kháng của trẻ em. Vì thế, chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa thiếu máu cho trẻ ở mọi lứa tuổi là rất quan trọng.
Nếu mẹ cũng đang loay hoay với các phương án dự phòng thiếu máu cho con, đừng bỏ qua bài viết chi tiết dưới đây. Ferrolipbaby.vn sẽ giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc liên quan đến biện pháp phòng chống thiếu máu cho trẻ ở mọi lứa tuổi.
1. Đối tượng trẻ em dễ bị thiếu máu?
Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao trẻ em dễ bị thiếu máu:
- Sinh non, nhẹ cân: Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân thường có nguy cơ cao hơn bị thiếu máu. Điều này có thể do hệ thống tuần hoàn chưa phát triển hoàn chỉnh ở trẻ sơ sinh non, gây khó khăn trong việc sản xuất đủ lượng máu cần thiết.
- Chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng (sắt, vitamin): Chế độ ăn thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt và vitamin có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em. Sắt là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu, và khi trẻ không nhận đủ sắt từ thức ăn, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng máu cần thiết.
- Bệnh lý đường tiêu hoá:Một số bệnh lý đường tiêu hoá, như viêm ruột, tiêu chảy, và rối loạn hấp thụ, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, bao gồm cả sắt và các vitamin quan trọng. Khi cơ thể không hấp thụ được đủ sắt và dinh dưỡng, trẻ em có nguy cơ cao hơn bị thiếu máu.
- Lạm dụng sữa tươi: Sữa tươi là một nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho trẻ em. Tuy nhiên, Canxi và đạm sữa trong thực phẩm này làm giảm hấp thu sắt ở thành ruột đáng kể. Vì thế, cơ thể bé có thể nhanh chóng thiếu hụt sắt tạo máu và dẫn đến thiếu máu kéo dài.
2. Tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em, tuy nhiên, dưới đây là những nguy cơ phổ biến nhất mà mẹ cần quan tâm:
- Thiếu chất dinh dưỡng: Khẩu phần ăn không cung cấp đủ sắt, vitamin B12, axit folic và các chất dinh dưỡng khác có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ em.
- Chế độ ăn không cân đối: Ăn ít thực phẩm giàu chất sắt như thịt, gan, đậu, hạt, rau xanh lá và trái cây có thể làm cho trẻ không đủ sắt, góp phần vào thiếu máu.
- Rối loạn hấp thụ chất dinh dưỡng: Một số trẻ có khả năng hấp thụ chất sắt và các chất dinh dưỡng khác kém hiệu quả, dẫn đến thiếu máu.
- Bệnh lý: Một số bệnh như thiếu máu hồng cầu, thiếu máu bạch cầu và các bệnh lý khác có thể gây thiếu máu ở trẻ.
- Mất máu: Chấn thương, tai nạn, hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể gây mất máu nhiều, dẫn đến thiếu máu.
- Bị nhiễm sán: Sán là một loại ký sinh trùng gắn kết vào ruột non, gây mất máu và thiếu sắt ở trẻ.
- Sự phát triển nhanh: Trẻ em trong giai đoạn phát triển nhanh (từ tháng thứ 4) có thể cần lượng sắt lớn hơn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cơ thể, do đó có nguy cơ thiếu máu.
Để xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị thiếu máu ở trẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và theo dõi chế độ ăn uống cân đối và giàu chất dinh dưỡng cho trẻ.
3. Các biện pháp phòng ngừa thiếu máu cho trẻ
Như vậy, thiếu máu ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và để lại các hậu quả nghiêm trọng. Vậy, cách phòng chống thiếu máu ở trẻ hiệu quả nhất theo từng độ tuổi là gì? Mẹ cùng Ferrolip Baby tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé!
3.1 Bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Nâng cao chất lượng sữa
Ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, dinh dưỡng cho bé chủ yếu đến từ sữa mẹ. Vì thế, để dự phòng thiếu máu cho bé, cách an toàn nhất là nâng cao chất lượng sữa cho mẹ.
Sắt heme ( trong thịt động vật) là loại sắt dễ hấp thụ và sử dụng hiệu quả hơn so với sắt không heme có trong thực phẩm từ thực vật.
Vì thế, để đảm bảo cơ thể mẹ luôn có đủ sắt và các yếu tố tạo máu khác cho bé, mẹ cần bổ sung đều đặn thịt, cá, lòng đỏ trứng và trong các bữa ăn của mình. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ luôn cung cấp đủ sắt cho sữa mẹ trong suốt thời kỳ cho con bú.
Tăng cữ bú cho bé
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tăng cữ bú sẽ hạn chế đáng kể các nguy cơ thiếu máu mẹ nên tăng số cữ bú cho bé dựa trên các hướng dẫn dưới đây của Trung Tâm Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ:
Tháng tuổi | Số cữ bú mỗi ngày | Lượng sữa mỗi lần |
Trong 24h đầu | 8 cữ (cách nhau 1-3h) | 7 – 15ml |
Dưới 2 tháng tuổi | 8 – 10 cữ/ngày ( cách nhau 2-3h) | 50 – 80ml |
2 – 4 tháng | 6 – 8 cữ/ngày (cách nhau 3 – 4 giờ) | 100– 140 ml |
4 – 6 tháng | 4 – 6 lần/ngày (Tần suất linh hoạt) | 120 – 200 ml |
Trẻ 6 tháng | 4 – 5 lần/ngày ( Phụ thuộc chế độ ăn dặm) | 150 – 230ml |
Uống kèm sữa công thức
Sữa công thức là một dạng đặc biệt để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh. Các thành phần bên trong bắt chước lại tương đối chính xác dinh dưỡng trong sữa mẹ.
Vì vậy, nó thường được sử dụng để bổ sung hoặc thay thế hoàn toàn sữa mẹ.
Sữa công thức giàu sắt có thể chứa khoảng 12 mg sắt trong mỗi lít. Và để khai thác được lợi ích vượt trội nhất từ loại sữa này cho bé, mẹ có thể cho bé bú theo những hướng dẫn trong bảng dưới đây:
Thời điểm | Cữ bú | Số ml/cữ bú |
Những tuần đầu tiên | 10-12 cữ ( cách nhau 2-3h) | 50 – 60ml |
2 tháng tuổi | 8-10 cữ ( cách nhau 2-4h) | 120 – 150ml |
4 tháng tuổi | 8-10 cữ (cách nhau 3-4h) | 120 – 180ml |
6 tháng tuổi | 6-8 cữ (cách nhau 3-4h) | 180 – 230ml |
7 – 12 tháng tuổi | 3-5 cữ ( tuỳ vào chế độ dinh dưỡng của trẻ) | 100 – 150ml |
Lưu ý:
- Bảng trên chỉ mang ý nghĩa tham khảo. Mẹ nên cho bé uống sữa mẹ và sữa công thức theo các cữ bú đan xen lẫn nhau.
- Sữa mẹ cần được ưu tiên trước và bù sữa công thức cho bé ở cữ liền sau nếu trẻ còn đói.
- Tuyệt đối không nên tự ý pha 2 thức uống lại với nhau. Việc này có thể gây lên rối loạn tiêu hoá và giảm hấp thu dinh dưỡng trên thành ruột của bé.
3.2 Trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm
Tăng cường sắt, vitamin và các yếu tố tạo máu
Việc có đa dạng thực phẩm giúp cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và khoáng chất, bao gồm kẽm, magie, vitamin A, B.
Tuy nhiên, để dự phòng trẻ thiếu máu, mẹ cần ưu tiên các thực phẩm từ nguồn động vật. Theo đó, thực phẩm từ động vật chứa sắt hem hấp thu tốt (25%). Trong khi đó, sắt từ thực vật là sắt non hem hấp thu kém hơn (10%).
Dưới đây là chế độ ăn dặm tiêu chuẩn cho bé từ 6 – 9 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo:
Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhật |
7h | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
8h | Bột yến mạch | Bột thịt gà bí đỏ | Bột ngô pha sữa | Bột thịt lợn | Bột thịt bò bí đỏ | Bột bí đỏ hạt sen | Bột lòng đỏ trứng gà |
10h | Cháo bột gạo lứt | Cháo bột yến mạch | Cháo bột gạo lứt | Nho chín nhuyễn | Đu đủ | Xoài | Chuối |
11h | Xoài chín nghiền | Bí đỏ hấp nhuyễn | Hạt sen hấp nhuyễn | Bú mẹ/sữa công thức | Bơ hấp nhuyễn | Cháo bột yến mạch | Bú mẹ/sữa công thức |
14h- 14h30 | Nước cam tươi | Nước táo tươi | Bột tôm cà rốt | Bột đậu đen hấp | Bột thịt gà cà rốt | Bột thịt bò rau cải bina | Bột thịt lợn |
16h | Bột bắp hấp | Bột cà rốt hấp | Bột khoai tây hấp | Chuối | Nước cam | Nho | Nước cam ép |
Từ 17h đến sáng hôm sau | Bú sữa mẹ hoặc sữa bột. | Bú sữa mẹ hoặc sữa bột. | Bú sữa mẹ hoặc sữa bột. | Bú sữa mẹ hoặc sữa bột. | Bú sữa mẹ hoặc sữa bột. | Bú sữa mẹ hoặc sữa bột. | Bú sữa mẹ hoặc sữa bột. |
Tránh các thực phẩm giảm hấp thu sắt
Theo một nghiên cứu gần đây, cafein có thể làm giảm hấp thu sắt trực tiếp trên thành ruột xuống dưới 30-60% khi được dùng cùng lúc. Ngoài ra, cafein còn giảm chuyển hoá và tích luỹ Ferritin.
Do vậy, mẹ nên hạn chế cho bé tiêu thụ những thực phẩm chứa cafein như cà phê, bánh và kẹo có chứa cafein.
Các thực phẩm chứa polyphenol cũng có tác động giảm sự hấp thu sắt lên đến 50% hoặc hơn. Vì thế, mẹ cũng nên hạn chế cho bé tiêu thụ các loại thực phẩm này, đặc biệt là khi trẻ đang bị thiếu máu hoặc thiếu sắt.
Một số thực phẩm chứa nhiều polyphenol phổ biến là các loại trà, nước ép quả xanh vị chát hoặc táo chua.
Ngủ và nghỉ ngơi đủ thời gian
Trong quá trình ngủ, cơ thể của trẻ được nghỉ ngơi và phục hồi, cái áp dụng cho quá trình tạo máu. Khi trẻ ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn và quá trình sản xuất và tạo mới tế bào máu sẽ diễn ra hiệu quả hơn.
Việc có đủ máu là quan trọng để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan và mô trong cơ thể, đồng thời giúp loại bỏ chất thải và duy trì sức khỏe tổng thể. Do đó, mẹ cần đảm bảo trẻ có đủ thời gian ngủ và nghỉ ngơi là điều quan trọng để hỗ trợ quá trình tạo máu của cơ thể.
4. Bổ sung sắt trực tiếp cho bé
Chế độ ăn và sữa mẹ sẽ có thể không đáp ứng đủ nhu cầu sắt cho bé trong gian đoạn phát triển thể chất mạnh mẽ (4-6 tháng tuổi). Vì thế, mẹ hãy bổ sung sắt trực tiếp cho bé ngay tại những thời điểm này để con phát triển trí óc và thể trạng toàn diện.
Dưới đây là hướng dẫn bổ sung sắt dự phòng cho trẻ của Hiệp hội Nhi khoa Canada và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ:
Đối tượng | Liều sắt nguyên tố cần bổ sung |
Trẻ 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn hoặc 1 phần | 1mg/kg/ngày |
Trẻ sinh non sử dụng hoàn toàn sữa mẹ | 2mg/kg/ngày |
Trẻ sinh non uống sữa công thức | 1mg/kg/ngày |
Trọng lượng khi sinh 1000 – 2.500g | 2- 3mg/kg/ngày. |
Trọng lượng khi sinh dưới 1000g | 3 – 4 mg/kg/ngày |
Mẹ cũng có thể để lại thông tin trong bảng dưới đây để đặt sắt Ferrolip Baby và được tư vấn cụ thể trong quá trình sử dụng từ chuyên gia.
5. Ferrolip Baby – Sắt hữu cơ dự phòng thiếu máu cho bé hiệu quả
Ferrolip Baby là một loại sản phẩm độc đáo chứa sắt amin hữu cơ (Sắt II Bisglycinate), một dạng sắt hữu cơ tiên tiến nhập khẩu từ Italia. Mẫu sắt nước amin này mang lại nhiều lợi ích đáng kể như sau:
- Với thành phần sắt amin có khả năng hấp thụ 90.9%, Ferrolip Baby hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, sản phẩm còn giúp giảm thiểu tình trạng táo bón và nóng trong.
- Liều lượng sắt của Ferrolip Baby được điều chỉnh an toàn dựa trên nhu cầu sinh lý, cho phép sử dụng cho trẻ từ 0 tháng tuổi.
- Ferrolip Baby là sản phẩm nhập khẩu chính hãng từ Italia, được nhiều chuyên gia nhi khoa hàng đầu khuyến nghị sử dụng.
- Với công nghệ Chelate tiên tiến, Ferrolip Baby không gây cảm giác tanh. Điều này giúp sản phẩm dễ uống và mang hương vị đào thơm ngon, được các bé yêu thích.
- Sản phẩm không chứa lactose, gluten, và các chất tạo màu và vị nhân tạo, đảm bảo an toàn cho các bé không dung nạp được những chất này.
Như vậy bài viết này đã giúp bố mẹ hiểu rõ các biện pháp phòng ngừa thiếu máu cho trẻ. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn.
Mời mẹ đọc thêm:
Bình luận