5 Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em và biện pháp phòng ngừa

19/04/2023 515 lượt xem

Thiếu máu gây ra nhiều hậu quả cho sự phát triển, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ. Vì thế, mẹ cần nắm được các nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em để chủ động phòng ngừa. 

1. Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em

Vì sao trẻ bị thiếu máu? Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu ở trẻ em.

1.1 Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân trẻ thiếu máu hàng đầu. Sắt là vi chất cấu tạo nên huyết sắc tố – thành phần quan trọng của hồng cầu. Khi thiếu sắt, lượng huyết sắc tố bị thiếu hụt dẫn tới thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu.

Trẻ có thể bị thiếu máu thiếu sắt do các nguyên nhân sau:

Sắt dự trữ sau sinh thấp

Thông thường, thai nhi sẽ nhận sắt từ mẹ và dự trữ để sử dụng sau khi chào đời. Quá trình dự trữ này chủ yếu diễn ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Vì thế, những bé sinh sớm (trước 37 tuần), nhẹ cân hoặc mẹ không uống đủ sắt khi mang thai sẽ có lượng sắt dự trữ thấp, chỉ đủ dùng trong khoảng 2 tháng đầu đời.

nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em: trẻ sinh non

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt

Không bổ sung sắt dự phòng trong giai đoạn 4 tháng tuổi:

Trong trường hợp trẻ sinh đủ tháng, sắt dự trữ chỉ đáp ứng đủ cho bé trong khoảng 4 tháng đầu. Giai đoạn này con chủ yếu dinh dưỡng từ sữa mẹ nên không được cung cấp đủ lượng sắt con cần.

Vì thế, trẻ 4 tháng tuổi cần được bổ sung sắt để dự phòng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Không nhận đủ sắt từ thực phẩm

Với những bé trên 6 tháng, lượng sắt con nhận chủ yếu từ thực phẩm. Do đó, những bé biếng ăn kéo dài, rối loạn hấp thu hoặc chế độ ăn nghèo dinh dưỡng có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt rất cao.

biếng ăn là nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em

Biếng ăn khiến trẻ không nhận đủ sắt từ thực phẩm

1.2 Thiếu máu do thiếu vitamin

Vitamin B9 (acid folic), vitamin B12 là yếu tố không thể thiếu để sản xuất hồng cầu. Thiếu hụt vitamin B9, B12 sẽ gây ra tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Ngoài ra, trẻ thiếu vitamin B6, B12 còn biếng ăn, chậm phát triển, suy nhược, tổn thương thần kinh.

Một số nguyên nhân gây thiếu vitamin B9, B12 ở trẻ em gồm:

  • Chế độ ăn không đa dạng, nghèo dinh dưỡng hoặc thuần chay.
  • Trẻ biếng ăn kéo dài hoặc rối loạn hấp thu.
  • Các bệnh lý khác: trẻ mắc các bệnh về tiêu hoá như viêm teo dạ dày, bệnh Crohn, Celiac..
  • Thuốc: Một số thuốc chống co giật, chống động kinh, ung thư sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu acid folic tại ruột.

trẻ bị thiếu máu hồng cầu to

Thiếu vitamin B12, acid folic gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ ở trẻ em

1.3 Thiếu máu do suy tủy xương

Tủy xương là cơ quan sản xuất máu của cơ thể bao gồm tế bào hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu.

Khi chức năng của tuỷ bị suy giảm (suy tuỷ xương) sẽ gây ra tình trạng giảm sản xuất các tế bào máu. Đồng thời, phần tuỷ đỏ (tuỷ có khả năng sản xuất tế bào máu) sẽ bị thay thế dần bởi mô mỡ (không có khả năng tạo máu).

nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em: suy tuỷ xương

Giảm sản xuất các tế bào máu do suy tuỷ xương

Một số nguyên nhân gây suy tuỷ xương ở trẻ em bao gồm:

Suy tuỷ xương bẩm sinh

Suy tuỷ xương bẩm sinh ở trẻ thường gặp trong các bệnh lý đột biến gen như: Bệnh Fanconi, loạn sản sừng bẩm sinh, hội chứng Shwachman – Diamond.

Suy tuỷ xương thứ phát

Trẻ có thể bị suy tuỷ xương thứ phát do:

Thuốc: Một số loại thuốc như chloramphenicol, thuốc phòng sốt rét, chống lao, điều trị ung thư có thể gây ra suy tuỷ nếu không được sử dụng đúng cách.

Hoá chất: Các hoá chất như benzen, thuốc trừ sâu DDT, chì, chất phóng xạ, thạch tín…

Nhiễm trùng: Virus Epstein – Barr, virus gây viêm gan…

Đặc trưng của tình trạng thiếu máu do suy tuỷ là giảm cả 3 dòng tế bào hồng cầu, tiểu cẩu và bạch cầu. Điều này khiến cho bé ngoài các triệu chứng thiếu máu còn có thêm các triệu chứng khác như nhiễm trùng dai dẳng, xuất huyết dưới da, thậm chí là xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não nếu giảm tiểu cầu nhiều.

1.4 Thiếu máu do tan máu

Tan máu cũng là nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em thường gặp. Dưới đây là hai nguyên nhân thiếu máu do tan máu ở trẻ em thường gặp:

Thiếu máu huyết tán Thalassemia

Thalassemia là bệnh lý di truyền, đặc trưng bởi sự bất thường trong tổng hợp hemoglobin.

Khi trẻ mắc Thalassemia, hồng cầu dễ bị vỡ và có tuổi thọ ngắn hơn thông thường (dưới 120 ngày). Lúc này, cơ thể không thể sản xuất kịp để bù lại lượng hồng cầu đã vỡ dẫn tới tình trạng thiếu máu.

trẻ bị thiếu máu do mắc thalassemia

Thalassemia là bệnh lý di truyền gây thiếu máu huyết tán

Tan máu tự miễn

Tan máu tự miễn xảy ra khi khi hệ thống miễn dịch của trẻ bị rối loạn, nhận diện nhầm tế bào hồng cầu thành các kháng nguyên lạ. Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên này, từ đó, khiến tế bào hồng cầu chết nhanh hơn thông thường.

Một số nguyên nhân dẫn tới tan máu tự miễn bao gồm:

  • Truyền nhầm nhóm máu cho trẻ
  • Bất đồng nhóm máu mẹ – con.
  • Tiếp xúc với một số hoá chất hoặc biến chứng khi sử dụng một số thuốc kháng sinh, chống viêm.

tan máu tự miễn ở trẻ

Tan máu tự miễn xảy ra khi cơ thể nhận diện nhầm hồng cầu thành kháng nguyên 

1.5 Thiếu máu do mất máu

Trẻ có thể bị thiếu máu nếu gặp tình trạng mất máu cấp hoặc mạn tính

Mất máu cấp tính

Nếu trẻ chỉ bị mất máu ít như vết thương nhỏ (đứt tay, chân), chảy máu cam thì không có nguy cơ thiếu máu do lượng hồng cầu tuỷ xương sản sinh ra đủ để bù lại.

Tuy nhiên, trong trường hợp mất máu cấp như chấn thương, xuất huyết tiêu hoá, tuỷ xương sẽ không kịp sản sinh hồng cầu gây ra thiếu máu.

Mất máu mạn tính

Trẻ mất máu trong thời gian dài như nhiễm giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ có thể bị thiếu máu.

nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em: nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán gây ra thiếu máu do mất máu mạn tính

2. Hậu quả khi trẻ thiếu máu

Tuỳ vào mức độ thiếu máu mà trẻ có thể gặp một hoặc nhiều các ảnh hưởng sau:

Cơ quan trong cơ thể Ảnh hưởng khi trẻ thiếu máu

Hô hấp

Khó thở, đặc biệt khi gắng sức, nhịp thở nhanh, nông.

Tuần hoàn

Rối loạn nhịp tim, suy tim

Não bộ

Đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó tập trung, ghi nhớ kém.

Miễn dịch

Miễn dịch kém, dễ mắc bệnh nhiễm trùng.

Toàn trạng

Mệt mỏi, lười vận động, ăn kém, chậm tăng cân.

Thiếu máu gây hậu quả nặng nề tới sự phát triển của trẻ. Vì thế, mẹ hãy chủ động phòng ngừa các nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em.

Mẹ có thể quan tâm:

3. Các biện pháp phòng ngừa trẻ thiếu máu

Để phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em, mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau đây:

3.1 Bổ sung đủ sắt trong thai kỳ

Khi mang bầu, mẹ cần bổ sung 60mg sắt và 400 microgam acid folic mỗi ngày.

Việc bổ sung đủ sắt và acid folic giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong thai kỳ, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Đồng thời, tích lũy đủ lượng sắt dự trữ cho bé, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt sau khi con chào đời.

phòng ngừa thiếu máu cho trẻ

Mẹ cần bổ sung đủ sắt và acid folic khi mang bầu

3.2 Bổ sung sắt dự phòng cho bé kịp thời

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ cần bổ sung sắt dự phòng cho con trong các trường hợp sau:

Đối tượng Liều sắt dự phòng Thời gian bổ sung

Trẻ sinh non

Bú mẹ: 2mg/kg/ngày

Bú sữa công thức có hàm lượng sắt cao: 1mg/kg/ngày

Từ tháng thứ nhất tới tháng thứ 12.

Trẻ sinh nhẹ cân

Cân nặng 1 – 2.5kg, bú mẹ: 2 – 3mg/kg/ngày.

Cân nặng dưới 1kg: 3 – 4 mg/kg/ngày

Từ tháng thứ 2 tới tháng thứ 12

Trẻ 4 tháng, bú mẹ hoàn toàn hoặc 1 phần

1mg/kg/ngày Từ tháng thứ 4 tới tháng thứ 6, 7, tuỳ thuộc vào chế độ ăn dặm của bé.

Khi bổ sung sắt cho con, mẹ lưu ý lựa chọn loại sắt dễ hấp thu để giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như nóng trong, táo bón.

Hiện nay, sắt Ferrolip Baby được nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn vì chứa sắt amin hấp thu nhanh, hiệu quả cao, không gây táo bón, nóng trong khi sử dụng. Sản phẩm có hương đào, không tanh nên rất dễ uống.

ferrolip baby bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu

Ferrolip Baby – hiệu quả trong phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ

3.3 Chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là biện pháp hiệu quả phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin ở trẻ em. Mẹ chú ý một số điểm sau:

Cho trẻ bú sớm: Mẹ nên cho con bú ngay sau sinh vài giờ vì sữa non sau sinh có lượng sắt, vitamin và kháng thể cao hơn nhiều lần so với sữa trưởng thành.

Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Theo WHO, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho bé dưới 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng, mẹ bắt đầu cho con ăn dặm nhưng vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ cho tới 2 tuổi hoặc hơn.

Chế độ ăn dặm giàu sắt: Khi xây dựng thực đơn cho bé, mẹ chú ý thêm các thực phẩm giàu sắt và vitamin như: thịt bò, thịt nạc lợn, gan gà, rau có màu xanh đậm, các loại đậu, trái cây.

Không lạm dụng sữa tươi: Sữa tươi có rất ít sắt và lượng lớn canxi sẽ cản trở sự hấp thu sắt tại ruột. Vì thế, trẻ dưới 12 tháng không được uống sữa tươi, bé trên 12 tháng uống tối đa 700ml sữa tươi/ngày.

thực phẩm giàu sắt cho trẻ

Mẹ thêm các thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn của bé

3.4 Điều trị các nguyên nhân bệnh lý

Để phòng ngừa nguyên nhân bệnh lý gây thiếu máu ở trẻ em, mẹ chú ý như sau:

  • Cho con đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây thiếu máu như suy tủy, thalassemia, viêm loét dạ dày, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận…
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các hoá chất như benzen, chì và sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tẩy giun định kỳ cho các bé trên 1 tuổi 1 năm/lần bằng Mebendazole hoặc Albendazole.
  • Hạn chế các chấn thương để phòng ngừa bé thiếu máu do mất máu.

phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em

Khám sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện kịp thời tình trạng thiếu máu ở trẻ em

Bài viết trên đây đã nêu ra các nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em để mẹ có các biện pháp phòng ngừa đúng cách. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn