Trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng: Cách nhận biết và phòng ngừa

22/06/2023 495 lượt xem

Ở Việt Nam, trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng là bệnh lý phổ biến vì bữa ăn nghèo nàn và thiếu hụt dinh dưỡng hoặc thiếu sắt kéo dài. 

Vậy làm thế nào để phát hiện được các dấu hiệu đầu tiên? Cách phòng ngừa thiếu máu suy dinh dưỡng hiệu quả là gì? Mẹ cùng Ferrolip Baby tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết này!

Nguyên nhân trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng

Trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng thường do một số nguyên nhân phổ biến sau đây: 

Thiếu sắt

Trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng do thiếu sắt
Trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng do thiếu sắt

Sắt là thành phần chính cấu tạo lên tế bào máu, vì thế thiếu máu do thiếu sắt là tình trang bệnh lý thường gặp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra thiếu máu thiếu sắt kéo dài ở trẻ nhỏ:

  • Khẩu phần ăn thiếu sắt: Một nguyên nhân chính gây thiếu máu ở trẻ em là do khẩu phần ăn không đủ sắt. Theo đó, cơ thể bé sẽ dần không có đủ nguyên liệu để sản xuất ra hemoglobin và hồng cầu.
  • Kém hấp thu: Một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hấp thu sắt từ thức ăn. Nguyên nhân có thể bắt đầu từ một số bệnh lý đường tiêu hóa, như tiêu chảy kéo dài, viêm loét dạ dày tá tràng. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể đang mất máu do nhiễm giun sán hoặc ký sinh trùng đường ruột. 
  • Thiếu hụt Vitamin C: Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu và chuyển hoá sắt tại ruột. Vì thế, khi trẻ không được cung cấp đủ vi chất này, hiệu quả hấp thu sắt sẽ giảm đi đáng kể. Các nguồn vitamin C có thể được tìm thấy trong cam, chanh, ổi, kiwi, ớt Đà Lạt, bông cải xanh, cà chua.
  • Lạm dụng thức ăn ức chế hấp thu sắt: Một số thức ăn có chứa phytate, phosphate, canxi (có trong ngũ cốc) và polyphenol (có trong trà và nhiều rau củ) có thể ức chế quá trình hấp thu sắt. 

Thiếu folic

Axit folic, hay còn được gọi là vitamin B9, là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như hình thành tế bào máu. Tuy nhiên, nếu thiếu hụt axit folic, trẻ em có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu máu đáng lo ngại.

Tại sao trẻ lại thiếu hụt axit folic? Một nguyên nhân phổ biến là do không cung cấp đủ axit folic trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này thường xảy ra khi trẻ không được cung cấp đủ các loại rau xanh thẫm, trái cây họ cam, súp lơ, bông cải xanh và thực phẩm giàu đạm như thịt, gan, trứng cá, đậu hạt.

Ngoài ra, axit folic dễ bị mất đi trong quá trình nấu nướng. Khi nấu ăn, axit folic sẽ biến mất từ 50 – 90% hoặc không còn gì nữa ở nhiệt độ cao. Do đó, chế độ ăn uống không cân đối và nấu nướng sai cách có thể dẫn đến thiếu hụt axit folic ở trẻ em.

Thiếu vitamin B12

Trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng do thiếu Vitamin B12
Trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng do thiếu Vitamin B12

Vitamin B12 là chất xúc tác cho quá trình tổng hợp DNA, phát triển và phân chia tế bào máu, cũng như quá trình myelin hóa sợi thần kinh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt vitamin B12 lại đe dọa cuộc sống của những thiên thần nhỏ này.

Nguyên nhân chính của thiếu hụt vitamin B12 nằm trong sự suy yếu của hệ tiêu hóa. Những căn bệnh như tiêu chảy và phẫu thuật dạ dày – ruột có thể gây giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và khiến vitamin B12 bị thiếu hụt. 

Ngoài ra, chế độ ăn thiếu thực phẩm nguồn gốc động vật kéo dài và ăn chay trường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt này.

Nhận biết thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Dưới đây là một số biểu hiện chi tiết cho từng bệnh lý khi trẻ em thiếu máu dinh dưỡng:

Thiếu máu thiếu sắt

  • Da nhợt nhạt, môi và niêm mạc tái xanh.
  • Mệt mỏi, suy giảm năng lượng, khó tập trung.
  • Bỏ bữa, ăn không ngon miệng.
  • Chậm tăng cân và chiều cao.
  • Dễ nhiễm trùng và suy giảm hệ miễn dịch.
  • Giảm khả năng tư duy.

Thiếu máu do thiếu axit folic

  • Mệt mỏi, suy giảm năng lượng.
  • Sự phát triển tâm lý và thể chất chậm chạp.
  • Thiếu sự tập trung và chú ý.
  • Tăng nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Có thể gây ra các vấn đề tim mạch.

Thiếu máu do thiếu Vitamin B12

  • Mệt mỏi, suy giảm năng lượng, cáu gắt dễ dàng.
  • Da và niêm mạc nhợt nhạt hoặc có màu vàng.
  • Rối loạn tiêu hóa, thiếu sự hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Chậm phát triển tâm lý và thể chất.
  • Có tổn thương thần kinh, co giật, rối loạn hành vi.

Mẹ lưu ý rằng, trên đây là các biểu hiện điển hình cho thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy nhiên, trẻ cần được xác nhận bằng các xét nghiệm y tế và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.

Thiếu máu suy dinh dưỡng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng
Trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

Thiếu máu suy dinh dưỡng ở trẻ em là một tình trạng nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị thiếu máu, các biến chứng thường gặp có thể là như sau:

  • Thể trạng: Xuất hiện mệt mỏi, thiếu năng lượng, kém vận động và  vận động do thiếu năng lượng, và có thể gặp vấn đề trong việc tăng cân. Thiếu máu suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và kém khỏe.
  • Hệ thần kinh: Não là cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể. Khi thiếu máu, lượng oxy cung cấp cho não không đủ, gây ra đau đầu, hoa mắt, ù tai, và chóng mặt.
  • Hô hấp: Trẻ bị thiếu máu suy dinh dưỡng có thể gặp khó thở, thở nhanh nông, và thở mệt mỏi gắng sức. Việc thiếu máu ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy cho phổi và cơ thể.
  • Tim mạch: Thiếu máu suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ tim mạch. Nếu tình trạng này kéo dài, rối loạn nhịp tim hoặc suy tim có thể xảy ra ở trẻ.

Mời mẹ tham khảo thêm:

Khi nào cần đưa trẻ thiếu máu đến gặp bác sĩ?

Cần đưa trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng đến gặp bác sĩ
Cần đưa trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng đến gặp bác sĩ với các dấu hiệu này

Có một số biểu hiện nặng ở trẻ em thiếu máu mà cần đưa đến bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng nghiêm trọng mà mẹ cần đặc biệt lưu ý:

  • Mệt mỏi và suy nhược nghiêm trọng: Nếu trẻ em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng và suy nhược quá mức, điều này có thể là một dấu hiệu của thiếu máu nghiêm trọng.
  • Da và niêm mạc xanh xao: Khi trẻ thiếu máu nặng, da và niêm mạc (chẳng hạn như môi, lưỡi) của trẻ có màu xanh xao, tái nhợt hoặc có những mảng nhợt màu. Điều này có thể chỉ ra rằng trẻ đang gặp vấn đề về lượng máu và oxy cung cấp đến các bộ phận của cơ thể.
  • Nhồi máu và ngừng thở: Trẻ có thể gặp phải những cơn nhồi máu, nhanh thở hoặc ngừng thở do thiếu máu nghiêm trọng. Đây là tình trạng cần được xử lý ngay lập tức để đảm bảo an toàn của trẻ.

Cách phòng ngừa trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng

Trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng cần được phòng ngừa kịp thời. Để giúp trẻ phát triển trí óc và thể chất, có một số cách phòng ngừa thiếu máu suy dinh dưỡng mà mẹ có thể áp dụng:

Tăng khẩu phần ăn giàu sắt

Mẹ nên tăng cường đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ bằng cách bổ sung thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Nên ưu tiên các thực phẩm từ nguồn động vật như thịt, gan, lòng đỏ trứng, hải sản, để cung cấp sắt hem hấp thu tốt hơn. 

Ngoài ra, cũng nên bổ sung các thực phẩm từ nguồn thực vật như đậu đen, hạt cải xanh, lạc, ngũ cốc chứa sắt non heme.

Uống sắt trực tiếp

Ferrolip Baby - Sắt dự phòng cho trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng
Ferrolip Baby – Sắt dự phòng cho trẻ thiếu máu suy dinh dưỡng

Trong trường hợp chế độ ăn và sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu sắt cho bé ( từ 4-6 tháng tuổi), mẹ có thể bổ sung sắt trực tiếp cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà dinh dưỡng. 

Mẹ có thể tham khảo ngay hướng dẫn bổ sung sắt dự phòng cho bé từ hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kì:

Đối tượng Liều sắt nguyên tố cần bổ sung
Trẻ 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn hoặc 1 phần 1mg/kg/ngày
Trẻ sinh non sử dụng hoàn toàn sữa mẹ 2mg/kg/ngày
Trẻ sinh non uống sữa công thức 1mg/kg/ngày
Trọng lượng khi sinh 1000 – 2.500g 2- 3mg/kg/ngày.
Trọng lượng khi sinh dưới 1000g 3 – 4 mg/kg/ngày

Chống giun sán

Trẻ bị giun sán có thể gặp vấn đề hấp thụ sắt kém và dễ bị thiếu máu suy dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo vệ sinh môi trường, cá nhân và gia đình thường xuyên. Bé cần được ăn chín, uống sôi và tẩy giun theo định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm giun sán.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa thiếu máu suy dinh dưỡng. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn.