Nên bổ sung sắt cho bé khi nào? Hướng dẫn đầy đủ cho ba mẹ

31/03/2025 26 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ khó phát hiện sớm nhưng có thể ảnh hưởng đến trí não, miễn dịch và sự phát triển. Vậy nên bổ sung sắt cho bé khi nào? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay để đảm bảo con yêu luôn đủ sắt.

1. Sắt – “Chìa khóa vàng” giúp bé phát triển toàn diện

Sắt là thành phần cốt lõi giúp hình thành hồng cầu, vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, liên quan mật thiết đến sự phát triển và tăng trưởng. Bên cạnh đó, sắt đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Thiếu sắt có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến trẻ em dễ mắc bệnh hơn.

Không chỉ vậy, sắt rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt là trong những năm đầu đời. 

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới – WHO: Thiếu sắt ở trẻ em dưới hai tuổi có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể và không thể hồi phục đối với sự phát triển của não. Điều này dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với việc học tập và thành tích học tập sau này. 

Một số nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, thiếu sắt giai đoạn sơ sinh tác động bất lợi đến sự phát triển về vận động và cảm xúc xã hội ở trẻ.

Thiếu sắt gây ra những ảnh hưởng không thể hồi phục đối với sự phát triển não của trẻ
Thiếu sắt gây ra những ảnh hưởng không thể hồi phục đối với sự phát triển não của trẻ

2. Khi nào nên bổ sung sắt cho bé?

Không phải bé nào cũng cần bổ sung sắt, quan trọng là đúng đối tượng, thời điểm và liều lượng. Dưới đây là những trường hợp ba mẹ cần lưu ý:

Trẻ sơ sinh bú mẹ

Trẻ đủ tháng sẽ nhận đủ lượng sắt dự trữ trong 4 đến 6 tháng đầu đời. Nếu trẻ chỉ bú mẹ, việc bổ sung sắt thường được khuyến nghị bắt đầu từ khoảng 4 tháng tuổi. Nếu trẻ được cho uống sữa công thức tăng cường sắt, thường không cần bổ sung thêm.

Nên Bổ Sung Sắt Cho Bé Khi Nào? 4 tháng tuổi là mốc quan ba mẹ lưu ý
Nên Bổ Sung Sắt Cho Bé Khi Nào? 4 tháng tuổi là mốc quan ba mẹ lưu ý

Trẻ sinh non (<37 tuần), nhẹ cân (<2,5kg)

Do dự trữ sắt thấp hơn so với trẻ đủ tháng nên cần bổ sung sớm hơn. Việc bổ sung sắt được khuyến cáo bắt đầu từ khi trẻ được 2 tuần tuổi đến 12 tháng tuổi.

Trẻ ăn dặm thiếu thực phẩm giàu sắt

Nếu bé không ăn đủ thịt, cá hay các thực phẩm giàu sắt khác, hoặc mới bước vào giai đoạn ăn dặm, lượng thức ăn còn ít, ba mẹ nên cân nhắc bổ sung thêm.

Trẻ uống nhiều sữa tươi (>600ml sữa)

Sữa tươi không chứa sắt. Đồng thời, canxi và đạm casein trong sữa gây cản trở hấp thu sắt từ các nguồn khác. Do đó, đây là đối tượng trẻ có nguy cơ cao thiếu sắt.

Trẻ mắc bệnh lý

Thiếu máu thiếu sắt hoặc có biểu hiện thiếu máu như: da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, chán ăn, tăng trưởng chậm,… Những đối tượng trẻ này thường phải bổ sung sắt liều điều trị, cao hơn rất nhiều so với các đối tượng bổ sung liều dự phòng bên trên. Do bổ sung liều cao và cần theo dõi hiệu quả điều trị, ba mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Bổ sung sắt đúng thời điểm giúp bé phát triển khỏe mạnh, tránh nguy cơ thiếu máu, suy giảm trí não và hệ miễn dịch.

3. Bổ sung sắt cho bé như thế nào để hiệu quả?

Bổ sung sắt đúng cách không chỉ giúp bé hấp thu tốt hơn mà còn tránh các tác dụng phụ như táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Để đảm bảo hiệu quả, ba mẹ cần lưu ý:

  • Uống sắt đúng thời điểm: Nên cho bé uống lúc đói để hấp thu tốt nhất. Thời điểm phù hợp khi uống sắt là trước bữa ăn 30p-1 tiếng hoặc sau ăn 1-2 tiếng.
  • Kết hợp vitamin C: Các loại trái cây như cam, chanh, quýt giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt, ba mẹ có thể cho bé uống cùng hoặc ăn kèm trong bữa ăn.
  • Bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, gan, đậu, rau xanh đậm.
  • Nên sử dụng các chất sau trước hoặc sau uống sắt 2 tiếng vì chúng gây ảnh hưởng đến sự hấp thu: sữa, phô mai, canxi, kẽm.
Bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, gan, đậu, rau xanh đậm
Bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, gan, đậu, rau xanh đậm

Mẹ có thể quan tâm:

Bổ sung sắt dự phòng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

4. Những sai lầm khi bổ sung sắt cho trẻ mà nhiều cha mẹ mắc phải

Bổ sung sắt cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, với quá nhiều thông tin trên internet, cha mẹ dễ bị rối và hiểu lầm. Dưới đây là những thông tin dễ bị nhầm lẫn:

Phân biệt bổ sung sắt liều dự phòng và liều điều trị

Liều dự phòng là liều theo nhu cầu hằng ngày của trẻ, khoảng từ 5-11mg sắt/ngày. Đây là liều khá thấp và an toàn. Còn liều điều trị dùng khi trẻ bị thiếu sắt, cao gấp 2-3 lần so với liều dự phòng. Khi dùng liều cao này, ba mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Tự ý giảm liều – rút ngắn thời gian sử dụng sắt

1 đợt bổ sung sắt nên kéo dài 2-3 tháng. Nhiều ba mẹ thường sợ con thừa sắt nên tự ý giảm liều hay ngừng sử dụng. Tuy nhiên, việc này có thể khiến việc bổ sung sắt bị gián đoạn, không đảm bảo hiệu quả.

Bổ sung sắt cho con bằng cách mẹ uống sắt rồi cho con bú

Lượng sắt trong sữa mẹ rất thấp, chỉ khoảng 0,35mg/lít. Nếu mẹ có ăn thực phẩm giàu sắt hoặc uống thêm sắt, lượng sắt này gần như không thay đổi. Do đó, mẹ không nên áp dụng cách này khi con cần bổ sung sắt.

Đợi đến khi con có dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt mới bổ sung

Thiếu sắt thường tiến triển dần dần và thường không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, tình trạng thiếu sắt vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là chức năng nhận thức. Do đó, việc bổ sung sắt đúng thời điểm giúp ngăn ngừa nguy cơ này từ sớm.

Bổ sung sắt đúng cách đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ của bé. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin để ba mẹ hiểu rõ hơn về việc bổ sung sắt cho bé, đảm bảo con yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tối ưu.


Tài liệu tham khảo:

WHO, WHO guidance helps detect iron deficiency and protect brain development

Shafir T, Angulo-Barroso R, Calatroni A, Jimenez E, Lozoff B. Effects of iron deficiency in infancy on patterns of motor development over time. Hum Mov Sci. 2006

Chang, Suying & Wang, Li & Wang, Yuying & Brouwer, Inge & Kok, F.J. & Lozoff, Betsy & Chen, Chunming. Iron-Deficiency Anemia in Infancy and Social Emotional Development in Preschool-Aged Chinese Children. 2011

Bình luận (0)

Gửi bình luận