Việc cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể là điều cần thiết, trong đó sắt và kẽm là hai chất không thể thiếu cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, sắt và kẽm có nên uống cùng nhau không? Làm thế nào để bổ sung 2 vi chất này hiệu quả? Hãy cùng khám phá thông qua bài viết của Ferrolip Baby dưới đây.
1. Tác dụng của sắt và kẽm với trẻ

Sắt và kẽm là hai loại vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ của chúng, nhưng sắt và kẽm đều là các vi chất không thể thiếu.
1.1. Vai trò của sắt với trẻ nhỏ
Sắt giúp tạo ra hemoglobin trong hồng cầu, có chức năng chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể và đưa carbon dioxide từ các mô trở về phổi.
Ngoài ra, sắt còn tạo nên myoglobin, đóng vai trò dự trữ và cung cấp oxy cho cơ bắp khi hoạt động, đồng thời có tầm quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
1.2. Vai trò của kẽm với trẻ nhỏ
Trong khi đó, kẽm thì đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển chiều cao và cân nặng ở trẻ em, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các tế bào lympho B.
Bên cạnh đó, kẽm còn cần thiết cho sự phát triển của vùng trung tâm bộ nhớ trong não và giúp chuyển hóa, hấp thụ nhiều vi lượng khác như đồng, mangan, magie, v.v.
Xem thêm: Top 5 sản phẩm bổ sung sắt kẽm cho bé an toàn và hiệu quả
2. Vì sao trẻ thường thiếu cả sắt và kẽm?
Các nguồn dinh dưỡng như kẽm và sắt chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm từ động vật như trứng, thịt bò, cua, hàu, v.v.
Tuy nhiên, việc cung cấp thực phẩm giàu sắt hoặc kẽm không luôn đảm bảo việc hấp thu chúng một cách hoàn toàn. Khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm thường chỉ nằm trong khoảng 5 – 15%, trong khi đó, khả năng hấp thu kẽm thì dao động từ 10 – 30%.
Khi trẻ em bắt đầu ăn dặm, chúng thường hấp thu carbohydrate trước tiên, sau đó mới là protein, và thường lượng protein này không nhiều.
Ngoài ra, do tỷ lệ hấp thu sắt và kẽm thấp, trẻ còn có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề như nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt và kẽm. Do đó, sau 6 tháng tuổi, tỷ lệ thiếu hụt kẽm và sắt ở trẻ thường tăng lên và thường xuất hiện cùng nhau.
Có thể mẹ quan tâm: Thực phẩm bổ sung sắt và kẽm cho bé

3. Thời điểm bổ sung kẽm và sắt tốt nhất trong ngày
Chuyên gia y tế khuyến cáo về thời điểm tốt nhất để bổ sung kẽm và sắt cho trẻ trong ngày như sau:
- Đối với kẽm: Bé nên được uống kẽm trước khi ăn sáng 1 giờ hoặc 2 giờ sau bữa sáng. Nếu trẻ đang gặp vấn đề về dạ dày thì mẹ nên cho con uống kẽm trong khi ăn để tránh rối loạn tiêu hóa và kích thích dạ dày.
- Đối với sắt: Nên cho trẻ uống vào buổi sáng vì thời điểm này nồng độ canxi và sắt trong cơ thể giảm, việc hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả cao.
4. Sắt và kẽm có nên uống cùng nhau không?
Nhiều mẹ thường băn khoăn liệu có nên bổ sung kẽm sắt cho bé đồng thời không. Về vấn đề này, mẹ nên lưu ý rằng, hoàn toàn có thể bổ sung đồng thời hai vi chất này nhưng cần cho trẻ uống với tỷ lệ tương đương nhau.
Cả kẽm và sắt đều là kim loại dòng ion hóa 2 nhưng:
- Kẽm hấp thu qua thụ thể ZIP4, vào đến lòng tế bào sẽ làm tăng protein DMT1 và mRNA nên tăng hấp thu sắt.
- Sắt chủ yếu hấp thu ở đầu tá tràng, kẽm thường hấp thu ở ruột non.
Điều đó cho thấy rằng hai vi chất này có mối tương quan qua lại, hỗ trợ hấp thu lẫn nhau.
Tuy nhiên, nếu mẹ bổ sung kẽm và sắt cho bé với tỷ lệ không tương đương nhau thì chúng có thể gây cản trở hấp thu lẫn nhau. Trong trường hợp này, mẹ cần cho con uống mỗi loại cách nhau 2 – 3 giờ để đảm bảo hiệu quả hấp thu của cơ thể.
5. Lưu ý khi bổ sung sắt và kẽm cho bé
Để phòng tránh rủi ro thiếu hụt sắt và kẽm, các bậc phụ huynh cần chủ động cung cấp các sản phẩm bổ sung cho con. Dưới đây là một số gợi ý quan trọng giúp bạn chọn lựa được sản phẩm bổ sung sắt và kẽm thích hợp cho trẻ nhỏ:

- Tránh sử dụng các sản phẩm có hàm lượng sắt, kẽm quá lớn cho mục đích phòng ngừa, vì việc tích tụ quá nhiều sắt, kẽm có thể gây ra tình trạng táo bón hoặc ngộ độc cho trẻ.
- Nên chọn các sản phẩm với hoạt chất sắt kẽm ở dạng hữu cơ, dễ dàng được cơ thể hấp thu, và nên kết hợp với vitamin C để tăng cường hiệu quả hấp thu.
- Chọn sản phẩm dễ sử dụng, không mùi, không vị tanh của sắt để trẻ dễ dàng chấp nhận.
- Việc cân đối hàm lượng sắt và kẽm là yếu tố cực kỳ quan trọng, sản phẩm bổ sung sắt, kẽm nên có tỷ lệ 1:1 để đảm bảo sự hấp thu hiệu quả nhất.
- Chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ thắc mắc, sắt và kẽm có nên uống cùng nhau không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 02499999669 hoặc website Ferrolipbaby.vn để được tư vấn và giải đáp nhé!
Bình luận