Bổ sung kẽm và sắt cho bé thế nào cho đúng

22/01/2024 1607 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Sắt và kẽm rất cần cho ổn định sức khỏe, hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, không ít trẻ đồng thời bị thiếu cả hai vi chất này. Vì thế, nhận biết để kịp thời bổ sung kẽm và sắt cho bé là cách mẹ giúp con khỏe mạnh và có được sự phát triển toàn diện.

Nhận biết dấu hiệu thiếu sắt kẽm ở trẻ em

Trước khi bổ sung kẽm và sắt cho bé, mẹ cần lưu tâm đến một số dấu hiệu cho thấy con bị thiếu hụt hai vi chất này:

  • Da nhợt nhạt, xanh xao.
  • Móng tay, móng chân bị giòn, dễ gãy, có các đường hoặc vết màu trắng.
  • Sắc thái lưỡi nhẵn, khô, sưng tấy.
  • Thường xuyên khó chịu, dễ cáu gắt, mệt mỏi, thiếu tập trung, buồn ngủ.
  • Chán ăn, bỏ bữa, ăn không có cảm giác ngon miệng. 
  • Hay bị thức giấc đêm, ngủ khó, ngủ không sâu giấc.
  • Chậm phát triển chiều cao và cân nặng.
  • Dễ mắc bệnh ngoài da như: dị ứng, phát ban,… 
Một vài dấu hiệu thiếu sắt điển hình ở trẻ
Một vài dấu hiệu thiếu sắt điển hình ở trẻ

Tại sao trẻ dễ bị thiếu cả kẽm và sắt?

Thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở nước ta, có khoảng 60% trẻ 6 tháng – 5 tuổi bị thiếu kẽm, trong đó cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Thực tế là trẻ bị thiếu kẽm cũng thường bị thiếu sắt. Nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này thường là do:

Trẻ chỉ bú sữa mẹ

Trước khi bước vào thời kỳ ăn dặm, nguồn cung cấp sắt kẽm cho bé chính là sữa mẹ và sữa công thức. Trước khi bước vào thời kỳ ăn dặm, nguồn cung cấp sắt kẽm cho bé chính là sữa mẹ và sữa công thức. Điều đáng nói là, vào 3 tháng cuối của thai kỳ, dự trữ sắt và kẽm mà cơ thể mẹ cung cấp cho thai nhi chỉ đủ để bé dùng trong 4 tháng đầu đời (nếu trẻ được sinh đúng thời gian dự tính  và mẹ bổ sung đủ dinh dưỡng trong suốt thời gian mang thai).

Khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi, hàm lượng sắt và kẽm cho bé trong sữa mẹ lần lượt giảm còn khoảng 0.35 – 0.9 mg/lít. 

Như vậy có thể thấy rằng, dù được bú sữa mẹ đầy đủ, thì vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu kẽm và sắt cho bé.

Nguyên nhân chính khiến cho trẻ dễ bị thiếu đồng thời sắt và kẽm
Nguyên nhân chính khiến cho trẻ dễ bị thiếu đồng thời sắt và kẽm

Trẻ sinh non, nhẹ cân, suy bào thai

Trước khi trẻ chào đời, lượng sắt và kẽm cho cơ thể chủ yếu được tích lũy ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Trường hợp trẻ sinh non có nghĩa là lượng sắt được tích lũy không đủ để sử dụng. 

Trẻ sinh non càng cần một lượng lớn sắt và kẽm để đáp ứng tốc độ tăng trưởng bắt kịp với trẻ chào đời đủ tháng. Trường hợp trẻ bị suy bào thai thì lại càng cần một lượng vi chất nhiều hơn nữa để đảm bảo tăng trưởng.

Vì thế, đối với nhóm trẻ này, lượng sắt và kẽm tích lũy trong cơ thể càng bị thiếu hụt so với trẻ bình thường.

Tỉ lệ hấp thu sắt kẽm thấp ở trẻ

Bước vào độ tuổi ăn dặm, trẻ không thể hấp thụ toàn bộ lượng kẽm và sắt có trong thực phẩm. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, tỷ lệ hấp thu từ thức ăn từ sắt khoảng 5 – 15% và từ kẽm chỉ 10 – 30%. 

Thực phẩm bổ sung sắt và kẽm cho trẻ chủ yếu như: hàu, ghẹ, trứng, thịt bò,… nhưng giai đoạn ăn dặm chủ yếu trẻ làm quen với tinh bột và một lượng nhỏ đạm. Vì thế, trẻ càng có nguy cơ thiếu hụt hai vi chất này.

Đặc biệt, nguy cơ rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán cũng khiến trẻ dễ bị kém hấp thu kẽm và sắt.

Thiếu kẽm cản trở hấp thu sắt ở trẻ

Đã có không ít nghiên cứu cho thấy kẽm kích hoạt chất vận chuyển sắt ở trạng thái ferroportin và oxi hóa +2 nhờ đó làm tăng khả năng hấp thu sắt. Mặt khác, kẽm còn có mặt trong quá trình chuyển hóa sắt thành hồng cầu. 

Đây là lý do khiến cho những trẻ bị thiếu kẽm suốt một thời gian dài sẽ khó hấp thu sắt. 

Tất cả nguyên nhân trên đây lý giải lý do vì sao giai đoạn sau 6 tháng tuổi, trẻ thường đồng thời bị thiếu hai vi chất này để mẹ yên tâm bổ sung kẽm và sắt cho bé.

Xem thêm:

Bổ sung sắt kẽm cho bé 6 tháng tốt nhất nên vào thời điểm nào trong ngày? Cùng lúc được không?

Thời điểm bổ sung kẽm và sắt tốt nhất trong ngày

Chuyên gia y tế khuyến cáo về thời điểm tốt nhất để bổ sung kẽm và sắt cho trẻ trong ngày như sau:

  • Đối với kẽm: Bé nên được uống kẽm trước khi ăn sáng 1 giờ hoặc 2 giờ sau bữa sáng. Nếu trẻ đang gặp vấn đề về dạ dày thì mẹ nên cho con uống kẽm trong khi ăn để tránh rối loạn tiêu hóa và kích thích dạ dày.
  • Đối với sắt: Nên cho trẻ uống vào buổi sáng vì thời điểm này nồng độ canxi và sắt trong cơ thể giảm, việc hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả cao.

Có thể bổ sung kẽm và sắt đồng thời cho bé được không?

Nhiều mẹ thường băn khoăn liệu có nên bổ sung kẽm sắt cho bé đồng thời không. Về vấn đề này, mẹ nên lưu ý rằng, hoàn toàn có thể bổ sung đồng thời hai vi chất này nhưng cần cho trẻ uống với tỷ lệ tương đương nhau.

Cả kẽm và sắt đều là kim loại dòng ion hóa 2 nhưng:

  • Kẽm hấp thu qua thụ thể ZIP4, vào đến lòng tế bào sẽ làm tăng protein DMT1 và mRNA nên tăng hấp thu sắt.
  • Sắt chủ yếu hấp thu ở đầu tá tràng, kẽm thường hấp thu ở ruột non. 

Điều đó cho thấy rằng hai vi chất này có mối tương quan qua lại, hỗ trợ hấp thu lẫn nhau.

Tuy nhiên, nếu mẹ bổ sung kẽm và sắt cho bé với tỷ lệ không tương đương nhau thì chúng có thể gây cản trở hấp thu lẫn nhau. Trong trường hợp này, mẹ cần cho con uống mỗi loại cách nhau 2 – 3 giờ để đảm bảo hiệu quả hấp thu của cơ thể.

Để biết thêm thông tin, bố mẹ có thể đọc bài viết đầy đủ: Sắt và kẽm có nên uống cùng nhau?
Buổi sáng là thời điểm nên bổ sung kẽm và sắt cho bé
Buổi sáng là thời điểm nên bổ sung kẽm và sắt cho bé

Các sai lầm thường gặp khi bổ sung sắt kẽm cho trẻ 6 tháng

Trong quá trình bổ sung kẽm và sắt cho bé 6 tháng, không ít mẹ đã phạm phải các sai lầm sau:

Lựa chọn sản phẩm không an toàn với trẻ sơ sinh

Thị trường hiện có bán nhiều chế phẩm sắt và kẽm để mẹ bổ sung cho bé nhưng trong đó có không ít loại được sản xuất từ nguyên liệu không đảm bảo. Những sản phẩm đó thường chứa chất bảo quản, phụ gia, chất điều vị,… tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh. 

Mẹ nên tìm hiểu kỹ và chọn mua dược phẩm từ nhà sản xuất uy tín, đặc biệt ưu tiên kẽm sắt hữu cơ cho bé để tăng tối đa khả năng hấp thu, tránh được tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh.

Ferrolip Baby - sản phẩm sắt amin hữu cơ an toàn cho bé
Ferrolip Baby – sản phẩm sắt amin hữu cơ an toàn cho bé

Tự ý đổi liều bổ sung cho bé

Tâm lý muốn bổ sung kẽm và sắt cho bé để con không bị thiếu vi chất khiến nhiều mẹ không chú ý đến liều lượng cần với độ tuổi của con mình. Mẹ tự ý thay đổi liều lượng cho con rất dễ khiến trẻ bị thừa hoặc thiếu sắt kẽm, gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Để tránh sai lầm này, đảm bảo hiệu quả hấp thu tốt nhất khi bổ sung sắt kẽm, mẹ hãy tuân thủ liều lượng do nhà sản xuất hoặc bác sĩ khuyến cáo.

Trộn sắt kẽm vào sữa, bánh mì, ngũ cốc

Sữa có chứa canxi có thể giảm hấp thu thu sắt. Mặt khác, nhiều loại ngũ cốc, cám gạo, bánh mì ngũ cốc,… chứa Phytates gây trở ngại cho quá trình hấp thu kẽm. Vì thế mẹ không nên trộn cùng kẽm hoặc sắt vào các loại thực phẩm này khi cho trẻ ăn.

Khi bổ sung kẽm và sắt cho bé, mẹ nên đảm bảo cân đối dưỡng chất, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây giảm hấp thu gần thời gian uống vi chất của trẻ.

Cho bé uống sắt kẽm với kháng sinh

Một số trẻ được bác sĩ kê đơn kháng sinh có kèm theo sắt hoặc kẽm. Trường hợp này, mẹ không nên cho con uống chung chúng với nhau, nhất là thuốc ciprofloxacin và tetracyclin để không làm giảm khả năng hấp thu sắt kẽm.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với mẹ trong quá trình bổ sung kẽm và sắt cho bé. Nếu đang băn khoăn chưa biết cho bé uống loại sắt nào, mẹ có thể tham khảo sản phẩm Ferrolip Baby. Đây là dược phẩm chứa thành phần sắt amin hữu cơ có khả năng tăng hấp thu và dự trữ sắt cao gấp 4 lần sắt thông thường, là dòng sản phẩm được tin dùng, mẹ có thể tìm hiểu để lựa chọn cho con.

Bình luận (0)

Gửi bình luận