Trẻ sơ sinh bị thiếu máu thiếu sắt mẹ nên ăn gì? Xem ngay 7 gợi ý tuyệt vời này

05/07/2024 1673 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các vi chất đầy đủ nhất cho trẻ sơ sinh, bao gồm chất béo, vitamin, hormone, axit amin và nhiều thành phần khác. Đặc biệt với trẻ sơ sinh thiếu máu, chế độ ăn cho mẹ càng quan trọng hơn. Vậy, trẻ sơ sinh bị thiếu máu thiếu sắt mẹ nên ăn gì? Mẹ cần lưu ý gì để cải thiện tình trạng bệnh lý này của trẻ? 

Cùng Ferrolipbaby.vn tìm hiểu những thực phẩm có ích nhất cho hỗ trợ thiếu máu ở trẻ sơ sinh ngay trong bài viết này!

1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ quan trọng thế nào với bé?

Chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng với trẻ sơ sinh thiếu máu
Chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng với trẻ sơ sinh thiếu máu

Sức khỏe tương lai của trẻ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hợp lý của mẹ trong thời kỳ mang thai và những tháng đầu đời. Theo nghiên cứu, chế độ ăn uống của người mẹ trong thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng, miễn dịch, hệ thống tạo máu và sự trao đổi chất của trẻ sơ sinh. 

Trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu trẻ sơ sinh thiếu máu là do mẹ không được bổ sung đầy đủ theo dinh dưỡng tiêu chuẩn với sắt, vitamin và các chất khác. 

Vậy, nếu bé sơ sinh của bạn đang được chẩn đoán thiếu máu? Hoặc bạn đang trong thời kì mang thai và lo lắng về bệnh lý này của con trong tương lai? Mời mẹ tiếp tục đọc các nội dung phía dưới để hiểu rõ.

2. Trẻ Sơ Sinh Bị Thiếu Máu Mẹ Nên Ăn Gì?

Trong khoảng 6 tháng đầu đời, dinh dưỡng trẻ nhận được chủ yếu đến từ sữa mẹ. Vì thế, nếu trẻ sơ sinh của bạn đang có dấu hiệu thiếu máu, rất có thể sữa mẹ đang thiếu hụt sắt và các vi chất tạo máu khác. Để cải thiện tình trạng này, Ferrolip Baby gợi ý 7 thực phẩm giàu sắt mẹ không thể bỏ qua dưới đây:

2.1. Tôm

Trẻ sơ sinh thiếu máu mẹ nên ăn gì? Tôm rim chua ngọt
Trẻ sơ sinh thiếu máu mẹ nên ăn gì? Tôm rim chua ngọt

Lợi ích: 

Tôm đặc biệt đi kèm nhiều lợi ích cho sữa mẹ sau sinh. Theo nhiều nghiên cứu, thực phẩm này chứa hàm lượng Vitamin B12 lớn để tạo máu cho trẻ sơ sinh hiệu quả và chống trầm cảm tốt cho mẹ.

Ngoài ra, các loại tôm thuyền, tôm sú có thể bổ sung hàm lượng Kẽm, Canxi và Omega-3 nhiều hơn các thực phẩm phổ thông khác. 

Chưa kể các khoáng chất như Iod, Selen và Thuỷ Ngân đều chỉ xuất hiện trong thịt tôm với nồng độ rất thấp. Nên mẹ bỉm sữa có thể đưa tôm vào bữa ăn trong thời kỳ hậu sản mà không sợ ảnh hưởng đến con yêu của mình.

Các món ăn ngon cho mẹ sau sinh

  • Tôm rim chua ngọt
  • Tôm xào hẹ
  • Tôm chiên xù

Lưu ý:

  • Dù có thể là món khoái khẩu, mẹ không nên ăn quá 3 bữa tôm 1 tuần để tránh táo bón hoặc khó tiêu.
  • Trước khi chế biến, nên ngâm tôm với một chút muối loãng và chanh để loại bỏ sán lá và ký sinh trùng.
  • Ngoài ra, mẹ sơ chế tôm chín với gừng để giảm hàn tính của tôm.
  • Tránh nấu tôm với các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C đề phòng gây ngộ độc
  • Tôm tươi giữ được hàm lượng axit amin cao hơn và ít nguy cơ bị nhiễm khuẩn hơn tôm đông lạnh.
  • Mẹ có thể kết hợp tôm với nhiều hải sản khác nhau như cua, cá thu và cá hồi để có sữa giàu sắt hơn cho con

2.2. Thịt bò

Thịt bò giàu sắt và đạm sữa cho trẻ bú mẹ
Thịt bò giàu sắt và đạm sữa cho trẻ bú mẹ

Lợi ích:

Trong tất cả các loại thịt đỏ, thịt bò là thực phẩm giàu sắt nhất mà mẹ không nên bỏ qua. Cụ thể, hàm lượng sắt trong mỗi 100g thịt nạc thăn sẽ tương đương với 3.1 mg sắt, đáp ứng hơn 20% nhu cầu sắt hàng ngày cho mẹ sau sinh. 

Khác với sắt nguồn gốc thực vật, sắt từ thịt bò là dạng sắt heme (sắt hoá trị 2) hấp thụ nhanh và dễ dàng hơn. Không những vậy, lượng chất béo, vitamin và các khoáng chất khác cũng rất tốt cho sữa mẹ sau sinh.

Các món ăn ngon cho mẹ sau sinh

  • Đu đủ xào thịt bò 
  • Hoa thiên lý xào thịt 
  • Thịt bò kho nghệ 
  • Bắp bò hầm củ sen
  • Canh rau ngót nấu thịt bò 

Lưu ý:

  • Dù là món ăn gì, thịt bò cũng nên được nấu chín hoàn toàn để tránh các nguy cơ nhiễm giun sán và ký sinh trùng
  • Mẹ không nên ăn quá nhiều thịt bò vào buổi tối vì hàm lượng sắt cao sẽ gây ra gánh nặng chuyển hoá cho gan. Và các nguy cơ quá tải sắt có thể xảy ra, dẫn đến các bệnh mạn tính sau sinh khác.
  • Kiêng kỵ nấu chung thịt bò với thịt heo, bởi hai loại thực phẩm này có thể cản trở hấp thu chất dinh dưỡng của nhau tại ruột.

2.3. Bí đỏ

Bí đỏ giàu Vitamin có lợi cho sữa mẹ
Bí đỏ giàu Vitamin có lợi cho sữa mẹ

Lợi ích

Các loại rau củ cũng là những thực phẩm mẹ cần bổ sung đều đặn sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh đang có dấu hiệu thiếu máu, mẹ nên ưu tiên chọn loại nào? 

100g bí đỏ chứa khoảng 0.5 mg sắt và nhiều Vitamin khác nhau, gồm Vitamin A, C, E. Như vậy, loại quả này an toàn và hỗ trợ phục hồi hiệu quả cho cơ thể mẹ. 

Trong khi đó, bé của bạn trong giai đoạn này chưa thể ăn dặm, các vi chất khác từ bí đỏ như Kali, beta-carotene hấp thu qua sữa mẹ sẽ giúp bé phát triển thể chất đều đặn hơn. 

Các món ăn ngon cho mẹ sau sinh

  • Sữa bí đỏ hạt sen – Hỗ trợ tiêu hoá
  • Cháo bí đỏ đậu xanh – Giảm nóng trong, mát sữa
  • Bí đỏ hầm hố lợn – Bổ sung DHA cho bé
  • Bí đỏ xào tỏi – Tăng cường sức đề kháng.

Lưu ý

  • Mẹ cần rửa bí đỏ sạch bằng nước ấm hoặc nước chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật trên vỏ. Ngoài ra, nấu bí đỏ với nhiệt quá cao cũng làm giảm đi một số vitamin bên trong đó. 
  • Không nên lạm dụng ăn quá nhiều bí đỏ trong 1 tuần. Trong giai đoạn này mẹ ít vận động, vì thế, mẹ có thể sẽ dễ tích tụ mỡ và béo phì.
  • Nếu mẹ đang bị táo bón hoặc rối loạn tiêu hoá, mẹ không nên ăn bí đỏ quá thường xuyên. Hàm lượng chất xơ cao có thể gây kích ứng đại tràng và tiêu chảy kéo dài.

2.4. Ức gà

Ức gà là món ăn hồi phục sức khoẻ nhanh nhất cho mẹ sau sinh
Ức gà là món ăn hồi phục sức khoẻ nhanh nhất cho mẹ sau sinh

Lợi ích

100g ức gà chứa khoảng 22-25g protein, cực kì tốt để cải thiện chất lượng sữa cho mẹ. Ngoài ra, các vitamin A, C, E, B1, B12 có thể sẽ giúp bạn phòng tránh các nguy cơ tim mạch và cao huyết áp.

Vitamin B12, theo sữa mẹ vào cơ thể con, có thể hỗ trợ và xúc tác cho quá trình tạo hồng cầu nhanh hơn để cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. 

Các món ăn ngon cho mẹ sau sinh

  • Sinh tố ức gà
  • Ức gà sốt cam
  • Ức gà cuộn
  • Ức gà luộc
  • Ức gà xào nấm

Lưu ý

  • Trong thịt gà có nhiều chất có thể gây dị ứng và phù vết thương, vì thế nếu sinh mổ, mẹ nên kiêng ăn thịt gà trong 2 tháng đầu tiên. 
  • Ăn ức gà sau sinh có thể là một cách tốt để bổ sung protein và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hạn chế lượng chất béo và natri trong ức gà để tránh tăng cân quá nhanh và tác động đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Chế biến ức gà bằng cách nấu hầm hoặc hấp là các phương pháp tốt nhất để giữ lại hàm lượng dinh dưỡng và đảm bảo thức ăn an toàn. Mẹ cũng nên tránh các món chiên hoặc xào, vì chúng có thể làm tăng lượng chất béo và calo.
  • Để có một bữa ăn cân đối và đa dạng, kết hợp ức gà với các loại rau, quả và các nguồn thực phẩm khác. Điều này sẽ giúp bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

2.5. Lòng đỏ trứng

Trứng luộc giàu sắt và protein
Trứng luộc giàu sắt và protein

Lợi ích

Lòng đỏ trứng không chỉ là một nguồn dinh dưỡng giàu chất béo và protein, mà còn có nhiều lợi ích đáng kể cho mẹ sau sinh và bé sơ sinh. 

Mẹ sau sinh thường mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai và sinh con. Lòng đỏ trứng giàu protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung những chất này cho cơ thể mẹ. 

Đặc biệt, mỗi 100g lòng đỏ trứng sẽ tương ứng với khoảng 7 mg sắt với khả năng hấp thu từ 3%. Protein trong lòng đỏ trứng cần thiết cho việc phục hồi cơ bắp, tái tạo tế bào, và tăng cường sức khỏe chung của mẹ.

Ngoài ra, thực phẩm này chứa rất nhiều choline, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh. Choline giúp xây dựng và duy trì cấu trúc tế bào não, cải thiện trí nhớ và khả năng học tập của bé.

Các món ăn ngon cho mẹ sau sinh

  • Trứng chiên
  • Chè lòng đỏ trứng
  • Bánh bông lan lòng đỏ trứng
  • Mỳ Ý với sốt lòng đỏ trứng
  • Salad lòng đỏ trứng

Lưu ý

  • Chọn những quả trứng tươi và chất lượng cao để chế biến. Kiểm tra ngày hết hạn sử dụng trên hộp trứng và đảm bảo trứng không bị vỡ hoặc có vết nứt.
  • Trước khi chế biến, hãy rửa sạch tay và bất kỳ dụng cụ nào sẽ sử dụng, bao gồm dao, tô, nồi, và chảo. 
  • Mẹ cần đảm bảo trứng được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Lòng đỏ trứng nên có màu vàng đậm và không còn hình dạng lỏng trong suốt. Nấu chín trứng giúp tiêu diệt các vi khuẩn có thể gây bệnh.
  • Tránh ăn lòng đỏ trứng sống hoặc chưa chín kỹ, vì trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella. Điều này rất quan trọng đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh, vì họ có thể yếu đuối hơn và dễ bị nhiễm trùng.

2.6. Gan động vật

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì? Gan bò xào hành tây
Trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì? Gan bò xào hành tây

Lợi ích

Sau khi sinh, phụ nữ thường mất một lượng lớn sắt qua máu mất và có nguy cơ thiếu máu. 100g gan động vật sẽ đi kèm với khoảng 25mg sắt heme, và vi chất này là một yếu tố quan trọng để tạo ra hồng cầu mới và quá trình tái tạo mô sau sinh. 

Cũng vì lý do này, gan lợn hoặc gan ngỗng vẫn là thực phẩm hàng đầu để cải thiện thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Sau khi sinh, một số phụ nữ có thể thiếu vitamin B12, gây ra tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và rối loạn tâm lý. Gan động vật có thể cung cấp một lượng lớn vitamin B12 giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và chức năng thần kinh.

Các món ăn ngon cho mẹ sau sinh:

  • Gan bò xào hành tây
  • Gan gà hầm nấm
  • Gan heo nướng mật ong

Lưu ý

  • Nếu bạn không sử dụng toàn bộ gan chế biến, hãy đảm bảo lưu trữ nó đúng cách để tránh ô nhiễm hoặc hư hỏng. Bạn có thể bảo quản gan trong tủ lạnh trong vòng 1-2 ngày. Nếu mẹ muốn lưu trữ lâu hơn, hãy đông lạnh gan trong túi hút chân không hoặc hộp đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
  • Trước khi chế biến, hãy làm sạch gan bằng cách gỡ bỏ màng mỏng bên ngoài và loại bỏ bất kỳ mảnh vụn hoặc mảnh nhỏ nào. Rửa sạch gan dưới nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có thể gây hại.
  • Gan có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như gan xào, gan hầm, gan nướng, hay có thể được sử dụng để làm pate gan. Ngoài ra, thời gian chế biến cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng loại gan và phương pháp chế biến cụ thể.

2.7. Cá hồi

Sushi cá hồi chứa nhiều sắt và Vitamin bổ máu cho con
Sushi cá hồi chứa nhiều sắt và Vitamin bổ máu cho con

Lợi ích

Theo các báo cáo khoa học, một khẩu phần cá hồi chứa tới 200% Vitamin B12 và sắt mà cơ thể cần hàng ngày. Ngoài ra, cá hồi là một nguồn giàu axit béo omega-3, đặc biệt là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Những axit béo này có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của em bé và hỗ trợ sự phát triển não bộ. 

Đồng thời, omega-3 còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm nhiễm trong cơ thể mẹ và bé sau sinh.

Ngoài ra, nó chứa lượng cao các chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E, selen và astaxanthin. Những chất này giúp bảo vệ tế bào tim khỏi sự tổn thương, giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể.

Các món ăn ngon cho mẹ sau sinh

  • Cá hồi nướng mật ong
  • Sushi cá hồi
  • Cá hồi hấp hành gừng
  • Salad cá hồi
  • Súp cá hồi

Lưu ý

  • Để tiêu diệt vi khuẩn và đảm bảo an toàn thực phẩm, nên chế biến cá hồi ở nhiệt độ cao. Phương pháp nướng hoặc hấp là lựa chọn tốt. 
  • Cá hồi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như axit béo omega-3, vitamin D và protein. Để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng này, mẹ nên ăn cả da và xương của chúng. 
  • Đối với phụ nữ cho con bú, việc tiếp xúc với thuỷ ngân là điều tối kỵ. Vì thế, mẹ nên ưu tiên các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

3. Trẻ sơ sinh thiếu máu mẹ nên tránh ăn gì?

Mẹ sau sinh nên tránh những thực phẩm gì?
Mẹ sau sinh nên tránh những thực phẩm gì?

Bên cạnh những thực phẩm giàu dinh dưỡng trên, để có lợi nhất cho bé sơ sinh thiếu máu của mình, mẹ nên tránh các loại đồ ăn dưới đây: 

3.1. Bạc hà

Bạc hà là một loại cây có lá màu xanh đậm và hương thơm đặc trưng. Tuy nhiên, bạc hà cũng có những tác động tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ bầu. Một số lý do mà mẹ nên tránh bạc hà trong thời gian mang thai là:

  • Bạc hà có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, gây ra cảm giác khó tiêu, ợ chua và đau dạ dày.
  • Các chất chứa trong bạc hà có thể gây nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Bạc hà có khả năng làm tăng hoạt động của hệ thống tim mạch và làm lỏng máu. Menthol trong lá Bạc hà có thể gây đau bụng nóng và các vấn đề liên quan đến huyết áp ở trẻ sơ sinh.

Vì vậy, trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên hạn chế tiêu thụ bạc hà để đảm bảo sức khỏe của mình và sự phát triển của bé sơ sinh.

3.2. Lá lốt

Lá lốt là một loại lá được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt. Tuy nhiên, khi đang cho con bú, mẹ nên tránh các món ăn chứa lá lốt vì một số lý do sau đây:

  • Lá lốt có thể gây kích ứng cho hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.
  • Loại lá này có thể chứa vi khuẩn hoặc bụi bẩn nếu không được rửa sạch hoặc xử lý đúng cách. Khi cho con bú, nguy cơ nhiễm khuẩn có thể gây tổn thương cho sức khỏe mẹ và bé.

3.3. Mì tôm

Mì tôm là một loại thực phẩm chế biến nhanh, có thể dễ dàng làm trong vài phút. Tuy nhiên, mì tôm chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi đang cho con bú. 

  • Mì tôm chứa nhiều chất bảo quản như natri benzoat và natri nitrit, có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Thực phẩm này thường chứa các chất tạo màu nhân tạo như caramel màu, gây nguy cơ gây di chứng cho thai nhi.

Thay vì sử dụng mì tôm, mẹ nên ưu tiên các món ăn tươi ngon, giàu dinh dưỡng và an toàn cho bé sơ sinh.

3.4. Đồ uống và chất kích thích

Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên tránh tiêu thụ các đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, trà đen và nước có ga. Dưới đây là lý do vì sao mẹ nên hạn chế chất kích thích khi mang thai:

  • Cà phê: Cà phê chứa caffeine, một chất kích thích mạnh có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của mẹ. Nó có thể gây giảm tiết sữa nếu lạm dụng quá mức.
  • Trà đen: Trà đen cũng chứa caffeine, gây tác động tương tự như cà phê.
  • Nước có ga: Nước có ga có thể gây tăng áp lực trong dạ dày và gây khó chịu cho mẹ.

Mẹ có thể quan tâm:

4. Lưu ý cho mẹ để phòng ngừa trẻ sơ sinh thiếu máu

  • Mẹ nên duy trì bổ sung sắt nguyên tố cho đến khi bé được 1 tháng tuổi
  • Cho bé bú sữa đều đặn trong 6 tháng đầu tiên và bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 4.
  • Cố gắng duy trì sữa mẹ cho bé càng lâu càng tốt. Lý do là vì sắt từ sữa mẹ hấp thụ nhanh và hiệu quả nhất với cơ thể bé.
  • Trẻ không được phép uống sữa bò trong vòng 12 tháng đầu tiên vì thức uống này rất dễ gây kích ứng niêm mạc ruột và giảm hấp thu sắt.
  • Nếu mẹ cần bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh, tuyệt đối hạn chế dùng chung sắt với Canxi. Vì hai khoáng chất này sẽ cản trở sự hấp thu lẫn nhau khiến trẻ vừa bị thiếu máu vừa bị loãng xương.

5. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ có đủ không?

Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây ra thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Trẻ khỏe mạnh có đủ sắt dự trữ cho nhu cầu phát triển thể chất trong 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh thiếu máu, lượng sắt duy trì này sẽ ít hơn nhiều hoặc không có, trong khi sữa mẹ chỉ có thể cung cấp tối đa 0.35 mg/L, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của bé. 

Ví dụ, trẻ 3 tháng tuổi thiếu máu thường cần phải bổ sung khoảng 8 – 10 mg sắt/ngày. Vì chưa thể ăn dặm, sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất cho bé. Như vậy, trên lý thuyết mẹ sẽ phải cho bé bú từ 25 – 28 lít sữa mẹ mỗi ngày. Điều này là không thể xảy ra. 

Lúc này, giải pháp tốt nhất mà mẹ nên hướng tới là bổ sung sắt nguyên tố theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Nhưng, làm thế nào để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất cho con? Mẹ đừng lo lắng! Ferrolip Baby là giải pháp đáng tin cậy cho trẻ sơ sinh thiếu máu hiệu nay. Mẹ tiếp tục xem qua những ưu điểm vượt trội của sản phẩm này trong phần dưới đây nhé!

6. Ferrolip Baby – Giải pháp bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Ferrolip Baby - Sắt amin lý tưởng cho trẻ sơ sinh thiếu máu
Ferrolip Baby – Sắt amin lý tưởng cho trẻ sơ sinh thiếu máu

Ferrolip Baby là sản phẩm sắt amin hữu cơ được nhập khẩu nguyên hộp từ Italia và được hàng ngàn mẹ tin tưởng để sử dụng cho con.

Với sinh khả dụng lên đến 90,9%%, Ferrolip Baby cho hiệu quả hấp thụ gấp 4 lần so với sắt viên vô cơ. Nhờ đó, sản phẩm này mang tới hiệu quả cao trong việc bổ sung sắt cho bé.

Ngoài ra, liều sắt Ferrolip Baby được tính toán khoa học và có thể dùng cho bé từ 0 tháng tuổi.

Thành phần không có phụ liệu lactose nên sản phẩm an toàn cho những bé không dung nạp được đường lactose .

Ferrolip Baby là sắt nước nhỏ giọt, có vị ngọt tự nhiên, hương đào, và không tanh, nên trẻ dễ dàng sử dụng được liên tục trong thời gian dài. 

Bài viết trên đây đã hướng dẫn đầy đủ về thắc mắc: trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì? Nếu mẹ còn thắc mắc, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn. 

Bình luận (0)

Gửi bình luận