Thiếu máu ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và giải pháp 

05/06/2023 448 lượt xem

Thiếu máu ở trẻ sơ sinh nếu không kịp thời phát hiện và được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, mẹ hãy theo dõi bài viết sau để biết được nguyên nhân và các phương pháp điều trị, phòng ngừa vấn đề này nhé. 

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị thiếu máu

Trẻ thiếu máu sơ sinh có thể do một trong số các nguyên nhân sau:

1.1 Thiếu máu ở trẻ sơ sinh do giảm sản xuất hồng cầu

Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu
Trẻ thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu

Thiếu máu ở trẻ sơ sinh do giảm sản xuất hồng cầu thường có liên quan tới các bệnh lý ở tuỷ xương hoặc thiếu hụt các thành phần tạo máu (thiếu máu dinh dưỡng).

Thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng giảm sản xuất hồng cầu do thiếu một số nguyên liệu cần thiết như vitamin b12, acid folic và đặc biệt là thiếu sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở trẻ sơ sinh thuộc các nhóm đối tượng:

  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân.
  • Trẻ 4 tháng tuổi bú mẹ 1 phần hoặc hoàn toàn nhưng không được bổ sung sắt dự phòng.
  • Trẻ trên 6 tháng biếng ăn kéo dài hoặc chế độ ăn nghèo dinh dưỡng.

Thiếu máu vì thiếu vitamin B12, acid folic thường do chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc các bệnh lý viêm ruột, hội chứng Celiac làm giảm hấp thu vitamin.

Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu máu lên tới 85%

Bệnh lý tại tuỷ xương

Một số bệnh lý hiếm gặp như hội chứng Fanconi, Diamond Blackfan cũng có thể khiến trẻ sinh ra bị thiếu máu. Khi mắc bệnh lý, tủy xương sẽ không sản xuất ra các tế bào máu hoặc các tế bào hồng cầu non bị chết trước khi trưởng thành.

1.2 Nguyên nhân tăng phá huỷ tế bào hồng cầu

Một số nguyên nhân sau đây làm tế bào hồng cầu bị phá huỷ nhanh hơn thông thường. Trong khi đó, tuỷ xương không sản xuất hồng cầu để bù lại lượng đã mất.

Thiếu máu do tăng phá huỷ tế bào hồng cầu thường do các nguyên nhân sau:

  • Thiếu men G6PD, hồng cầu liềm, thalassemia.
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con (Rh-/Rh+) hoặc truyền nhầm nhóm máu.
  • Nhiễm trùng, nhiễm độc.

Thiếu máu ở trẻ sơ sinh còn do tình trạng hồng cầu bị phá vỡ nhanh chóng

1.3 Thiếu máu ở trẻ sơ sinh do mất máu

Mất máu cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sinh ra bị thiếu máu. Bé có thể bị mất máu trong các trường hợp sau:

  • Bất thường bánh rau: Rau bong non, rau tiền đạo, vỡ mạch máu nhau thai.
  • Truyền máu từ con sang mẹ hoặc truyền máu song tha.
  • Lấy máu trong quá trình xét nghiệm và điều trị.
  • Các chấn thương khác.

Mẹ xem thêm nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em Tại Đây

2. Dấu hiệu và chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sơ sinh thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu.

2.1 Biểu hiện thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Thông thường, các triệu chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh mức độ nhẹ diễn ra khá âm thầm, khó phát hiện.

Khi trẻ thiếu máu ở mức độ vừa và nặng, mẹ có thể quan sát thấy một số dấu hiệu sau:

  • Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc vàng da.
  • Bú kém, biếng ăn.
  • Mệt mỏi, ít vận động.
  • Thở nhanh, nông.
  • Tim nhịp nhanh, huyết áp thấp.

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu thường quấy khóc nhiều và bú kém

2.2 Chẩn đoán

Một số xét nghiệm sau giúp chẩn đoán mức độ thiếu máu và tìm nguyên nhân:

  • Xét nghiệm công thức máu: số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu…
  • Xét nghiệm chẩn đoán xác định thiếu máu do thiếu sắt: ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh, mức transferrin, độ bão hoà transferrin.
  • Xét nghiệm nhóm máu.
  • Test Coombs để xác định thiếu máu do tan máu tự miễn.
  • Một số xét nghiệm và cận lâm sàng khác để phát hiện nguyên nhân thiếu máu.

3. Hậu quả khi trẻ sơ sinh thiếu máu

Thiếu máu ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các hậu quả sau:

Chậm tăng trưởng: Trẻ sơ sinh thiếu máu thường lười ti mẹ, hay mệt mỏi và có cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu kém hơn những bé khoẻ mạnh.

Kém phát triển trí tuệ: Thiếu máu làm giảm lượng oxy cung cấp cho não bộ. Tình trạng này kéo dài làm hệ thần kinh bị ảnh hưởng, trẻ chậm phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức bị suy giảm.

Suy giảm hệ miễn dịch: Trẻ thiếu máu thường xuyên mắc bệnh, nhất là các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

Biến chứng tim mạch: Khi bị thiếu máu, tim phải hoạt động nhiều hơn để đưa máu đi nuôi dưỡng các cơ quan. Hoạt động gắng sức trong 1 thời gian dài sẽ dẫn tới rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí là nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Vì thế, trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các hậu quả trên.

Thiếu máu kéo dài có thể gây ra biến chứng tim mạch ở trẻ

4. Các biện pháp điều trị trẻ sơ sinh thiếu máu

Tuỳ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau.

4.1 Thiếu máu do thiếu sắt

Điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh hiệu quả bằng sắt amin hữu cơ

Trẻ cần được bổ sung sắt trực tiếp bằng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch, trong đó, ưu tiên bổ sung sắt cho bé bằng đường uống. Liều điều trị cho trẻ thiếu sắt thiếu máu thường khoảng 3 – 6mg/kg/ngày, trong 3 – 6 tháng.

Để bổ sung sắt cho con đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chứa sắt amin – sắt hữu cơ thế hệ mới. Sắt amin đã được chứng minh có hiệu quả vượt trội nhờ sinh khả dụng cao (90.9%) và khả năng tăng lượng sắt dự trữ cho cơ thể.

Ferrolip Baby là sản phẩm bổ sung sắt amin cho bé được nhập khẩu từ Italia. Sản phẩm có liều cho trẻ từ 0 tháng tuổi nên mẹ có thể an tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt.

Ferrolip Baby bổ sung sắt amin  trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt

4.2 Thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12

Trẻ thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12 sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung bằng đường uống/tiêm.

Với những bé dưới 6 tháng, con nhận chất dinh dưỡng chủ yếu qua sữa mẹ. Vì thế, mẹ nên có chế độ ăn nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là giàu vitamin B12, acid folic như thịt, cá, hải sản, rau xanh và các loại đậu.

Với những bé trên 6 tháng, mẹ nên tăng thêm các món ăn giàu vitamin vào thực đơn ăn dặm của con.

4.3 Điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân bệnh lý

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị thiếu máu do nguyên nhân bệnh lý cần được các bác sĩ theo dõi, điều trị triệt để.

Tuỳ từng bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp như:

  • Thiếu máu do suy tuỷ: Tìm và điều trị nguyên nhân gây suy tủy, truyền máu và thực hiện ghép tuỷ hoặc cấy ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn
  • Thiếu máu do thalassemia: Truyền máu, điều trị thải sắt và ghép tuỷ càng sớm càng tốt.
  • Thiếu máu do tan máu miễn dịch: Sử dụng thuốc corticoid đường uống và truyền máu khi trẻ thiếu máu nặng.

Trẻ có thể cần truyền máu nếu thiếu máu mức độ nặng

Tuy nhiên, việc điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh thường tốn kém, mất nhiều thời gian và ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ hãy chủ động phòng ngừa thiếu máu cho trẻ sơ sinh.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

5. Phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh thiếu máu
Các cách để mẹ phòng ngừa trẻ sơ sinh thiếu máu

Để phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau:

5.1 Mẹ có 1 thai kỳ khoẻ mạnh

Trước khi mang bầu, mẹ nên đi khám và sàng lọc trước, đặc biệt là trong trường hợp trong gia đình có bệnh di truyền, thalassemia, bố hoặc mẹ có nhóm máu Rh-.

Trong suốt quá trình mang bầu, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khoẻ của mẹ và thai nhi, hạn chế nguy cơ trẻ sinh non, nhẹ cân.

Trong thai kỳ, một lượng sắt từ mẹ sẽ cung cấp cho trẻ để tạo thành lượng sắt dự trữ, sử dụng sau sinh. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung 30 – 60 mg sắt kết hợp cùng 400 mcg acid folic/ngày.

5.2 Trẻ dưới 6 tháng cần được bú mẹ hoàn toàn

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ cung cấp cho bé loại sắt dễ hấp thu và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ là biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu sắt

5.3 Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé ăn dặm

Chế độ ăn dặm của bé cần đa dạng, giàu dinh dưỡng để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng.

Mẹ nên thêm vào thực đơn của con một số thực phẩm giàu sắt và vitamin gồm: thịt bò, gan lợn, thịt nạc lợn, hải sản có vỏ, các loại rau màu xanh đậm, các loại đậu, măng tây.

Đặc biệt, mẹ chú ý không cho bé uống sữa tươi khi chưa được 12 tháng tuổi. Lượng canxi quá cao trong sữa tươi sẽ làm cản trở hấp thu sắt tại ruột, khiến con dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.

5.4 Bổ sung sắt dự phòng cho con kịp thời

Bổ sung sắt dự phòng cho bé đúng thời điểm là biện pháp cần thiết để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Hướng dẫn bổ sung sắt dự phòng cho trẻ sơ sinh từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ như sau:

Đối tượng Liều sắt dự phòng Thời gian 
Sinh thiếu tháng 2mg/kg/ngày Tháng thứ nhất – tháng thứ 12
Cân nặng khi sinh 1 – 2.5kg, bú mẹ 2 – 3mg/kg/ngày Tháng thứ 2 – tháng thứ 12
Cân nặng khi sinh dưới 1kg 3 – 4 mg/kg/ngày Tháng thứ 2 – tháng thứ 12
Trẻ 4 tháng, bú mẹ 1mg/kg/ngày Tháng thứ 4 – tháng thứ 6, 7 (khi trẻ ăn được 2 bữa ăn dặm giàu sắt/ngày).

Khi lựa chọn sắt dự phòng cho bé, mẹ có thể cân nhắc các sản phẩm sắt hữu cơ như Ferrolip Baby. Sản phẩm này chứa sắt amin, giúp hấp thụ nhanh vượt trội so với các loại sắt vô cơ thông thường. Với sắt Ferrolip Baby, trẻ cũng sẽ không bị táo bón hoặc nóng trong như trước đây nữa.

Nếu mẹ đang muốn bổ sung sắt an toàn cho bé sơ sinh của mình, đặt hàng ngay bây giờ để nhận được những ưu đãi tốt nhất:

Bổ sung sắt nguyên tố kịp thời cho trẻ

Giá SP
Số lượng
Thành tiền
295.000 ₫
- +
295.000 ₫
miễn phí vận chuyển Miễn phí vận chuyển từ 2 hộp

Bài viết trên đây đã chỉ ra các nguyên nhân và cách điều trị, dự phòng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn cụ thể.