Trẻ Thiếu Máu Nặng: Triệu Chứng Phổ Biến Và Hướng Dẫn Điều Trị

24/05/2023 1628 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Trẻ thiếu máu nặng là vấn đề mà nhiều bố mẹ trẻ đang loay hoay tìm cách giải quyết. Tình trạng này đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ bị thiếu hụt nặng hồng cầu hoặc hemoglobin, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. 

Vì bệnh lý này đi kèm với nhiều triệu chứng nguy hiểm, việc điều trị trở nên vô cùng quan trọng để giúp trẻ khỏe mạnh trở lại. Cùng Ferrolip Baby tìm hiểu về vấn đề này và những giải pháp hữu hiệu để chăm sóc sức khỏe cho con yêu!

1. Thiếu máu nặng ở trẻ em

Trẻ thiếu máu nặng
Thiếu sắt nặng là nguyên nhân hàng đầu cho thiếu máu ở trẻ

Thiếu máu là tình trạng mà trẻ em ở bất kì độ tuổi nào có thể mắc phải do các nguyên nhân như mất máu, bệnh lý tan máu hoặc rối loạn quá trình tạo máu trong cơ thể. Tuy vậy, theo WHO, tình trạng thiếu máu nặng được quy định khác nhau dựa trên nồng độ huyết sắc tố và tuổi của trẻ em. 

1.1. Mức độ và độ tuổi

Dưới đây là bảng phân loại mức độ thiếu máu để mẹ dễ dàng theo dõi và phán đoán tình trạng thiếu máu của con mình. Theo đó, tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu nặng cho trẻ là khác nhau ở các độ tuổi:

Đối tượng Chỉ số bình thường (g/L) Trẻ thiếu máu (g/L)
Nhẹ Vừa Nặng
Trẻ từ 6-59 tháng ≥110 100-109 70-99 ≤70
Trẻ từ 5-11 tuổi ≥115 110-114 80-109 ≤80
Trẻ từ 12-14 tuổi ≥120 110-119 80-109 ≤80

 

1.2. Triệu chứng thiếu máu nặng

Các triệu chứng thiếu máu nặng ở trẻ em
Các triệu chứng thiếu máu nặng ở trẻ em là gì?

Thiếu máu nặng ở trẻ em có thể gây ra một loạt các triệu chứng không đặc hiệu bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt hoặc choáng váng, buồn ngủ và khó thở, đặc biệt là khi gắng sức. Tuy nhiên, dưới đây là những biểu hiện dễ phát hiện nhất ở trẻ mà mẹ có thể quan sát được:

  • Da nhợt nhạt ở môi, tay hoặc dưới mí mắt: Da môi, tay hoặc vùng dưới mí mắt có màu nhạt hơn bình thường và thiếu sức sống.
  • Tăng nhịp tim (nhịp tim nhanh): Nhịp tim của trẻ tăng lên đột biến so với tần số bình thường. Thậm chí, phụ huynh có thể cảm nhận rõ nhịp đập mạnh khi áp tai vào ngực của trẻ.
  • Khó thở: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hít thở hoặc có cảm giác như không đủ không khí khi thở vào.
  • Lười vận động hoặc mệt mỏi: Trẻ bị thiếu máu trầm trọng có thể trở nên mệt mỏi nhanh chóng khi tham gia vào hoạt động vận động. Mẹ có thể quan sát thấy trẻ yếu đuối và không có đủ năng lượng để tham gia hoặc hoàn thành các hoạt động thông thường.
  • Chóng mặt, đặc biệt là khi đứng: Trẻ có thể cảm thấy mất cân bằng và chóng mặt khi đứng lên hoặc thay đổi tư thế.
  • Lưỡi đau hoặc sưng: Lưỡi của trẻ có thể đau hoặc sưng lên, gây ra cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn hoặc nói chuyện. Điều này có thể là do sự thiếu máu gây ra sự suy giảm dòng máu đến các mô trong vùng miệng.

1.3. Thiếu máu nặng ảnh hưởng như nào tới trẻ?

Thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số tác động tiêu biểu:

  • Sự phát triển suy yếu: Thiếu máu nặng có thể làm giảm lưu lượng máu và dẫn đến sự suy yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả tâm thần và thể chất của trẻ.
  • Yếu kém miễn dịch: Bệnh lý nặng ở trẻ có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật. Trẻ có thể trở nên dễ bị ốm và khó phục hồi khi Oxy nuôi tế bào giảm mạnh..
  • Kém tập trung và học tập: Theo một nghiên cứu ở Peru, thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập của trẻ. Trẻ bị thiếu sắt kéo dài có thể gặp khó khăn trong việc tập trung vào công việc học và có thể có sự chậm trễ trong tiến bộ học tập.
  • Tăng nguy cơ suy dinh dưỡng: Thiếu máu nặng có thể làm giảm sự hấp thụ dưỡng chất và gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

2. Các nguyên nhân thiếu máu nặng phổ biến ở trẻ em

Sau khi được sinh ra từ tủy xương, hồng cầu có thể duy trì đời sống của nó trong khoảng 120 ngày. Do đó, tuỷ xương liên tục sản xuất hồng cầu thay thế những tế bào già cỗi trước đó. 

Như vậy, bất cứ tác nhân nào can thiệp làm ngưng trệ quá trình này đều dẫn đến thiếu máu ở trẻ nhỏ. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu nặng mà mẹ phải đặc biệt quan tâm.

2.1. Thiếu sắt nặng (Sinh non, kém hấp thu sắt)

Thiếu sắt là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em, và có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

Lý do đầu tiên có thể là trẻ nhỏ đã và đang không có chế độ dinh dưỡng đủ sắt từ bữa ăn và sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ sinh non nhẹ cân, sinh đôi hoặc không được cung cấp đủ sắt trong quá trình phát triển trong bụng mẹ cũng có thể gây ra thiếu sắt nặng.

Cuối cùng, một số bệnh mạn tính như tiêu chảy kéo dài, kém hấp thu, hoặc cắt dạ dày có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt đáng kể. Và khi tình trạng này kéo dài một vài năm, trẻ có thể mắc phải thiếu máu mạn tính nghiêm trọng.

2.2. Mất máu

Khi trẻ em mất hồng cầu số lượng lớn, cơ thể của chúng bị thiếu thể tích máu và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Các phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết chảy máu do chấn thương ngoại vi và cầm máu cho trẻ. Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khác gây chảy máu bên trong không dễ nhận biết như:

  • Chảy máu tiêu hóa do các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, trĩ, hoặc ung thư đường ruột: Thiếu máu do những bệnh này thường xảy ra một cách âm thầm và để lại nhiều hậu quả nặng nề.
  • Chảy máu tiêu hóa do trẻ sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hay aspirin trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.

2.3. Bệnh lý tủy xương

Suy tuỷ xương có thể dẫn đến thiếu máu nặng cho trẻ nhỏ
Suy tuỷ xương có thể dẫn đến thiếu máu nặng cấp tính cho trẻ nhỏ

Suy tủy xương ở trẻ em gây thiếu máu là một tình trạng hiếm gặp. Theo đó, cơ thể trẻ có thể giảm mạnh sản xuất các dòng tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu. Thiếu máu là một biến chứng nguy hiểm trong suy tủy xương, vì vậy cần phát hiện và điều trị kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh.

Suy tủy xương có thể dẫn đến giảm cả ba dòng tế bào máu, và mức độ nguy hiểm của chúng được coi là tương đương. Tuy nhiên, hồng cầu có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não. 

Do đó, thiếu máu có thể dẫn đến thiếu oxy não, gây ra các biến chứng thần kinh nguy hiểm hoặc thậm chí gây tử vong trong thời gian ngắn.

2.4. Ung thư

Ung thư là một căn bệnh nghiêm trọng, và cụ thể, ung thư máu, ung thư xương và ung thư ruột kết có thể gây ra tình trạng thiếu máu nặng mãn tính ở trẻ nhỏ.

Ung thư xảy ra khi các tế bào trong cơ thể trở nên bất thường và nhân lên không kiểm soát được. Nó ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, và mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn của nó. 

Theo nhiều nghiên cứu từ Healthline, luôn có khoảng 30-90% người mắc ung thư dẫn đến thiếu máu. Và nhiều báo cáo khoa học cũng đã khẳng định, thiếu máu là một yếu tố nguy cơ cao với việc phát triển các bệnh ung thư.

2.5. Nhiễm trùng lâu dài

Thiếu máu nặng ở trẻ còn có thể là hậu quả của các rối loạn viêm mãn tính, như nhiễm trùng, bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp). Tuy nhiên, quá trình này thường bắt đầu dạng cấp tính trong hầu hết các trường hợp nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm, bao gồm cả chấn thương hoặc sau phẫu thuật.

Trong các viêm nhiễm nặng, các cytokine có nguồn gốc từ đại thực bào (ví dụ, interleukin-1-beta) góp phần gây ra việc giảm sản xuất EPO và suy giảm khả năng cung cấp sắt do tăng tổng hợp hepcidin ở gan.

Từ đó, máu mới được sản xuất ra giảm đi đáng kể và gây ra thiếu máu mạn cho trẻ.

Mẹ đang lo lắng vì con có thể đang thiếu máu thiếu sắt? Mẹ để lại thông tin để Dược Sĩ tư vấn chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của con:

Mời mẹ đọc thêm:

3. Những trẻ em nào dễ bị thiếu máu nặng?

Theo nhiều nghiên cứu, dưới đây là những đối tượng trẻ em có nguy cơ bị thiếu máu nặng:

  • Sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Sống trong cảnh nghèo đói và thiếu dinh dưỡng kéo dài.
  • Chế độ ăn không có sắt, vitamin hoặc nhiệt chất.
  • Tai nạn mất máu .
  • Các bệnh kéo dài như nhiễm trùng, bệnh thận hoặc gan.

4. Điều trị thiếu máu nặng ở trẻ em

Như vậy, thiếu máu nặng ở trẻ em để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, trong phần dưới đây, Ferrolip Baby sẽ giúp các mẹ hiểu rõ về các liệu pháp điều trị thiếu máu nặng.

4.1. Bổ sung sắt nguyên tố

Nguyên tắc điều trị:

Mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định cho bé uống sắt. Theo các khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới, mẹ có thể tham khảo hướng dẫn điều trị dưới đây.

  • Liều điều trị: 3 – 6mg/kg/ngày.
  • Thời gian: 3 – 6 tháng.

Sau 3 tháng, trẻ nên được đưa đi khám lại về các thông số máu để có được đánh giá hiệu quả điều trị tốt nhất. Mẹ lưu ý không cho trẻ uống sắt quá 6 tháng liên tục vì có thể vướng vào nguy cơ thừa sắt, gây tổn thương cho các mô tế bào bên trong.

Lưu ý:

  • Ưu tiên sắt nước: Mẹ hãy chọn cho bé các sắt nước hữu cơ như Ferrolip Baby vì dễ hấp thu và ít tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Chọn sắt II amin: Mẹ hãy dành sự ưu tiên cho sắt II amin, có nguồn gốc hữu cơ được xem là tối ưu cho sức khỏe của bé. Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu và nhiều nhà khoa học đã chứng minh hiệu quả vượt trội lên đến 90.9% so với các loại sắt truyền thống như sulfat và polymaltose. 
  • Mùi vị: Vị tanh ở sắt có thể là nỗi ám ảnh với trẻ em khi phải uống lâu dài. Để khắc phục vấn đề này, mẹ nên sử dụng các sản phẩm sắt ứng dụng công nghệ mới để giảm vị tanh, giúp con hợp tác hơn.
  • Thời điểm uống sắt: Để đảm bảo bé hấp thụ tối đa, mẹ nên ưu tiên cho bé uống sắt vào buổi sáng khi cảm thấy đói, hoặc sau khi ăn ít nhất 1 giờ. Đồng thời, lưu ý rằng trước khi bổ sung sắt, bé cần được uống canxi hoặc kháng sinh (nếu có) ít nhất 2 giờ trước để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.2. Truyền Máu

Truyền máu PRBC là phương pháp điều trị thiếu máu cấp tính phổ biến. Đối với trẻ em, chỉ định truyền máu không chỉ dựa trên mức độ huyết sắc tố, mà còn xem xét tác động lâm sàng và triệu chứng. 

Theo hướng dẫn điều trị chung từ bộ Y Tế, trẻ chỉ có thể nhận được chỉ định truyền máu khi đang ở trong tình trạng thiếu máu cấp:

  • Mức độ nhẹ: Mất ít hơn 500ml máu, mạch và huyết áp bình thường
  • Mức độ trung bình: Mất từ 500-1000ml máu, mạch đập 100-120 lần/phút và huyết áp cao hơn 90 mmHg.
  • Mức độ nặng: Mất hơn 1000ml máu, choáng, thiểu niệu hoặc vô niệu.

Liều truyền máu PRBC là 10-15mL/kg trong 3-4 giờ với tốc độ truyền máu thay đổi tùy theo tình trạng bệnh nhân. Tất nhiên, cần lưu ý nguy cơ gây suy tim do truyền máu nhanh ở bệnh nhân thiếu máu mạn tính và bệnh nhân tim mạch bị tổn thương.

Truyền máu kịp thời cho trẻ với cơn thiếu máu cấp
Truyền máu kịp thời cho trẻ với cơn thiếu máu cấp

4.3. Điều trị suy tủy

Suy tủy xương bản chất là bản chất bệnh lý liên quan đến giảm sản tế bào tủy, dẫn đến giảm sinh cả ba tế bào dòng máu ngoại vi và thiếu máu. Nguyên nhân chủ yếu của nó là nhiễm trùng, di truyền, hoặc ngộ độc hoá chất.

Sơ đồ điều trị thiếu máu do suy tuỷ ở trẻ em
Sơ đồ điều trị thiếu máu do suy tuỷ

5. Cách phòng ngừa thiếu máu nặng hiệu quả?

  • Bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng khác: Bổ sung đầy đủ vitamin và các yếu tố vi lượng trong chế độ ăn hàng ngày là một cách quan trọng để phòng ngừa thiếu máu nặng. Đặc biệt, vitamin B12, axit folic và sắt là những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sản xuất hồng cầu và cung cấp oxy cho cơ thể. 
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Hãy cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, hải sản, đậu, lạc, hạt và các loại rau xanh lá trong chế độ ăn hàng ngày. 
  • Cải thiện hấp thu cho trẻ bằng vitamin C: trẻ thiếu máu nhiều thường do hấp thu sắt kém. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện quá trình hấp thu sắt cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin C và cung cấp nước ép hoa quả tươi. Vitamin C giúp cải thiện hấp thu sắt từ các nguồn thực phẩm, trong khi nước ép hoa quả giàu axit citric và axit malic cũng tăng cường quá trình hấp thu này. 
Cải thiện và phòng ngừa thiếu máu bằng sữa bò
Cải thiện và phòng ngừa thiếu máu bằng sữa bò
  • Hạn chế lạm dụng sữa bò:Một số nguyên nhân thiếu máu nặng có thể liên quan đến lạm dụng sữa bò, đặc biệt là ở trẻ em. Sữa bò có thể gây ra hiện tượng thiếu máu do sự cạnh tranh giữa sắt heme (có nguồn gốc từ thịt) và sắt phi heme (có nguồn gốc từ sữa). Do đó, hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều sữa bò và thay thế bằng các nguồn sữa không động vật như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân có thể giúp hấp thu sắt tốt hơn.

Xem thêm cách phòng ngừa thiếu máu cho bé Tại Đây

6. Ferrolip Baby – Sắt amin hỗ trợ cho trẻ thiếu máu nặng

Ferrolip Baby - Sắt của chuyên gia hỗ trợ trẻ thiếu máu nặng
Ferrolip Baby – Sắt của chuyên gia hỗ trợ trẻ thiếu máu nặng

Bạn đang tìm kiếm một phương pháp đáng tin cậy để bổ sung sắt cho bé yêu của mình? Ferrolip Baby – một lựa chọn tuyệt vời đã đến để giúp bạn! Với công nghệ tiên tiến và chứng chỉ ISO, sản phẩm này là một giải pháp toàn diện để đảm bảo bé nhận đủ lượng sắt cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh.

Với sắt amin – sắt II hữu cơ thế hệ mới, Ferrolip Baby đem lại nhiều ưu điểm vượt trội cho bé yêu của bạn. Khả năng hấp thụ của sắt Ferrolip Baby gấp 4 lần so với sắt sulfat và tỷ lệ hấp thụ lên đến 90.9%, giúp bé tiếp thu sắt hiệu quả mà không gây táo bón hay nóng trong.

Sắt nước nhỏ giọt của Ferrolip Baby thích hợp cho bé từ 0 tháng tuổi. Không chỉ vậy, sản phẩm còn không tanh và mang vị ngọt thơm ngon từ fructose (an toàn cho bé không dung nạp lactose), tạo nên một trải nghiệm thú vị cho bé mỗi lần dùng.

Đừng để sự thiếu hụt sắt ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé yêu! Hãy chọn Ferrolip Baby và tạo nền tảng vững chắc cho một cuộc sống khỏe mạnh cho bé ngay từ bây giờ!

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề “trẻ thiếu máu nặng”. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được giải đáp cụ thể. 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận