Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không? Khắc phục như thế nào? 

09/03/2023 2770 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Nhiều mẹ thắc mắc “Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không? Làm sao để khắc phục tình trạng này?” Những băn khoăn này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mẹ hãy cùng Ferrolipbaby.vn tham khảo nhé! 

1. Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không?

Thiếu sắt ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ nhỏ bởi một số nguyên nhân sau:

1.1 Bé bồn chồn, lo lắng

Thiếu sắt khiến oxy tới các mô ít hơn, hệ thần kinh giao cảm bị thiếu oxy, tim đập nhanh dẫn đến tình trạng như:

  • Cáu gắt, lo lắng, bồn chồn không yên
  • Thần kinh căng thẳng
  • Lo sợ, nhịp tim nhanh, có thể thở nhanh, gấp

Cảm giác bồn chồn, lo lắng khiến bé ngủ không sâu và dễ tỉnh giấc, quấy khóc khi ngủ.

nguyên nhân trẻ thiếu sắt khó ngủ

Cảm giác lo lắng quá mức là nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt khó ngủ

1.2 Hội chứng chân không đứng yên

Khi thiếu sắt, trẻ có nguy cơ cao bị hội chứng chân không đứng yên. Đây là hội chứng gây ra cảm giác ngứa, nhức hoặc đau rát ở 2 chân. Cảm giác này giảm khi chân di chuyển và tăng lên khi con ngồi, hoặc nằm nghỉ ngơi. Điều này khiến con rất khó để bắt đầu giấc ngủ.

hội chứng chân không đứng yên ở trẻ

Trẻ thiếu sắt mất ngủ do hội chứng chân không đứng yên

Vậy trẻ thiếu sắt có khó ngủ không? Câu trả lời là có. Ngoài khó ngủ, thiếu sắt còn có thể gây ra những triệu chứng khác như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, chán ăn, chậm phát triển, kém tập trung…

Thiếu sắt khó ngủ gây những hậu quả nghiêm trọng tới thể chất và tinh thần của bé. Vì thế, mẹ hãy chú ý thực hiện các biện pháp cải thiện và phòng ngừa tình trạng này.

2. Hậu quả khi trẻ bị thiếu sắt khó ngủ

Thiếu sắt khó ngủ gây ra những hậu quả như:

2.1 Bé cáu gắt, quấy khóc

Theo nghiên cứu, ngủ ít khiến bé kiểm soát cảm xúc khó hơn, tăng nguy cơ con lo lắng, giận dữ và cáu gắt vô cớ. Ngoài ra, những bé thường xuyên bị mất ngủ sẽ có tỷ lệ hành vi bạo lực với mọi người xung quanh cao hơn.

hậu quả trẻ thiếu sắt khó ngủ

Thiếu ngủ khiến khiến bé khó chịu và quấy khóc nhiều hơn

2.2 Ảnh hưởng tới các hoạt động ban ngày

Ngủ ít, không sâu giấc vào ban đêm khiến bé luôn có cảm giác buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày. Trẻ không muốn hoạt động, không tỉnh táo để tập trung học hành. Vì thế, những trẻ thiếu sắt khó ngủ thường có kết quả học tập bị suy giảm.

2.3 Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, sự tăng trưởng

Theo nghiên cứu, khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormone GH cao gấp 4 lần khi thức. Đây là hormone chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng chiều cao ở trẻ. Chính vì thế, trẻ thiếu sắt khó ngủ thường chậm phát triển chiều cao, có nguy cơ thấp còi hơn các bạn cùng độ tuổi.

2.4 Tăng nguy cơ trẻ bị bệnh

Nghiên cứu ở Ai Cập chỉ ra, những trẻ thiếu sắt có hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả vì giảm số lượng và giảm hoạt động của các yếu tố miễn dịch như IgA, IgG, bạch cầu… Điều này tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập và làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh nhiễm trùng.

Đồng thời, việc không ngủ đủ giấc khiến cơ thể không đủ thời gian để phục hồi sức khoẻ. Trẻ dễ ốm và mất nhiều thời gian để phục hồi hơn thông thường.

Để biết được chính xác hơn bé nhà mình đang gặp tình trạng gì, mẹ để lại liên hệ ngay dưới đây để nhận được các tư vấn chính xác từ chuyên gia:

3. Cách khắc phục trẻ thiếu sắt khó ngủ

Mẹ có thể cải thiện tình trạng thiếu sắt khó ngủ của trẻ bằng cách bổ sung đủ sắt cho trẻ, kiểm tra môi trường xung quanh và khắc phục một số nguyên nhân khác, cụ thể như sau:

3.1. Bổ sung đủ sắt cho trẻ

Bổ sung sắt cho bé là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện triệt để tình trạng trẻ thiếu sắt khó ngủ. Mẹ bổ sung sắt cho con thông qua 2 biện pháp sau:

Cho bé uống sắt trực tiếp

Khi con có các dấu hiệu thiếu sắt, mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và chỉ định điều trị. Thông thường, liều điều trị cho trẻ thiếu sắt sẽ bắt đầu ở mức 3mg/kg/ngày.

Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi và mức độ thiếu sắt của trẻ mà liều lượng có thể thay đổi từ 3 – 6mg, thời gian bổ sung sắt khoảng 3 – 6 tháng.

Triệu chứng khó ngủ do thiếu sắt của trẻ có thể được cải thiện trong 4 tuần đầu kể từ khi bổ sung sắt. Tuy nhiên, mẹ nên tiếp tục cho bé uống ít nhất 2 tháng tiếp theo để tăng lượng sắt dự trữ, phòng ngừa tái phát tình trạng thiếu sắt sau này.

Sau 3 tháng cho bé uống sắt, mẹ nhớ cho con đi khám lại để bác sĩ xem xét chỉ định dừng hoặc tiếp tục bổ sung.

Mẹ chú ý không cho trẻ uống sắt vào bữa tối bởi sẽ làm trẻ cồn cào khó ngủ và sự hấp thu của sắt cũng bị giảm đi đáng kể.

bổ sung sắt cho trẻ

Liều bổ sung sắt khác nhau ở từng độ tuổi và tình trạng sức khoẻ

Bổ sung sắt cho trẻ qua chế độ ăn

Trong giai đoạn này, mẹ có thể tăng cường cho con bú mẹ để bé nhận được thêm sắt và các chất dinh dưỡng, cũng như tạo cảm giác an toàn cho trẻ.

Với những bé ăn dặm, mẹ cần chọn những thực phẩm giàu sắt và chất dinh dưỡng để con phát triển tốt như thịt bò, thịt gà, gan động vật, hải sản, các loại hạt và rau màu đậm.

Mẹ nên ưu tiên sắt từ động vật bởi trong đó chứa cả 2 loại sắt heme và non-heme nên khả năng hấp thu cao hơn thực vật.

thực phẩm cho trẻ thiếu sắt khó ngủ

Một số thực phẩm giàu sắt phù hợp với chế độ ăn dặm của bé

3.2. Cải thiện qua các nguyên nhân khác

Một số bệnh lý về tiêu hoá (đầy hơi, chướng bụng, đau bụng) hoặc hô hấp (viêm amidan, viêm mũi họng khiến con khó thở) cũng là nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt bị khó ngủ.

Vì thế, trẻ cần được điều trị triệt để các nguyên nhân này để có một giấc ngủ chất lượng hơn.

cải thiện nguyên nhân trẻ thiếu sắt khó ngủ

Trẻ ho, sốt, rối loạn tiêu hoá khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, khó ngủ

3.3. Kiểm tra môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh khi bé ngủ cũng là yếu tố cần cải thiện để con có 1 giấc ngủ ngon hơn. Vì thế, mẹ nên kiểm tra và loại bỏ những yếu tố sau nhé.

  • Phòng ngủ quá sáng, không thích hợp với trẻ.
  • Nhiệt độ phòng ngủ khiến trẻ bị lạnh hoặc nóng.
  • Tã bỉm của bé để quá lâu hoặc con đi nặng mà mẹ không biết khiến bé khó chịu.
  • Giường chiếu hoặc quần áo không sạch sẽ khiến bé khó chịu ngứa ngáy.
  • Môi trường quá ồn ào.
  • Trẻ bú ít, ăn ít không đủ nên đói dẫn đến khó ngủ.

cải thiện môi trường xung quanh

Trẻ nằm trong điều hòa quá lạnh dễ dẫn đến những bệnh lý hô hấp, khó ngủ

4. Phòng ngừa tình trạng thiếu sắt khó ngủ

Tình trạng trẻ thiếu sắt khó ngủ được phòng ngừa bằng những cách sau:

4.1. Bổ sung sắt dự phòng cho bé

Dưới đây là hướng dẫn bổ sung sắt dự phòng cho trẻ từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Nhi khoa Canada:

Đối tượng Liều uống sắt Thời gian dự phòng
Trẻ sinh non bú mẹ 2mg/kg/ngày Từ tháng đầu tiên đến 12 tháng tuổi
Trẻ sinh non dùng sữa công thức tăng cường sắt 1mg/kg/ngày Từ tháng đầu tiên đến 12 tháng tuổi
Trẻ sinh dưới 1kg 3 – 4 mg/kg/ngày Từ tuần 6 – 8 tới khi được 1 tuổi.
Trẻ sinh nhẹ cân (1 – 2,5kg)  2 – 3 mg/kg/ngày (tối đa 15mg/ngày) hoặc uống sữa công thức giàu sắt (12mg sắt/lit). Từ tuần 6 – 8 tới khi được 1 tuổi.
Trẻ 4 tháng tuổi 1mg sắt/kg/ngày từ tháng thứ 4 cho đến khi con có thể ăn dặm 2 bữa mỗi ngày

4.2. Dinh dưỡng hợp lý

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt dễ hấp thu, dưỡng chất và các yếu tố miễn dịch để con khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt. Vì thế, con nên được bú mẹ ngay sau sinh, hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài tới 24 tháng hoặc hơn.

Giai đoạn này trẻ có thể dạy bú đêm 3 – 4 lần để tránh nguy cơ hạ đường huyết, vàng da. Mẹ có thể cho con bú mà không cần đánh thức bé dậy và chú ý tư thế để hạn chế nguy cơ trẻ bị sặc.

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ bắt đầu ăn dặm, vậy nên mẹ cần chú ý bổ sung cho con những thực phẩm giàu sắt và đa dạng chế độ ăn. Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn sát giờ ngủ sẽ khiến trẻ đầy bụng, chướng bụng, trằn trọc khó ngủ.

Mẹ nên tránh cho con ăn những thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa và nhớ vệ sinh sạch sẽ thực phẩm, nấu chín để giảm nguy cơ nhiễm giun sán của bé.

Thời điểm này mẹ có thể không cần cho bé bú đêm hoặc giảm số cữ bú để không ảnh hưởng tới giấc ngủ của cả mẹ và bé.

trẻ 6 tháng tuổi hạn chế bú đêm

Trẻ trên 6 tháng có thể giảm tần suất bú đêm 

4.3. Tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ của bé

Để bé có một giấc ngủ ngon mẹ cần cho bé một môi trường thoải mái:

  • Không khí trong lành, sạch sẽ, yên tĩnh
  • Ánh sáng vừa đủ, thích hợp với thị lực của trẻ
  • Nhiệt độ ấm áp, không quá lạnh hay quá nóng, phù hợp với bé
  • Giữ vệ sinh cá nhân cả mẹ và bé
  • Giường ngủ, chăn gối sạch sẽ
  • Mẹ nhớ kiểm tra để ý tã bỉm và thay cho con thường xuyên
  • Mẹ tập cho bé nhận thức ngày đêm để bé ngủ nghỉ đúng giờ phù hợp với sinh hoạt và phát triển của bé

phòng ngừa trẻ thiếu sắt khó ngủ

Mẹ hãy thường xuyên thay tã bỉm cho con để con được thoải mái ngủ ngon hơn nhé! 

5. Ferrolip Baby – Giải pháp bổ sung sắt cho bé hiệu quả từ Italia

Nếu mẹ đang tìm kiếm sản phẩm bổ sung sắt cho bé để khắc phục tình trạng trẻ thiếu sắt thì Ferrolip Baby là một lựa chọn tối ưu.

Ferrolip Baby được nhập khẩu chính hãng từ Italia và có thành phần từ sắt amin. Đây là loại sắt hấp thu nhanh gấp 4 lần sắt sulfat và có sinh khả dụng đạt 90.9%. Do đó, sắt Ferrolip Baby đem đến hiệu quả vượt trội bổ sung sắt cho trẻ và hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ

Đặc biệt, sắt Ferrolip Baby còn có liều cho bé từ 0 tháng tuổi, an toàn với trẻ bất dung nạp lactose và không gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá như táo bón, đầy bụng, nóng trong, tiêu chảy.

Sản phẩm được yêu thích nhờ hương đào dễ uống và có ống nhỏ giọt tiện lợi.

ferrolip baby - siro sắt cho bé tốt nhất

Ferrolip Baby – Giải pháp bổ sung sắt cho bé từ Italia

Bài viết trên đã giải đáp băn khoăn “trẻ thiếu sắt có khó ngủ không?” và hướng dẫn cụ thể cách khắc phục, phòng ngừa. Nếu mẹ còn thắc mắc, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn. 

Bình luận (0)

Gửi bình luận