13 dấu hiệu trẻ thiếu sắt mẹ không thể chủ quan

28/02/2023 2093 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Thiếu sắt gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ của trẻ như: chậm phát triển, tăng trưởng kém và hay ốm. Vậy trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì? Có nguy hiểm đến tính mạng khồn? Trong bài viết này, Ferrolipbaby.vn sẽ chỉ ra 13 dấu hiệu trẻ thiếu sắt để mẹ phát hiện sớm và có các biện pháp cải thiện kịp thời cho bé.

1. Nhóm trẻ có nguy cơ cao bị thiếu sắt

Những bé thuộc các nhóm dưới đây có nguy cơ thiếu sắt rất cao:

  • Trẻ sinh trước tuần 37
  • Cân nặng khi sinh của con dưới 2.5kg.
  • Trẻ 4 tháng tuổi.
  • Bé 6 tháng chưa ăn dặm hoặc đã ăn dặm nhưng biếng ăn kéo dài, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, ăn chay.
  • Trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi hoặc trên 1 tuổi uống trên 700ml sữa tươi mỗi ngày.
  • Trẻ mắc một số bệnh lý: nhiễm trùng mạn tính, hấp thu kém, xuất huyết tiêu hoá, giun sán…

nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ biếng ăn dặm có nguy cơ thiếu sắt cao vì không được cung cấp đủ sắt từ thực phẩm

2. 13 dấu hiệu trẻ thiếu sắt mẹ nên biết

Nhiều trường hợp bé bị thiếu sắt không có biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ ràng, rất khó phát hiện. Vậy trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì? Trong quá trình chăm sóc bé, mẹ hãy quan sát kỹ để phát hiện những dấu hiệu trẻ thiếu sắt dưới đây:

2.1 Da xanh, niêm mạc nhợt

Sắt là thành phần chính cấu tạo nên hemoglobin – tạo sắc đỏ cho máu. Khi cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin suy giảm nên máu nhạt màu hơn thông thường. Điều này khiến cho da và niêm mạc của bé xanh xao, nhợt nhạt.

Để phát hiện dấu hiệu này, mẹ thực hiện theo hướng dẫn sau:

Quan sát da: Đặt bé bên cạnh các trẻ khoẻ mạnh, đủ sắt sẽ thấy da con xanh xao hơn.

Quan sát niêm mạc mắt: Mẹ dùng ngón tay cái kéo nhẹ mí mắt dưới của con và quan sát niêm mạc bên trong mí mắt. Những bé bị thiếu sắt sẽ có niêm mạc mắt nhợt nhạt hơn.

Quan sát lòng bàn tay, bàn chân: Lòng bàn tay, bàn chân của trẻ nhợt nhạt hơn thông thường.

da xanh là triệu chứng thiếu sắt ở trẻ em

Lòng bàn tay của trẻ thiếu sắt nhợt nhạt hơn thông thường

2.2 Tay chân lạnh

Thông thường, ngón tay, ngón chân của bé sẽ được làm ấm nhờ lượng máu lưu thông liên tục.

Trong trường hợp thiếu sắt, lượng máu lưu thông giảm khiến tay chân con luôn ở trạng thái lạnh bất kể thời tiết lạnh hay nóng.

2.3 Hay mệt mỏi

Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hóa tạo năng lượng. Khi thiếu sắt, năng lượng tạo ra không đủ đáp ứng cho các hoạt động của cơ thể.

Vì thế, trẻ thiếu sắt thường xuyên có cảm giác mệt mỏi. Mẹ có thể phát hiện dấu hiệu bằng cách: quan sát thấy con chỉ muốn nằm, ngồi 1 chỗ, ít vận động, bao gồm cả những hoạt động thường ngày.

2.4 Đau đầu, chóng mặt

Thiếu sắt khiến lượng hemoglobin không đủ làm giảm cung cấp oxy cho các tế bào não. Lúc này, trẻ sẽ xuất hiện các cơn đau đầu, chóng mặt.

Dấu hiệu này dễ nhận biết hơn ở trẻ lớn khi con kêu đau đầu. Với bé nhỏ hơn, mẹ có thể nhận biết qua việc bé quấy khóc, dùng tay ôm đầu.

Tuy nhiên, nếu con đau đầu, chóng mặt kèm sốt và nôn vọt thì có thể bé đang bị đau đầu do các nguyên nhân cấp tính (viêm màng não, viêm não) và cần được đưa tới bệnh viện kịp thời.

2.5 Biếng ăn

Một trong những biểu hiện trẻ thiếu sắt ở trẻ em điển hình là biếng ăn. Triệu chứng này gây ra do thiếu sắt làm viêm teo gai lưỡi với các triệu chứng: đau, rát miệng lưỡi khi ăn, ăn không ngon miệng do mòn các gai vị giác và giảm tiết nước bọt.

Tình trạng biếng ăn của trẻ tăng khi mức độ thiếu máu tăng dần và tiến triển thành thiếu máu do thiếu sắt.

biếng ăn là triệu chứng thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ thiếu sắt thường biếng ăn do cảm giác đau rát miệng, lưỡi khi ăn

2.6 Hội chứng chân không đứng yên

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hội chứng chân không đứng yên là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu sắt.

Hội chứng này gây cảm giác ngứa ngáy, đau ở hai chân, thôi thúc bé phải di chuyển chân để dễ chịu hơn. Cảm giác khó chịu tăng trong khi con nghỉ ngơi, đặc biệt là lúc bé ngủ. Điều này dẫn tới triệu chứng khó ngủ ở trẻ thiếu sắt.

2.7 Ngủ trằn trọc, dễ tỉnh giấc

Thiếu sắt khiến trẻ lo lắng, bồn chồn ngay cả khi đang ngủ nên dễ bị giật mình tỉnh giấc. Đồng thời, cảm giác khó chịu ở chân (hội chứng chân không đứng yên) càng khiến bé khó ngủ hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khó ngủ ở trẻ như thiếu canxi, magie, bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bé khó ngủ kèm theo các biểu hiện như xanh xao, nhợt nhạt, biếng ăn…thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang bị thiếu sắt. Lúc này, mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán và bổ sung sắt kịp thời.

trẻ ngủ trằn trọc do thiếu sắt

Khó ngủ, hay tỉnh giấc là biểu hiện cảnh báo thiếu sắt ở trẻ em 

2.8 Hay quấy khóc

Sắt là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất serotonin và dopamin – hai loại hormone điều chỉnh tâm trạng, mang lại trạng thái tích cực, vui vẻ cho trẻ.

Thiếu sắt làm giảm sản xuất 2 loại hormone này khiến bé hay lo lắng, sợ hãi, cáu giận và thường xuyên quấy khóc. Một nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ sơ sinh có nồng độ huyết sắc tố, sắt huyết thanh và ferritin thấp hơn sẽ có những cảm xúc tiêu cực (sợ hãi, quấy khóc) cao hơn.

2.9 Chậm phát triển các kỹ năng

Thiếu sắt khiến trẻ mệt mỏi, lười vận động. Chính vì thế, các kỹ năng vận động của bé thường kém hơn so với mốc phát triển theo độ tuổi. Đồng thời, trẻ thiếu sắt có khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém và phản xạ chậm chạp hơn.

Do đó, tình trạng chậm biết đi, chậm nói, phản xạ và ghi nhớ kém cũng là dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị thiếu sắt.

2.10 Tóc, móng tay dễ gãy rụng

Tóc, móng tay của trẻ thiếu sắt khô ráp, dễ gãy rụng và có hiện tượng móng tay hình thìa. Móng tay hình thìa là tình trạng 2 bên móng tay cao lên, ở giữa lõm như chiếc thìa và thường gặp ở những bé thiếu sắt mức độ nặng.

móng tay hình thìa là dấu hiệu trẻ thiếu sắt

Móng tay hình thìa – dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt nặng ở trẻ em

2.11 Hay ốm

Sắt tham gia củng cố hệ miễn dịch thông qua việc hình thành và thúc đẩy hoạt động của các yếu tố miễn dịch như tế bào bạch cầu, IgG, IgA…

Vì thế, trẻ thiếu sắt thường có sức đề kháng kém hơn những trẻ đủ sắt cùng tuổi. Con dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng hô hấp và tiêu hoá.

2.12 Thèm ăn những thứ không phải thực phẩm

Thiếu sắt ở trẻ em có thể gây ra hội chứng Pica với các biểu hiện thèm ăn những đồ vật không phải thức ăn như: phấn, bụi, sơn, đất đá…

2.13 Nhịp tim nhanh

Khi thiếu sắt, lượng oxy bị thiếu hụt khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để đưa được oxy tới các tế bào. Điều này khiến nhịp tim của trẻ nhanh và mạnh hơn thông thường.

Nhịp tim nhanh là triệu chứng ít gặp và thường xuất hiện ở giai đoạn thiếu sắt nặng. Biểu hiện trẻ thiếu sắt này khó quan sát bằng mắt thường và được phát hiện khi trẻ tới khám vì những dấu hiệu thiếu sắt khác.

Bé đang có dấu hiệu nghi ngờ bị thiếu sắt? Mẹ hãy để lại thông tin trong bảng dưới đây để được tư vấn cụ thể và chính xác:

3. Trẻ thiếu sắt mẹ phải làm sao?

Khi phát hiện các dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chỉ định liều bổ sung sắt.

3.1 Đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám và chỉ định một số xét nghiệm sau để có thể chẩn đoán xác định trẻ thiếu sắt cũng như mức độ bệnh:

Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu ở trẻ thiếu sắt có thể cho kết quả như sau:

Huyết sắc tố (Hb), số lượng hồng cầu, hematocrit, thể tích trung bình hồng cầu: Giảm.

Soi tiêu bản máu ngoại vi phát hiện hồng cầu nhỏ, nhược sắc.

Xét nghiệm chẩn đoán thiếu sắt

Các chỉ số này sẽ cho pháp chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ trẻ thiếu sắt:

Sắt huyết thanh, sắt dự trữ, độ bão hoà transferrin: Giảm.

Khả năng gắn sắt: Tăng.

Một số xét nghiệm cần làm khi trẻ thiếu sắt

Sau khi được chẩn đoán thiếu sắt, các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ thay đổi chế độ ăn và chỉ định liều bổ sung sắt cụ thể cho bé.

3.2 Thay đổi chế độ ăn

Thay đổi chế độ ăn là biện pháp cần thiết để cải thiện vấn đề bé thiếu sắt và phòng ngừa tái phát. Một số hướng dẫn về chế độ ăn cho trẻ thiếu sắt như sau:

Bé dưới 6 tháng tuổi

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Trong sữa mẹ có lactoferrin giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn các loại sữa khác. Đồng thời, đây còn là nguồn cung cấp các vi chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng của con.

Trong sữa mẹ còn chứa rất nhiều kháng thể có vai trò nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, giúp con khoẻ mạnh. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ thiếu sắt vì đây là thời điểm hệ miễn dịch của con hoạt động kém hiệu quả.

Vì thế, trẻ dưới 6 tháng tuổi bị thiếu sắt cần được bú mẹ hoàn toàn. Trong quá trình cho con bú, mẹ nên tăng cường các thực phẩm bổ dưỡng như thịt bò, thịt gà, tim lợn, rau bina… để tăng chất lượng sữa.

cho bé bú mẹ để phòng ngừa thiếu sắt

Sữa mẹ cung cấp sắt dễ hấp thu và kháng thể tự nhiên để bé khoẻ mạnh hơn

Bé trên 6 tháng

Qua tháng thứ 6, bé chủ yếu nhận sắt từ chế độ ăn dặm. Vì thế, những trẻ thiếu sắt cần có 1 chế độ ăn dặm đảm bảo các yếu tố sau:

Thực đơn tăng cường các thực phẩm giàu sắt

Các thực phẩm giàu sắt cho trẻ ăn dặm bao gồm: thịt bò, gan động vật, tiết lợn, rau súp lơ xanh, nấm, rau chân vịt… Đây hầu hết là những thực phẩm có thể sử dụng cho bé từ khi con bắt đầu ăn dặm (tháng thứ 6).

Ưu tiên thức ăn từ động vật

Sắt cung cấp từ thực phẩm dưới dạng heme và non heme với tỷ lệ hấp thu tương ứng 25% và 10%. Trong đó, động vật chứa cả sắt heme và non-heme còn thực vật chỉ chứa sắt non-heme.

Như vậy, cơ thể dễ hấp thu sắt từ động vật hơn. Do đó, mẹ hãy tăng cường các loại thịt cá vào thực đơn của trẻ thiếu sắt nhé.

Đa dạng thực phẩm và cách chế biến

Trẻ thiếu sắt thường kèm theo thiếu các vi chất khác. Vì vậy, thực đơn của bé nên đa dạng các món ăn để có thể cung cấp đầy đủ vi chất cần thiết cho bé. Đồng thời, mẹ nên thường xuyên thay đổi cách chế biến để giúp bé ăn uống tốt hơn.

thực đơn cho trẻ thiếu sắt

Thực đơn cho bé thiếu sắt nên ưu tiên thực phẩm giàu sắt và đa dạng các món ăn

3.3 Bổ sung sắt cho bé

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn, trẻ cần được bổ sung trực tiếp qua các sản phẩm sắt nước.

Liều lượng và thời gian

Liều điều trị cho trẻ trong khoảng 3 – 6 mg sắt/kg/ngày, phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt của trẻ. Trong trường hợp thiếu sắt tiến triển thành thiếu máu thiếu sắt mức độ nặng (Hb <80), con cần được bổ sung sắt với liều cao hơn.

Thời gian cho bé uống sắt ít nhất trong 3 tháng đầu tiên để cải thiện các triệu chứng và dự trữ đủ sắt cho cơ thể.

Trẻ thiếu sắt cần kiểm tra lại sau 3 tháng để các bác sĩ cân nhắc việc dừng hoặc tiếp tục điều trị. Tổng thời gian bổ sung sắt trực tiếp cho bé không quá 6 tháng để tránh nguy cơ dư thừa sắt.

Lưu ý khi cho trẻ uống sắt

Khi bổ sung sắt trực tiếp cho bé, mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

Thời điểm uống sắt tốt nhất: Buổi sáng và khi đói là thời điểm sắt hấp thu tốt nhất vì không bị cạnh tranh bởi thức ăn và hàm lượng canxi trong cơ thể. Vì thế, mẹ nên cho con uống sắt trước khi ăn sáng 1 giờ hoặc sau khi bé ăn sáng 2 giờ.

Tránh tương tác thuốc: Canxi, thuốc kháng sinh, kẽm, sữa là những thuốc và thực phẩm làm giảm hấp thu sắt tại ruột. Vì thế, mẹ nên cho bé uống sắt cách các thuốc canxi, kẽm, kháng sinh 2 giờ và cách thời điểm uống sữa 1 giờ.

Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm sắt cho trẻ

Lựa chọn sắt amin cho bé: Trong các loại sắt hiện nay, sắt amin là loại sắt đạt các tiêu chuẩn an toàn khi dùng cho trẻ nhỏ của Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu. Đồng thời, sắt amin còn mang tới hiệu quả cao khi sử dụng với sinh khả dụng 90.9% và khả năng tăng lượng sắt dự trữ vượt trội hơn các loại sắt còn lại.

Chọn sản phẩm sắt không tanh: Mùi tanh đặc trưng của sắt sẽ khiến bé nôn trớ, khó chịu khi uống. Vì thế, mẹ nên tìm các loại sắt đã được giảm bớt vị tanh để con dễ uống hơn.

Trong rất nhiều sản phẩm sắt trên thị trường, sắt Ferrolip Baby chính là lựa chọn tối ưu khi bổ sung sắt cho trẻ. Sắt Ferrolip Baby có tính an toàn, hiệu quả cao nhờ thành phần từ sắt amin. Đồng thời, sản phẩm còn được các bé yêu thích vì không tanh, vị ngọt nhẹ và thơm hương đào.

sắt hữu cơ nhỏ giọt Ferrolip baby cho trẻ thiếu sắt

Ferrolip Baby – sắt amin hiệu quả cao, an toàn cho trẻ thiếu sắt

Bài viết trên đây đã đưa ra 13 dấu hiệu trẻ thiếu sắt thường gặp nhất. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được giải đáp. 

Bình luận (0)

Gửi bình luận