Uống sắt nước bị đi ngoài là một trong những tác dụng phụ trẻ có thể gặp khi uống sắt. Mẹ hãy tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân để xử trí và phòng ngừa đúng cách tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Dấu hiệu trẻ uống sắt nước bị đi ngoài
Trẻ uống sắt nước bị đi ngoài có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
- Bé đang sử dụng sắt nước
- Tần suất đi ngoài trên 3 lần/ngày.
- Phân nhão hoặc lỏng, nhiều nước.
- Một số triệu chứng kèm theo: buồn nôn, nôn trớ, bé có thể kêu đau bụng hoặc quấy khóc nếu con chưa nói được.
Khi bé có các triệu chứng trên, mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có các giải pháp xử trí phù hợp.
Dấu hiệu trẻ đi ngoài do uống sắt nước: đại tiện nhiều lần, phân lỏng
2. Nguyên nhân trẻ uống sắt nước bị đi ngoài
Một số nguyên nhân thường gặp gồm:
2.1 Sắt nước chứa nhuận tràng sorbitol
Một số loại sắt, đặc biệt là sắt sulfat thường có tác dụng phụ là táo bón. Để phòng ngừa táo bón, nhiều nhà sản xuất đã thêm thành phần sorbitol vào sản phẩm. Bản chất sorbitol là thuốc nhuận tràng nên dễ khiến trẻ bị tiêu chảy.
2.2 Sắt nước chứa đường lactose
Sắt thường có vị kim loại rõ rệt, rất khó uống. Do đó, hầu hết các sản phẩm sắt nước được điều chế có vị ngọt để dễ uống, bé hợp tác hơn. Tuy nhiên, một số loại sắt có vị ngọt từ đường lactose sẽ gây ra tình trạng đi ngoài ở những trẻ bất dung nạp lactose.
2.3 Sắt nước vô cơ hấp thu kém
Sắt là kim loại khó hấp thu, đặc biệt là các loại sắt vô cơ. Lượng sắt dư thừa trong hệ tiêu hoá sẽ gây kích ứng niêm mạc dẫn tới tiêu chảy.
2.4 Đường tiêu hoá của trẻ nhạy cảm
Một số trẻ có đường tiêu hoá nhạy cảm dễ bị đi ngoài khi uống sắt nước lúc đói. Bởi vì khi uống lúc đói, sắt có thể phản ứng với acid dạ dày gây tiêu chảy.
Để được tư vấn, hướng dẫn cách bổ sung sắt cho bé, mẹ hãy để lại thông tin trong bảng dưới đây nhé.
Xem thêm: Trẻ uống sắt nước có bị táo bón không?
3. Trẻ uống sắt nước bị đi ngoài có sao không?
Nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ và được xử trí phù hợp thì tình trạng đi ngoài do uống sắt nước sẽ được cải thiện trong 1 – 2 ngày. Trường hợp này không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khoẻ của bé. Con sẽ mất nước nhẹ và mệt mỏi trong 1 vài ngày.
Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy không được xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe do mất nước, mất điện giải, thiếu hụt dinh dưỡng.
Vì thế, khi bé uống sắt nước bị đi ngoài mẹ cần theo dõi sức khoẻ của con, thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu bé có những dấu hiệu sau, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm:
- Tiêu chảy, nôn trớ nhiều lần.
- Bỏ ăn, bỏ bú.
- Có dấu hiệu mất nước: Da khô, môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, tiểu ít hơn bình thường.
- Đi ngoài lẫn máu.
- Sốt.
- Đau quặn bụng hoặc khóc thét từng cơn.
- Kích thích, quấy khóc hoặc li bì.
Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, mẹ tham khảo phần tiếp theo để được hướng dẫn xử trí khi bé bị tiêu chảy do uống sắt nước.
Trẻ bị tiêu chảy kèm sốt có thể do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá
4. Bé uống sắt nước bị đi ngoài phải làm sao?
Khi con đang uống sắt nước mà có các dấu hiệu bị tiêu chảy, mẹ thực hiện ngay các biện pháp sau:
4.1 Loại trừ các nguyên nhân khác
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị tiêu chảy. Do đó, trước tiên, con cần được loại trừ các nguyên nhân do ăn uống hoặc bệnh lý.
Thông thường, trẻ bị đi ngoài do uống sắt nước không bị sốt và cải thiện nhanh chóng khi mẹ bổ sung đúng cách. Vì vậy, nếu con sốt, đi ngoài phân sống hoặc không cải thiện khi mẹ đã thay đổi cách cho uống, có thể bé bị tiêu chảy không phải do uống sắt nước.
Một số nguyên nhân thường gặp cũng gây tiêu chảy cho trẻ như ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, dùng thuốc kháng sinh hoặc viêm, tắc ruột…
4.2 Giảm liều
Mẹ nên cho con uống sắt ở liều tối thiểu sau đó tăng dần để hệ tiêu hoá của bé dần thích nghi.
Ví dụ: Một sản phẩm sắt nước có liều tối thiểu 1ml/lần/ngày và liều dùng tương ứng với độ tuổi của con là 1.5ml/lần/ngày. Nếu trẻ bị đi ngoài khi uống, mẹ có thể cho con uống liều tối thiểu là 1ml/lần/ngày trong 2 – 3 ngày và quay lại liều 1.5ml/lần/ngày nếu tình trạng đi ngoài cải thiện hơn.
4.3 Thay đổi thời điểm uống
Thông thường, trẻ nên uống sắt lúc đói để hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên, nếu con đang bị tiêu chảy do uống sắt thì thời điểm thích hợp để uống sắt là ngay sau ăn.
4.4 Thay đổi loại sắt phù hợp
Nếu con đang uống sắt có các thành phần như sorbitol, lactose hoặc dạng sắt khó hấp thu thì mẹ nên đổi sang loại sắt khác có thành phần an toàn, dễ hấp thu hơn.
4.5 Bổ sung men vi sinh
Với những trẻ có hệ tiêu hoá nhạy cảm, mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh cho bé. Men vi sinh cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn, ức chế hoạt động của các hại khuẩn đường ruột. Từ đó, hệ tiêu hoá của con khoẻ mạnh hơn, hạn chế các rối loạn như tiêu chảy, táo bón.
Trong đó, men vi sinh BioAmicus là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Với 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm cần thiết nhất cho hệ tiêu hoá, men vi sinh BioAmicus giúp hệ tiêu hoá của con khoẻ mạnh, giải quyết nhanh chóng vấn đề uống nước sắt bị đi ngoài.
Bổ sung men vi sinh đa chủng giúp cải thiện tình trạng uống sắt nước bị đi ngoài
5. Các tác dụng phụ có thể gặp khi bé uống sắt
Ngoài việc bị đi ngoài, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ sau nếu mẹ cho bé uống sắt sai cách hoặc lựa chọn sản phẩm chưa phù hợp
- Táo bón
- Nóng trong
- Đau bụng, cồn cào.
- Nôn trớ.
- Răng đen, xỉn màu.
Những tác dụng phụ này thường xuất hiện khi mẹ lựa chọn loại sắt chưa phù hợp và bổ sung sắt cho con sai cách. Vì thế, trong phần tiếp theo, các chuyên gia sẽ hướng dẫn mẹ cách lựa chọn, bổ sung sắt đúng chuẩn. Từ đó, nâng cao hiệu quả bổ sung sắt và hạn chế các tác dụng phụ.
6. Phòng ngừa tình trạng trẻ uống sắt nước bị đi ngoài
Để phòng ngừa tình trạng bé uống sắt nước bị đi ngoài, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau khi cho con uống sắt:
6.1 Chọn sản phẩm sắt dễ hấp thu
Hiện nay, các nhà khoa học khuyên mẹ nên lựa chọn sắt amin khi bổ sung cho trẻ. Sắt amin có khả năng hấp thu gấp 4 lần sắt sulfat nên không gây dư thừa, hạn chế các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, nóng trong.
Cấu trúc của sắt amin gồm 2 phân tử glycine bọc 2 đầu phân tử sắt. Cấu trúc này giúp phân tử sắt không tiếp xúc với niêm mạc ruột, giảm hẳn nguy cơ kích ứng niêm mạc.
Đặc biệt, sắt amin có khả năng thích ứng với khoảng pH rộng (2 – 6) nên không bị ảnh hưởng hấp thu bởi acid trong dạ dày. Do đó, hiệu quả của sắt amin không bị ảnh hưởng khi mẹ cho con uống sắt sau ăn trong trường hợp bé có đường tiêu hoá nhạy cảm.
Qua nhiều nghiên cứu, sắt amin được Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu công nhận tính an toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sắt Ferrolip Baby – sắt amin hấp thu nhanh, không chứa lactose
6.2 Chọn sản phẩm có thành phần phù hợp
Mẹ không nên lựa chọn các loại sắt chứa sorbitol hoặc lactose vì dễ khiến trẻ bị tiêu chảy. Sản phẩm sắt có vị ngọt từ đường fructose – loại đường có nhiều trong các loại trái cây sẽ an toàn với trẻ bất dung nạp lactose.
6.3 Bổ sung đúng liều lượng
Bổ sung sắt cho bé cần chuẩn về liều lượng, thời gian bổ sung để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Mẹ tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều hoặc dừng đột ngột.
Liều lượng và thời gian bổ sung sắt cho trẻ cần phù hợp với độ tuổi, tình trạng của trẻ. Việc tự ý điều chỉnh liều lượng, dừng đột ngột hoặc kéo dài thời gian bổ sung sẽ làm giảm hiệu quả hoặc gây ra một số ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.
6.4 Thời điểm uống thích hợp
Thời điểm uống thích hợp giúp bé hấp thu sắt tốt hơn và hạn chế các tác dụng phụ. Một số thời điểm uống sắt cần ghi nhớ như sau:
- Trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.
- Ngay sau ăn đối với các bé dễ bị kích ứng tiêu hoá.
- Cách thời điểm uống sữa 30 phút
- Cách thời điểm uống canxi tối thiểu 2 giờ.
7. Bé đang uống sắt nên ăn gì? Tránh ăn gì?
Các thực phẩm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình hấp thu và hiệu quả khi bổ sung sắt. Vì thế, mẹ lưu ý xây dựng thực đơn hợp lý khi trẻ đang uống sắt nhé
7.1 Bé uống sắt nên ăn gì?
Các thực phẩm giàu vitamin C: Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi…giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Đặc biệt, khi cho con uống sắt nước, mẹ có thể pha cùng nước cam để dễ uống và hấp thu tốt hơn.
Các thực phẩm giàu sắt: Mẹ nên thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn để quá trình bổ sung sắt cho con hiệu quả hơn. Một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt bò, thịt lợn nạc, gan động vật, các loại rau màu xanh đậm, chocolate đen. Tuy nhiên, sắt từ động vật nên được ưu tiên do dễ hấp thu hơn sắt từ thực vật.
Các thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn
7.2 Uống sắt tránh ăn gì?
Canxi và các thực phẩm giàu canxi: Canxi và sắt cùng cạnh tranh hấp thu, làm giảm hấp thu sắt tại ruột. Lượng sắt dư thừa dễ khiến trẻ bị tiêu chảy do kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá. Nếu bé đang sử dụng đồng thời 2 loại vi chất trên nên uống cách nhau 2 tiếng.
Sữa: Sữa là thực phẩm giàu canxi nên dễ gây cản trở hấp thu sắt khi uống chung. Nếu muốn cho trẻ uống sữa thì nên cho bé uống sắt cách 30 phút.
Trà, cafe: Tanin có trong trà gây ức chế sự hấp thu sắt. Ngoài ra, cafein khi vào ruột sẽ kích thích nhu động ruột gây ra tiêu chảy. Do đó, mẹ không nên cho con uống trà, cafe khi bổ sung sắt.
Đồ ăn cay, nóng: Đồ ăn cay, nóng kích thích niêm mạc đường tiêu hoá dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hoá. Vì thế, mẹ hạn chế những thực phẩm cay nóng trong thực đơn của con.
8. Sắt Ferrolip Baby – Sắt cho trẻ từ 0 tháng tuổi
Ngoài hiệu quả cao, Ferrolip Baby còn đảm bảo an toàn, không gây ra các tác dụng phụ khi trẻ sử dụng nhờ các yếu tố:
- Thành phần chứa sắt amin, hấp thu nhanh, hạn chế các tác dụng phụ như: Đi ngoài, táo bón, nóng trong.
- Vị ngọt tự nhiên từ Fructose – một loại đường có nhiều trong các loại rau củ. Vì thế, các bé bất dung nạp lactose vẫn có thể sử dụng.
- Định lượng liều chính xác, theo nhu cầu của trẻ từ 0 tháng tuổi.
- Không tanh, hương đào thơm ngon, dễ uống.
Ferrolip Baby – Bổ sung sắt amin cho bé
Bài viết trên đây đã giúp mẹ hiểu được nguyên nhân, các xử trí và phòng ngừa tình trạng trẻ uống sắt nước bị đi ngoài. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website Ferrolipbaby.vn để được tư vấn.
Mời mẹ tham khảo thêm
Trẻ uống sắt nước có bị táo bón không? |
Sắt dạng nước nên uống lúc nào tốt nhất? |
Bình luận