13 dấu hiệu trẻ thiếu sắt giúp mẹ phát hiện sớm

06/10/2022 747 lượt xem

Thiếu sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Vì thế, ba mẹ hãy cùng Ferrolip Baby tìm hiểu những dấu hiệu trẻ thiếu sắt để có biện pháp bổ sung sớm, giúp con đủ sắt, khoẻ mạnh nhé.

1. Trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì? 13 dấu hiệu trẻ thiếu sắt giúp mẹ nhận biết sớm

Các biểu hiện thiếu sắt ở trẻ thường âm thầm, khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng này rõ ràng có thể trẻ đang thiếu sắt ở mức độ nặng và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của con. Vì thế, mẹ nên quan sát con thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu sau đây:

Da xanh xao, nhợt nhạt

Da xanh xao, nhợt nhạt là dấu hiệu trẻ bị thiếu sắt điển hình, đặc biệt là khi mẹ quan sát ở niêm mạc mắt, miệng và lòng bàn tay, bàn chân của bé. Sắt là thành phần chính của huyết sắc tố (hemoglobin), tạo nên màu đỏ của máu. Khi thiếu sắt, lượng hemoglobin thiếu hụt làm màu có màu nhạt hơn khiến da con cũng trở nên nhợt nhạt hơn thông thường.

dấu hiệu trẻ thiếu sất: da xanh xao

Da xanh xao, lòng bàn tay nhợt nhạt là dấu hiệu điển hình khi trẻ thiếu sắt

Mệt mỏi, lười vận động

Sắt có vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy tới các tế bào. Khi thiếu sắt, các tế bào không được cung cấp đủ năng lượng và oxy khiến trẻ mỏi, uể oải và ít vận động hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.

Lưỡi và miệng sưng đau

Sắt tham gia vào tổng hợp myoglobin – protein dự trữ oxy cho tế bào cơ bắp, bao gồm cả cơ lưỡi. Chính vì thế, trẻ thiếu sắt thường gặp tình trạng lưỡi sưng, đau, khoé môi 2 bên khô, nứt nẻ. Trẻ thường kêu đau (đối với trẻ lớn) hoặc quấy khóc khi ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng trẻ biếng ăn trầm trọng hơn.

Biếng ăn, chậm tăng cân

Thiếu sắt khiến trẻ mệt mỏi nhiều, kể cả trong những sinh hoạt thường ngày như ăn uống. Vì thế, con thường lười ăn, bú kém hơn so với các trẻ khỏe mạnh cùng lứa tuổi. Biếng ăn kéo dài khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển, gây ra tình trạng chậm tăng cân, thậm chí là suy dinh dưỡng ở trẻ.

Trẻ biếng ăn do thiếu sắt

Trẻ thiếu sắt thường gặp tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân

Tóc rụng, móng tay khô, dễ gãy

Trong nang tóc chứa nhiều ferritin – là protein dự trữ sắt của cơ thể. Khi bé không được bổ sung đủ sắt, cơ thể sẽ huy động ferritin tạo sắt tới các bộ phận ưu tiên như não bộ, tuần hoàn, hô hấp…Sự sụt giảm ferritin trong nang tóc khiến chân tóc bị yếu và dễ rụng. Ngoài dấu hiệu rụng tóc, những bé thiếu sắt còn thường có làn da khô và móng tay dễ gãy rụng.

Khó thở, nhịp thở nhanh.

Sắt là thành phần chính của huyết sắc tố, giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Khi nồng độ huyết sắc tố giảm do thiếu sắt, nồng độ oxy trong cơ thể cũng bị suy giảm. Lúc này, cơ thể buộc phải tăng nhịp thở để nhận được nhiều oxy hơn. Nếu quan sát thấy bé có nhịp thở nhanh hơn thông thường hoặc con thường xuyên kêu khó thở khi vận động thì mẹ nên nghĩ tới vấn đề con bị thiếu sắt.

Đau đầu, chóng mặt

Nếu con thường xuyên đau đầu kèm theo hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu sắt. Nguyên nhân của tình trạng này do lượng hemoglobin sụt giảm do thiếu sắt làm giảm lượng oxy cung cấp cho tế bào não. Tuy nhiên, triệu chứng đau đầu ở trẻ nhỏ có thể gây ra bởi các bệnh lý khác. Vì vậy, mẹ cần quan sát kỹ và đưa con đi khám nếu bé thường xuyên đau đầu để loại trừ những bệnh lý nguy hiểm.

Hay cáu gắt, quấy khóc

Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp Dopamine và serotonin – 2 hormone “hạnh phúc”, tạo sự vui vẻ cho trẻ. Thiếu sắt làm giảm sản xuất 2 hormone này khiến bé lo lắng, cáu gắt và quấy khóc nhiều hơn.

Khó tập trung, ghi nhớ kém

Não bộ là cơ quan cần được cung cấp oxy nhiều nhất cơ thể để đảm bảo hoạt động cho các tế bào. Khi thiếu sắt, lượng oxy cung cấp lên não không đủ khiến cho trẻ khó tập trung và ghi nhớ kém. Điều này làm chậm lại quá trình học tập và phát triển trí tuệ của bé.

trẻ ghi nhớ kém, khó tập trung

Trẻ thiếu sắt thường khó tập trung, ghi nhớ kém gây ảnh hưởng tới khả năng học tập

Dấu hiệu trẻ thiếu sắt – Khó ngủ

Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hormone Melatonin. Đây là hormone có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp sinh học và kiểm soát chu kỳ của giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Khi cơ thể trẻ thiếu sắt, lượng Melatonin sản xuất không đủ nên bé thường trằn trọc, khó vào giấc ngủ và dễ tỉnh giấc.

Hay ốm vặt

Theo nghiên cứu tại trường đại học Zagazig (Ai Cập), những trẻ thiếu sắt có nồng độ IgG, IL6, các hoạt động thực bào kém hơn hẳn nhóm trẻ thông thường. Bé thiếu sắt có hệ thống miễn dịch kém hơn, dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

Hội chứng chân không yên

Một trong những biểu hiện thiếu sắt ở trẻ là hội chứng chân không yên. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu 2 chân, đặc biệt là lòng bàn chân. Cảm giác khó chịu này tăng lên khi trẻ ngủ hoặc nghỉ ngơi khiến cho bé luôn muốn cử động chân để dễ chịu hơn. Vì vậy, không bổ sung đủ sắt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trằn trọc, khó ngủ và dễ tỉnh giấc ở trẻ nhỏ.

Hội chứng Pica

Hội chứng Pica là một rối loạn ăn uống khi trẻ thường xuyên đòi ăn các đồ vật không phải thực phẩm như đá, cát, sơn, gỗ…Thiếu sắt là một trong số các nguyên nhân gây ra hội chứng này. Rối loạn Pica gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tổn thương răng miệng…

Bé có đang bị thiếu máu thiếu sắt? Mẹ hãy để lại thông tin trong bảng dưới đây để được tư vấn chính xác từ chuyên gia.

2. Những trẻ nào có nguy cơ thiếu sắt?

Ngoài những dấu hiệu trẻ thiếu sắt, mẹ cũng cần nắm được các nhóm trẻ có nguy cơ cao bị thiếu sắt để kịp thời bổ sung dự phòng.

  • Trẻ sinh non (dưới 37 tuần) hoặc nhẹ cân (dưới 2.5kg).
  • Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà sử dụng các loại sữa ít sắt.
  • Không được bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong quá trình ăn dặm.
  • Uống sữa tươi trước 1 tuổi hoặc lạm dụng sữa tươi (trên 700m/ngày).
  • Trẻ biếng ăn, biếng bú.
  • Trẻ mắc các bệnh lý: rối loạn hấp thu, dị dạng đường tiêu hóa, nhiễm giun sán.

trẻ sinh non có nguy cơ thiếu sắt

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị thiếu sắt do không đủ lượng sắt dự trữ

3. Trẻ em thiếu sắt có nguy hiểm không?

Thiếu sắt gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ: hay ốm, chậm tăng cân, chậm phát triển, khó tập trung học tập. Không những thế, thiếu sắt kéo dài còn khiến trẻ có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa.

Đặc biệt, khi cơ thể trẻ thiếu sắt kéo dài dẫn tới thiếu máu sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để đưa đủ oxy tới các tế bào. Về lâu dài, trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: rối loạn nhịp tim, suy tim…

Chính vì thế, mẹ cần có các biện pháp dự phòng và phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ thiếu sắt để kịp thời bổ sung.

4. Trẻ có dấu hiệu thiếu sắt, mẹ cần làm gì?

Khi trẻ có những dấu hiệu thiếu sắt, mẹ cần bổ sung sắt cho con bằng những biện pháp sau:

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Với trẻ sinh đủ tháng, sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt chủ yếu trong 6 tháng đầu đời. Hàm lượng sắt trong sữa mẹ không cao (0.3mg/lit) nhưng lại có khả năng hấp thu tới 50 – 70%, kết hợp với lượng sắt dự trữ từ trong thai kỳ có thể đảm bảo đủ lượng sắt bé cần. Đồng thời, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp dưỡng chất, vitamin, khoáng chất và các kháng thể để con phát triển khỏe mạnh.

Để nâng cao chất lượng sữa, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các món ăn giàu sắt, vitamin C, tránh việc kiêng cữ quá mức.

Tuy nhiên, với những trẻ sinh non có lượng sắt dự trữ thấp, chỉ bổ sung sắt cho con qua sữa mẹ là không đủ. Vì vậy, mẹ cần bổ sung sắt cho bé qua những sản phẩm bổ sung trực tiếp. Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sinh non cần được bổ sung 2mg sắt nguyên tố/kg cân nặng từ tháng thứ 1 đến hết 12 tháng tuổi.

Bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn bổ sung sắt dễ hấp thu cho bé trong 6 tháng đầu đời

Xây dựng chế độ ăn dặm giàu sắt cho trẻ

Tăng cường các món ăn dặm giàu sắt là phương pháp an toàn, hiệu quả để phòng ngừa và tình trạng trẻ bị thiếu sắt. Một số thực phẩm giàu sắt nên bổ sung vào thực đơn như: thịt bò, thịt lợn, gan lợn, các loại rau có lá màu xanh đậm (rau cải bina, bông cải xanh…).

Hàm lượng sắt trong thực vật khá dồi dào nhưng khó hấp thu hơn động vật. Vì vậy, mẹ nên xây dựng chế độ ăn dặm cho bé đa dạng và ưu tiên thực phẩm từ động vật để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho bé.

Ngoài ra, các thực phẩm nhiều vitamin C như cam, quýt, ổi, bưởi…cũng giúp bé hấp thu sắt tốt hơn.

Bổ sung sắt dự phòng cho trẻ

Khi trẻ có các biểu hiện thiếu sắt, mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bổ sung sắt cho bé với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo độ tuổi trong bảng dưới đây:

Nhóm tuổi Lượng sắt khuyến nghị mỗi ngày
7 – 12 tháng tuổi 11mg/ngày
1- 3 tuổi 7mg/ngày
4 – 8 tuổi 10mg/ngày
9 – 13 tuổi 9mg/ngày
14 – 18 tuổi (trẻ nam) 11mg/ngày
14 – 18 tuổi (trẻ nữ) 15mg/ngày

5. Sắt amin Ferrolip baby – Lựa chọn hàng đầu trong việc bổ sung sắt cho trẻ

Với thành phần chứa sắt amin, Ferrolip baby hiện là lựa chọn hàng đầu khi bổ sung sắt cho trẻ. Sản phẩm nhập khẩu trực tiếp tại Italia và được hàng triệu mẹ trên thế giới tin dùng.

Sắt amin Ferrolip baby là sắt nước, có khả năng hấp thu cao, an toàn và hạn chế các tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, kích ứng đường tiêu hóa. Nhờ thế, sắt amin Ferrolip baby dùng an toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi. Sản phẩm không tanh, vị đào dễ uống nên các bé hợp tác khi sử dụng.

Sắt Ferrolip baby cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Ferrolip baby – Giúp trẻ đủ sắt, phát triển toàn diện

Hy vọng qua bài viết trên đây, mẹ đã nắm được các dấu hiệu trẻ thiếu sắt để kịp thời bổ sung, giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Nếu còn vấn đề thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ qua hotline 1900 636 985 để được tư vấn.