Bổ sung sắt cho bé 4 tuổi và các lưu ý cho mẹ

16/11/2023 4107 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Tỷ lệ thiếu hụt sắt ở trẻ nhỏ tại các nước đang phát triển rất cao, nhất là các trẻ khoảng 4 tuổi đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Vậy cần làm gì để bổ sung sắt cho bé 4 tuổi và những lưu ý là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây

Tại sao bé 4 tuổi cần được bổ sung sắt?

Đối với cả trẻ em và người lớn, sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển. Để giải đáp thắc mắc có nên bổ sung sắt cho trẻ 4 tuổi hay không, các mẹ hãy cùng đi sâu vào những lợi ích của khoáng chất này

Sắt ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ

Sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng trong sinh học tế bào, tham gia tạo phức với oxy phân tử trong nhân hem của hồng cầu. Trong khi đó, chức năng của các tế bào hồng cầu là đi khắp cơ thể để vận chuyển oxy cùng các chất dinh dưỡng. Với các bé 4 tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh, các bộ phận luôn đòi hỏi được cung cấp oxy, dưỡng chất một cách đầy đủ và kịp thời. 

Do đó, việc bổ sung đủ sắt cho trẻ em giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu và thiếu hụt oxy ở các cơ quan nhất là những tổ chức đặc biệt như tim, cơ bắp, não, giúp bé phát triển nhanh, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra việc đảm bảo đủ nhu cầu oxy tại các bộ phận còn giúp ngăn ngừa tình trạng hoa mắt chóng mặt, chậm phát triển, còi cọc.

Sắt ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ 4 tuổi
Sắt ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ 4 tuổi

Sắt củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe cho bé

Sắt tham gia vào quá trình oxy hóa của bạch cầu trung tính – tế bào có chức năng tấn công và tiêu diệt các tác nhân bất lợi xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chứng minh rằng chì và các kim loại gây độc dễ hấp thu và làm suy giảm sự phát triển của trẻ nhỏ khi cơ thể thiếu sắt. Do vậy, bổ sung đủ sắt sẽ làm giảm nguy cơ hấp thu các kim loại gây độc trên.

Bổ sung sắt cho bé 4 tuổi giúp hỗ trợ phát triển hành vi

Myelin hóa là quá trình từ từ bao bọc chất béo vào xung quanh dây thần kinh, ảnh hưởng tới sự trưởng thành của hệ thần kinh. Và sắt cũng là tác nhân tham gia vào quá trình này.

Tốc độ phát triển thần kinh ở trẻ 4 tuổi rất nhanh, nhất là quá trình hình thành mạng lưới thần kinh và myel hóa ở não bộ. Vai trò của sắt trong não rất đa dạng như: tham gia vào quá trình myelin hóa của các tế bào thị giác và thính giác, ảnh hưởng tới hệ thống dẫn truyền thần kinh. 

Dopaminergic cũng liên quan đến phát triển hành vi, tham gia vào các enzyme tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine, dopamine .

Thiếu sắt còn ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa tế bào thần kinh xử lý trí nhớ, suy giảm khả năng phát triển và nhận thức.

Mời mẹ xem thêm:

Các biểu hiện thiếu sắt ở trẻ 4 tuổi

Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ
Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ

Triệu chứng của thiếu sắt mức độ nhẹ rất nghèo nàn, thường chỉ được biểu hiện rõ rệt ra ngoài bởi dấu hiệu cơ thể thiếu máu do thiếu hụt sắt kéo dài. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ đang thiếu sắt như:

  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt, nhất là lòng bàn tay, bàn chân, vành tai, kết mạc mắt, tay chân lạnh.
  • Bé chậm chạp, lừ đừ mệt mỏi, kém vận động, nhịp tim nhanh, thở nông thậm chí khó thở khi gắng sức do thiếu oxy ở các bộ phận
  • Rối loạn giấc ngủ, thiếu chú ý, rối loạn hành vi, suy giảm nhận thức gây khó khăn trong học tập
  • Bé lười ăn, khó nuốt, chậm tăng cân hoặc sụt cân, môi khô lưỡi láng, mất gai, móng tay móng chân biến dạng, tóc khô xơ dễ gãy
  • Giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lý về hô hấp, nhiễm trùng
  • Nhiễm độc chì do tăng cường hấp thu kim loại nặng

Nếu con đang có một trong những biểu hiện thiếu sắt điển hình phía trên, mẹ vui lòng để lại liên hệ để nhận được tư vấn từ chuyên gia:

Cách bổ sung sắt cho bé 4 tuổi

Trẻ từ 1 đến 5 tuổi là nhóm có nguy cơ thiếu sắt cao nhất, đặc biệt là trẻ 4 tuổi do đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên nhu cầu bổ sung sắt cao. Vì vậy, mẹ cần dự phòng thiếu sắt cho các bé ở độ tuổi này từ ngay bữa ăn hàng ngày và sử dụng thêm thực phẩm chức năng một cách hợp lí.

Bổ sung từ bữa ăn hàng ngày

Có hai loại sắt được tìm thấy trong thực phẩm hàng ngày:

  • Sắt động vật: có nhiều trong các loại thịt đỏ (thịt bò, heo, cừu…),  các loại hải sản (cá ngừ, cá hồi, tôm, cua,…), gia cầm, trứng và nội tạng động vật như gan, thận.
  • Sắt thực vật: được tìm thấy trong các loại rau có màu xanh đậm (rau bó xôi, rau muống, bông cải xanh…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây khô…

Cho bé sử dụng thực phẩm bổ sung sắt hàng ngày

Dù được bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày nhưng cơ thể người chỉ hấp thụ được không quá 15% lượng sắt từ thực phẩm. Nhu cầu sắt ở trẻ 4 tuổi là khoảng 160mg thực phẩm tương đương hơn 20 lòng đỏ trứng, điều này gần như không thể.

Do đó, các mẹ có thể sử dụng thêm các chế phẩm để bổ sung sắt cho bé 4 tuổi. Đây là phương pháp hiệu quả, dễ ước tính liều lượng nếu mẹ biết sử dụng. Một sản phẩm chứa hàm lượng sắt cao, an toàn là chưa đủ bởi vị tanh của sắt khiến các bé không hợp tác khi bổ sung.

Với công nghệ chelate che giấu được mùi kim loại, hạn chế gây buồn nôn tối đa kết hợp với vị đào dễ uống, mỗi ml sắt amin trong sắt Ferrolip Baby chứa tới 5mg sắt nguyên tố, hàm lượng sắt amin cao, hấp thu cao mà không gây kích ứng niêm mạc, nóng trong hay táo bón, là sự lựa chọn thơm ngon, an toàn cho bé.

Ferrolip Baby - Siro sắt nhỏ giọt hấp thu nhanh và an toàn cho bé 3 tuổi
Ferrolip Baby – Siro sắt nhỏ giọt hấp thu nhanh và an toàn cho bé 3 tuổi

Bé 4 tuổi nên được tăng cường bổ sung sắt trong bao lâu?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên bổ sung sắt dự phòng cho bé tối thiểu 3 tháng để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian hấp thụ và bù đắp lượng sắt thiếu hụt.

Thậm chí khi hàm lượng sắt đã đạt mức khuyến cáo, các bác sĩ thường tiếp tục chỉ định bổ sung sắt cho bé trong 3 tháng tiếp theo, nhằm duy trì mức sắt trong cơ thể. Mỗi năm bé nên được bổ sung sắt từ 1-2 lần, tùy thuộc vào từng tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bé.

Lưu ý: mẹ tuyệt đối KHÔNG tự ý bổ sung lượng lớn sắt cho bé trong khoảng thời gian liên tục dài hơn 6 tháng mà không có chỉ định của bác sĩ

Khi con đang dùng sắt, mẹ cần lưu ý gì?

Một số điểm mẹ cần lưu ý khi bổ sung sắt cho bé như:

  • Thức ăn làm giảm hấp thu sắt, do đó nên bổ sung sắt trước ăn 1 tiếng hoặc sau ăn 2 tiếng, tránh một số thức ăn như: sữa, trà, café, coca và các loại nước có gas… hay một số thuốc dạ dày do có thể tương tác làm giảm mức độ hấp thu sắt
  • Súc miệng, đánh răng sau khi sử dụng sắt để giảm sậm màu răng do sử dụng sắt lâu dài  
  • Nếu trẻ có biểu hiện kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói (đau bụng, nôn mửa…), có thể sử dụng sắt trong và ngay sau bữa ă+n, hoặc tăng liều từ từ
  • Trẻ có thể bị đi tiêu phân đen nhưng đây không hẳn là dấu hiệu đáng ngại.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có biểu hiện cấp tính của ngộ độc sắt như nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy, phân có máu. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra là môi, móng tay, bàn tay ngả xanh, nhợt nhạt, co giật, thở nhanh và nông…

Trên đây là một số chia sẻ về việc bổ sung sắt cho bé 4 tuổi. Tuy nhiên, liều lượng bổ sung hay thời gian sử dụng còn tùy thuộc vào nhu cầu và đặc điểm sức khỏe của từng trẻ. Mẹ đừng ngần ngại mà liên hệ với ferrolipbaby.vn để được tư vấn ngay nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận