Trẻ em là nhóm đối tượng cần được cung cấp đầy đủ sắt để hạn chế nguy cơ thiếu máu và đảm bảo sự tăng trưởng tốt nhất cho trẻ. Vậy mẹ có nên tự ý bổ sung sắt cho bé không? Biểu hiện nào cảnh báo tình trạng trẻ thiếu sắt? Hãy cùng theo dõi lời giải đáp của Ferrolipbaby.vn qua bài viết đây nhé!
Có nên tự ý bổ sung sắt cho bé?
Các bậc phụ huynh không được tự ý bổ sung sắt dạng uống cho trẻ. Để đảm bảo sức khỏe của trẻ an toàn, ba mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn cách cung cấp sắt tốt nhất, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 1 tuổi vì khả năng thích nghi cơ thể của đối tượng này vẫn chưa hoàn thiện.
Nếu bổ sung sai cách sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt về thần kinh và khả năng phát triển sau này của trẻ như gây chứng loạn trương lực cơ, rối loạn vận động, tăng tỷ lệ mắc bệnh. Nếu nghiêm trọng hơn là trẻ có thể bị ngộ độc sắt.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu sắt
Đây chắc hẳn là những lo lắng của các bậc cha mẹ khi thấy con có những dấu hiệu cảnh báo thiếu sắt sau đây:
- Khả năng tăng trưởng chậm lại, người nhẹ cân.
- Thường xuyên rối loạn tiêu hóa, kém khả năng tập trung.
- Chức năng miễn dịch bị suy giảm, nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn tăng cao.
- Màu da xanh xao, nhợt nhạt, tay chân lạnh.
- Trẻ ít hoạt động, nhanh mệt, người cảm thấy khó thở khi vận động.
- Thèm ăn bất thường những thứ chứa ít hoặc không có chất dinh dưỡng, ví dụ như nước đá, bụi bẩn, sơn,…
Liều lượng và thời gian bổ sung sắt cho bé
Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ được bổ sung một liều lượng sắt khác nhau. Lưu ý không nên cung cấp quá nhiều sắt khi trẻ còn nhỏ vì dễ gây phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa kỳ, liều lượng bổ sung sắt hàng ngày cho trẻ được khuyến nghị như sau:
Đối tượng | Liều lượng bổ sung |
1- 6 tháng tuổi | -Bé sinh non, thiếu cân: Bổ sung 1 – 2mg/kg/ngày
-Bé sinh đủ tháng, đủ cân: sữa mẹ và sữa công thức đã cung cấp đầy đủ sắt. |
7- 12 tháng tuổi | -Bé sinh non, thiếu cân: Bổ sung 1 – 2mg/kg/ngày.
-Bé sinh đủ tháng, đủ cân: Bổ sung 11mg/ngày |
1 – 3 tuổi | Bổ sung 7mg/ngày |
4 – 8 tuổi | Bổ sung 10mg/ngày |
9 – 13 tuổi | Bổ sung 8mg/ngày |
14 – 18 tuổi | -Bổ sung 11mg/ngày đối với bé trai
– Bổ sung 15mg/ngày đối với bé gái |
Những lưu ý để bổ sung sắt cho trẻ đạt hiệu quả cao
Ngoài việc bổ sung đúng liều lượng sắt mỗi ngày cho trẻ, mẹ cần phải nắm rõ thời điểm uống, tần số sử dụng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm, thuốc không được dùng chung với sắt, nhằm giúp cơ thể trẻ có thể hấp thu sắt một cách tốt nhất:
Thời điểm dùng trong ngày
Trước bữa ăn sáng khoảng từ 20 – 25 phút, lúc bụng bé đang đói, mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ để bé có đủ năng lượng thực hiện các hoạt động diễn ra trong ngày. Lưu ý nếu khi uống sắt bé gặp tình trạng buồn nôn hay đau bụng thì mẹ nên cho uống liều lượng nhỏ trong hoặc sau bữa ăn để bé tập quen dần.
Có thể mẹ quan tâm: Trẻ sốt có uống sắt được không?
Tần suất bổ sung
Số lượng bổ sung sắt cho trẻ trong 1 năm còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, khả năng phát triển và mức độ thiếu hụt sắt trong cơ thể. Thông thường thời gian cung cấp sắt cho trẻ sẽ kéo dài trong vòng 3 tháng. Nghĩa là trong 1 năm bé sẽ được bổ sung là 1 lần và có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng.
Sắt không nên dùng chung với gì?
Quá trình hấp thu sắt bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là thực phẩm và thuốc. Vì thế, các mẹ nên hạn chế cho những thành phần sau đây vào thực đơn hàng ngày của trẻ:
- Thực phẩm chứa canxi: Vì canxi cản trở cơ thể hấp thu sắt, khiến tình trạng thiếu sắt của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, các mẹ nên hạn chế cho bé dùng các thực phẩm nhiều canxi như sữa, phô mai, sữa chua, chuối, các loại hạt,…
- Thực phẩm giàu gluten: Ở một số trẻ, gluten làm tổn thương ruột ngăn cản sự hấp thu sắt và axit folic khiến cơ thể của bé bị thiếu máu. Đa phần gluten thường có trong mì ống hoặc các sản phẩm làm từ lúa mì,…
- Thực phẩm chứa phytate: Sắt thường liên kết phytate trong đường tiêu hóa vì thế ngăn cản hoạt động hấp thu sắt của cơ thể. Do đó, trẻ bị thiếu sắt nên tránh các thực phẩm giàu phytates như các loại đậu, lúa mì, lúa mạch,…
- Thuốc: Không nên sử dụng chung sắt với những thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc kháng sinh như ofloxacin, ciprofloxacin,.. . Vì những nhóm thuốc này đều có tính axit nên sẽ khiến cơ thể của bé khó hấp thu sắt.
Mẹ có thể quan tâm:
Ferrolip Baby – Sắt amin an toàn cho trẻ sơ sinh
Sắt nước Ferrolip Baby với hàm lượng 5mg sắt nguyên tố/1ml, chứa phức hợp sắt bisglycinate là sắt amin. Sản phẩm có công dụng cung cấp sắt cho cơ thể, hỗ trợ tạo hồng cầu giúp hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Nếu trẻ đang bị thiếu máu do thiếu sắt hoặc có nhu cầu bổ sung do chế độ ăn thiếu sắt, thì các mẹ có thể tham khảo và lựa chọn Ferrolip Baby bởi sản phẩm sở hữu những ưu điểm sau:
- An toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi.
- Sắt amin là dạng phức hợp hấp thu cao, tốt cho cơ thể.
- Không kích ứng niêm mạc, không gây táo bón
- Vị đào thơm ngon dễ uống, hạn chế vị tanh.
- Sản phẩm là dạng nhỏ giọt phân liều chính xác nên rất tiện dùng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi “Có nên tự ý bổ sung sắt cho bé?”. Mong rằng qua bài viết, các mẹ sẽ có một cái nhìn thiết thực về vấn đề này. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ đến tổng đài Ferrolip Baby để được tư vấn nhé!
Bình luận