8 tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt mẹ nên biết

29/02/2024 427 lượt xem

Một trong những chất dinh dưỡng thường được khuyến khích bổ sung cho trẻ nhỏ là sắt. Đây là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng giúp gia tăng sản xuất tế bào hồng cầu của cơ thể. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý đến các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt để phòng tránh và khắc phục kịp thời.

Cơ chế hấp thu sắt vào cơ thể

Sắt là thành phần được tìm thấy ở mọi tế bào trong cơ thể người, chủ yếu ở hồng cầu. 

Cung cấp sắt – chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh, thường được khuyến cáo cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Có 2 cách bổ sung sắt là sử dụng thực phẩm chứa sắt hay sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt.

Quá trình hấp thu sắt vào cơ thể diễn ra từ dạ dày đến đầu ruột non, chủ yếu sắt được hấp thu ở hành tá tràng. Ban đầu sắt tồn tại ở dạng ferric Fe3+, cần chuyển sang dạng ferrous Fe2+ để cơ thể hấp thu.

Khi thiếu sắt, dưỡng chất này vào cơ thể sẽ được hấp thu qua vi nhung mao nhiều hơn rồi đi tới niêm mạc ruột, máu và đến tĩnh mạch cửa. Ngược lại, lượng sắt được hấp thu ít hơn trong trường hợp cơ thể thừa sắt.

 tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt
Các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt

8 tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt

Thống kê dữ liệu từ các nghiên cứu, phổ biến có 8 tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt. Do cơ địa, sức khỏe của từng trẻ, thuốc dùng kèm theo,… mà trẻ xuất hiện những tác dụng phụ tại thời điểm uống sắt. Hay do tình trạng lạm dụng sắt ở trẻ gây tổn thương các cơ quan, thay đổi các yếu tố trong cơ thể.

Tiêu chảy và táo bón

Khi bổ sung sắt, trẻ có thể bị nóng trong dẫn đến một số triệu chứng đường tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân lẫn máu, biếng ăn. Tình trạng này của trẻ xuất hiện tại thời điểm uống sắt và hết khi ngừng uống.

Nghiên cứu thực hiện ở Honduras và Thụy Điển trên trẻ sơ sinh từ 6-9 tháng tuổi được bổ sung sắt đã kết luận có sự gia tăng nguy cơ tiêu chảy của sắt đối với trẻ không bị thiếu máu.

Nổi mề đay

Trẻ nhỏ có thể xuất hiện các biểu hiện của dị ứng như nổi mề đay, phát ban đỏ kèm ngứa ngáy, sưng tấy vùng mặt (mắt, môi, miệng), nguy hiểm hơn là khó thở sau khi uống sắt. Trường hợp này mẹ nên cho con ngừng sử dụng sắt, đưa đến bệnh viện để xác định chính xác tình trạng của trẻ là dị ứng sắt hay tác dụng phụ tạm thời và xử trí.

Khi uống sắt, trẻ có thể gặp tác dụng phụ dị ứng với biểu hiện là nổi mề đay,...
Khi uống sắt, trẻ có thể gặp tác dụng phụ dị ứng với biểu hiện là nổi mề đay,…

Tổn thương chức năng gan

Việc sử dụng sắt không đúng liều lượng, dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên tế bào gan và kích hoạt mạnh mẽ các phản ứng oxy hoá ở gan. Khi ấy, tế bào gan phải làm việc liên tục có thể bị tổn thương và dẫn đến suy gan, ung thư gan.

Một nghiên cứu đánh giá liều lượng sắt có nguy cơ dẫn đến tổn thương gan trên 73 bệnh nhân từ 1-48 tuổi. Kết quả ghi nhận có 60 ca không bị nhiễm độc gan, với nồng độ sắt trong huyết thanh cao gấp 3-5 lần giá trị bình thường. Trong khi đó, 13 ca còn lại bị nhiễm độc gan, nồng độ sắt vượt quá 5 lần so với thông thường.

Gây viêm khớp

Dư thừa sắt có thể khiến trẻ bị viêm khớp hay có nguy cơ gặp những biến chứng khác. Nguyên nhân là do cơ thể tích trữ sắt ở các vị trí khớp xương, gây viêm nhiễm và tổn hại các mô.

Gây bệnh đái tháo đường

Lạm dụng sắt có thể gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ. Bởi lượng sắt trong cơ thể trẻ nếu không được kiểm soát sẽ tồn đọng ở tuỵ, cản trở chức năng tổng hợp insulin khiến đường trong máu tăng.

Một ca báo cáo về bé gái 6 tuần tuổi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường sơ sinh thứ phát sau bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, nguyên nhân do sự lắng đọng sắt trong tuyến tụy.

Tổn thương buồng trứng ở bé gái

Đối với trẻ em gái, có thể gặp tác dụng phụ khi uống sắt quá nhiều là biến chứng ở buồng trứng. Đây là biến chứng thường gặp và nguy hại với một số biểu hiện: dậy thì muộn, kinh nguyệt không đều, quá trình rụng trứng bất thường,…

Bởi tình trạng sắt dư thừa xảy ra trong dịch nang buồng trứng và ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của tế bào trứng.

Biến chứng ở buồng trứng có thể gặp ở các bé gái khi uống sắt quá nhiều
Biến chứng ở buồng trứng có thể gặp ở các bé gái khi uống sắt quá nhiều

Dễ mắc bệnh truyền nhiễm mãn tính

Nguyên tố sắt còn góp phần vận chuyển oxy cho cơ thể. Nếu như nồng độ sắt trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép, tích tụ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Do đó, những trẻ lạm dụng sắt thường dễ mắc bệnh viêm nhiễm kéo dài.

Đã có thử nghiệm bổ sung sắt trên quy mô lớn ở trẻ em dưới 3 tuổi đã phải dừng lại do tỷ lệ nhiễm trùng nặng tăng lên ở các nhóm được bổ sung sắt. 

Rối loạn sắc tố da

Tình trạng da sạm màu, bạc màu, nhạy cảm khi tiếp xúc với tia UV cũng thường gặp ở những trẻ uống sắt quá liều lâu ngày. Điều này là do dư thừa lượng lớn sắt, chất này di chuyển từ máu tới các mô tế bào và tập trung lại ở da làm thay đổi sắc tố.

Sắt Ferrolip Baby – Sắt amin giảm tác dụng phụ cho bé

Sắt Ferrolip Baby là sản phẩm bổ sung sắt amin thế hệ mới, không những có sinh khả dụng rất cao mà còn ngăn ngừa và giảm tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt. Sản phẩm được nhiều chuyên gia nhi khoa tin tưởng và khuyến khích mẹ lựa chọn để cung cấp sắt cho trẻ, phòng ngừa trẻ thiếu máu thiếu sắt nhờ các đặc điểm nổi bật:

  • Thành phần sắt amin hấp thu nhanh chóng, sinh khả dụng đạt 85-90%, gấp 4 lần sắt truyền thống.
  • Sắt dạng nước nhỏ giọt tiện dụng, giúp mẹ dễ dàng cho con uống chuẩn liều lượng.
  • An toàn với trẻ từ 0 tháng tuổi, ngay cả trẻ sinh non và trẻ bất dung nạp lactose. Sắt Ferrolip Baby hạn chế được các tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt.
bổ sung sắt dự phòng cho bé
Sắt Ferrolip Baby – Sắt amin giảm tác dụng phụ cho bé

Qua bài viết này, Ferrolip Baby hy vọng mẹ đã nắm được những tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt để theo dõi và xử lý kịp thời. Cũng như lựa chọn bổ sung sắt cho trẻ an toàn, hạn chế các tác dụng không mong muốn. Mong muốn được dược sĩ chuyên môn tư vấn sử dụng sắt cho con an toàn và hiệu quả, mẹ có thể liên hệ tới hotline 1900 636 985 hoặc đăng ký thông tin miễn phí dưới đây.