Cách kiểm tra trẻ thiếu sắt chuẩn xác nhất mẹ nên biết

28/02/2023 979 lượt xem

Các triệu chứng thiếu sắt ở trẻ thường âm thầm nên khó phát hiện và chỉ biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn muộn. Vì thế, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm được cách kiểm tra trẻ thiếu sắt để phát hiện sớm tình trạng này. 

1. Cách kiểm tra trẻ thiếu sắt chính xác nhất

Dưới đây là những hướng dẫn cách kiểm tra trẻ thiếu sắt chuẩn xác từ chuyên gia:

1.1 Quan sát da, niêm mạc

Trẻ thiếu sắt thường có da, niêm mạc nhợt nhạt hơn thông thường. Để phát hiện được dấu hiệu này, mẹ cần so sánh bé với những trẻ khoẻ mạnh cùng độ tuổi:

Quan sát vùng da mặt: Da mặt bé xanh xao hơn.

Quan sát lòng bàn tay, bàn chân: Nhợt nhạt, không hồng hào như trẻ khoẻ mạnh. Đồng thời, đầu các ngón tay, ngón chân của trẻ thiếu sắt cũng lạnh hơn

Kiểm tra niêm mạc mắt: Mẹ cho bé ngồi/đứng thẳng, dùng 2 ngón tay cái kéo nhẹ mí mắt dưới của bé theo chiều đi xuống và quan sát phần niêm mạc mắt bên trong. Ở những trẻ thiếu sắt, niêm mạc mắt của bé không hồng hào mà nhợt nhạt rõ rệt.

cách kiểm tra trẻ thiếu sắt qua lòng bàn tay

Trẻ thiếu sắt có lòng bàn tay nhợt nhạt, các đầu ngón tay lạnh

1.2 Kiểm tra da, tóc

Thiếu sắt khiến da, tóc của trẻ không được nuôi dưỡng đầy đủ và trở nên khô ráp.

Khi kiểm tra tóc của con sẽ thấy sợi tóc khô, dễ gãy rụng. Ở những bé thiếu sắt nặng có thể xuất hiện tình trạng rụng tóc vành khăn.

Tuy nhiên, da khô, rụng tóc còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như da không được dưỡng ẩm đúng cách, trẻ thiếu canxi, kẽm, vitamin. Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu này, mẹ cần kiểm tra thêm các biểu hiện khác để phát hiện trẻ có thiếu sắt hay không.

1.3 Cách kiểm tra trẻ thiếu sắt qua móng tay

Móng tay của trẻ thiếu sắt sẽ khô, giòn và dễ gãy. Những bé thiếu sắt mức độ nặng có thể xuất hiện hiện tượng móng tay hình thìa.

Để phát hiện dấu hiệu này, mẹ chú ý quan sát toàn bộ móng tay của con. Nếu phát hiện móng tay của con gồ cao ở 2 bên và lõm sâu ở giữa thì đây có thể là hiện tượng móng tay hình thìa.

cách kiểm tra trẻ thiếu sắt qua dáng móng tay

Trẻ thiếu sắt nặng có móng tay hình thìa, giòn, dễ gãy

1.4 Kiểm tra miệng của bé

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ thiếu sắt thường có tình trạng viêm teo gai lưỡi với các triệu chứng: sưng đau miệng lưỡi, teo gai lưỡi…

Khi quan sát miệng của con mẹ có thể phát hiện tình trạng miệng, lưỡi bị sưng, có những vùng nhẵn mịn bất thường trên lưỡi, Đồng thời, phần niêm mạc miệng của trẻ cũng nhợt nhạt hơn thông thường.

Ngoài ra, mẹ nên chú ý những biểu hiện của trẻ khi ăn uống. Trẻ thiếu sắt thường ăn ít, quấy khóc không chịu ăn do giảm vị giác và đau rát miệng khi ăn uống.

1.5 Kiểm tra cân nặng của bé

Theo dõi cân nặng của bé cũng là một cách kiểm tra trẻ thiếu sắt hữu ích. Nếu bé không tăng cân hoặc tăng rất chậm so với những trẻ cùng tuổi thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang bị thiếu sắt.

trẻ thiếu sắt biếng ăn chậm tăng cân

Trẻ thiếu sắt thường biếng ăn dẫn tới chậm tăng cân

1.6 Quan sát sự vận động của trẻ

Sắt tham gia vào nhiều chu trình chuyển hoá tạo ra năng lượng cho cơ thể. Khi thiếu sắt, năng lượng tạo ra bị thiếu hụt nên trẻ thường mệt mỏi, ít vận động.

Khi quan sát trẻ thiếu sắt mẹ sẽ thấy bé thường mệt mỏi, ủ rũ, chỉ muốn ngồi/nằm một chỗ, không muốn hoạt động, nhanh mệt và thở dốc khi phải vận động.

1.7 Một số dấu hiệu khác

Ngoài các cách kiểm tra trẻ thiếu sắt trên, mẹ có thể quan sát bé để phát hiện một số vấn đề sau đây:

Bé hay cáu gắt, quấy khóc: Thiếu sắt khiến cơ thể giảm sản xuất hormone serotonin và dopamin – 2 hormone tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái cho bé. Vì thế, những trẻ thiếu sắt dễ lo lắng, cáu gắt và quấy khóc hơn bình thường.

Khó tập trung, ghi nhớ kém: Theo nghiên cứu tại Anh, thiếu sắt khiến trẻ khó ghi nhớ màu sắc, âm thanh và có phản xạ kém hơn.

Hay ốm: Các nhà khoa học tại Ai Cập chỉ ra, những trẻ thiếu sắt dễ bị ốm hơn do giảm hoạt động của các yếu tố miễn dịch như bạch cầu, IgG, IgA…

Rối loạn ăn uống: Hiện tượng thèm ăn những thứ phi thực phẩm (pin, chì, than, đất đá) có thể gặp ở trẻ thiếu sắt (hội chứng Pica).

dấu hiệu bé thiếu sắt: hay cáu gắt, quấy khóc

Trẻ thiếu sắt hay bị ốm vặt và thường xuyên quấy khóc

Nếu mẹ còn băn khoăn về những dấu hiệu trẻ thiếu sắt, hãy điền các thông tin trong bảng dưới đây để được giải đáp cụ thể, chính xác.

2. Xét nghiệm chẩn đoán trẻ thiếu sắt

Các xét nghiệm dưới đây giúp chẩn đoán trẻ thiếu sắt và đánh giá giai đoạn (thiếu sắt – thiếu máu do thiếu sắt), mức độ bệnh (nặng – nhẹ).

2.1 Xét nghiệm công thức máu cơ bản

Xét nghiệm công thức máu cơ bản cho biết trẻ có đang bị thiếu máu hay không với sự thay đổi của các chỉ số như sau:

Chỉ số xét nghiệm Chỉ số khi thiếu máu
Số lượng hồng cầu (RBC) Giảm
Huyết sắc tố (hemoglobin – Hb) Giảm
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) Bình thường khi trẻ thiếu máu giai đoạn đầu, giảm trong giai đoạn thiếu máu tiến triển.
Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH) Bình thường khi trẻ thiếu máu giai đoạn đầu, giảm trong giai đoạn thiếu máu tiến triển.
Dung tích hồng cầu (CBC) Giảm
Soi tiêu bản máu ngoại vi Hồng cầu nhỏ, nhược sắc.
Hồng cầu lưới Bình thường hoặc giảm nhẹ

2.2 Xét nghiệm chẩn đoán xác định trẻ thiếu sắt

Để chẩn đoán chính xác trẻ đang bị thiếu sắt cần dựa vào các xét nghiệm sau:

Chỉ số Sự thay đổi khi trẻ thiếu sắt
Sắt huyết thanh Giảm
Độ bão hoà transferrin Giảm
Ferritin huyết thanh Giảm
Transferrin (khả năng gắn sắt toàn bộ) Tăng

Trong các chỉ số trên, độ bão hoà transferrin và ferritin huyết thanh là 2 chỉ số quan trọng nhất để chẩn đoán trẻ thiếu sắt.

2.3 Xét nghiệm tìm nguyên nhân

Một số xét nghiệm sau được bác sĩ chỉ định để tìm và điều trị triệt để nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu sắt, ngăn ngừa tái phát bệnh.

Xét nghiệm tìm máu trong phân: Phát hiện bé có bị mất máu do xuất huyết tiêu hoá mạn tính hay không.

Xét nghiệm ký sinh trùng: Phát hiện tình trạng trẻ mất máu mạn tính hoặc giảm hấp thu chất dinh dưỡng do ký sinh trùng gây ra (giun móc, giun đũa, sán dây…).

3. Đối tượng trẻ em dễ bị thiếu sắt

Ngoài việc nắm được cách kiểm tra trẻ thiếu sắt, mẹ cũng cần chú ý khi trẻ thuộc các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt sau đây để có biện pháp dự phòng phù hợp.

  • Trẻ sinh non trước 37 tuần.
  • Cân nặng khi sinh của trẻ dưới 2.5kg.
  • Trẻ 4 tháng tuổi bú mẹ 1 phần hoặc hoàn toàn.
  • Bé trên 6 tháng tuổi chưa ăn dặm.
  • Trẻ trong độ tuổi ăn dặm bị biếng ăn kéo dài hoặc chế độ ăn không đủ sắt.
  • Lạm dụng sữa tươi: Uống sữa tươi khi chưa đủ 12 tháng hoặc uống hơn 700ml sữa tươi mỗi ngày với trẻ trên 1 tuổi.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng mạn tính (viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính…), rối loạn hấp thu, giun sán.

giun sán khiến trẻ bị mất máu mạn tính

Trẻ bị nhiễm giun sán có nguy cơ thiếu sắt cao do mất máu mạn tính và giảm hấp thu

4. Trẻ thiếu sắt phải làm sao?

Vậy, trẻ thiếu sắt phải làm sao? Sau khi chẩn đoán xác định, trẻ sẽ được chỉ định bổ sung sắt bằng cách uống sắt nước và thay đổi chế độ dinh dưỡng.

4.1 Bổ sung sắt trực tiếp

Tuỳ thuộc vào mức độ trẻ thiếu sắt, liều và thời gian bổ sung sắt trực tiếp cho bé như sau:

Liều Thời gian Lưu ý
3 – 6mg/kg/ngày 3 – 6 tháng – Thời gian cho trẻ uống sắt tối thiểu 3 tháng và tối đa 6 tháng tuỳ vào mức độ thiếu, đáp ứng điều trị và chế độ ăn.

– Sau 3 tháng điều trị, trẻ cần được kiểm tra lại để cân nhắc có tiếp tục bổ sung sắt hay không.

4.2 Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt dễ hấp thu, lượng lớn kháng thể và các chất dinh dưỡng cho bé. Vì thế, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn là biện pháp bổ sung sắt hiệu quả và bảo vệ bé mạnh khoẻ.

Theo WHO, trẻ cần được bú mẹ ngay sau sinh, thời gian bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sang tháng thứ 6, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm và tiếp tục cho con bú tới 24 tháng hoặc dài hơn.

4.3 Bổ sung sắt qua chế độ ăn dặm

Chế độ ăn dặm cho trẻ thiếu sắt cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, thịt lợn nạc, trứng, nghêu, rau cải bina, các loại đậu, súp lơ xanh…

Trong đó, mẹ nên khuyến khích con ăn thêm thịt cá vì thực phẩm từ động vật cung cấp cho cơ thể loại sắt dễ hấp thu hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể thêm những loại trái cây chứa nhiều vitamin C như dâu tây, cam, bưởi, ổi, kiwi. Theo nghiên cứu, vitamin C có công dụng tăng chuyển hoá và hấp thu sắt từ thực phẩm vào cơ thể.

thực phẩm cho trẻ thiếu sắt

Thêm các thực phẩm giàu sắt và vitamin C vào thực đơn của bé

4.4 Tẩy giun cho trẻ

Với những bé trên 1 tuổi, con cần được tẩy giun để loại bỏ giun sán, ký sinh trùng gây bệnh. Một số thuốc tẩy giun phổ biến cho bé bao gồm: mebendazole, albendazole…

5. Ferrolip Baby – Giải pháp bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả

Hiện nay, Ferrolip Baby là sản phẩm bổ sung sắt cho bé được khuyên dùng vì sở hữu những điểm ưu việt sau:

  • Thành phần chứa sắt amin hiệu quả cao với sinh khả dụng lên tới 90.9%, vượt trội hơn hẳn so với sắt sulfat và polymaltose.
  • Sắt amin có khả năng tăng lượng sắt dự trữ cho cơ thể. Do đó, Ferrolip Baby hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm nguy cơ trẻ thiếu máu do thiếu sắt.
  • Sắt Ferrolip Baby được các bé yêu thích nhờ hương đào thơm ngon, không còn vị tanh. Khi sử dụng cho con không gây ra táo bón.
  • Sản phẩm được chia liều tương ứng với từng độ tuổi, dễ uống, dễ sử dụng.

Ferrolip baby sắt amin cho trẻ thiếu sắt

Sắt Ferrolip Baby an toàn và mang lại hiệu quả cao khi bổ sung sắt cho trẻ

Mong rằng qua bài viết trên đây, mẹ đã biết được cách kiểm tra trẻ thiếu sắt chính xác nhất. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được giải đáp.