Bổ sung sắt đầy đủ giúp cơ thể trẻ đảm bảo điều kiện phát triển toàn diện và phòng ngừa thiếu máu. Vậy, trẻ uống sắt bao lâu thì ngưng để tránh tình trạng dư thừa gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu mẹ đang băn khoăn về vấn đề này thì bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm ra câu trả lời.
1. Nhu cầu sắt cho bé theo độ tuổi
Sắt là vi chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não và sản xuất tế bào hồng cầu để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Trẻ được sinh đủ tháng thì cơ thể đã dự trữ sẵn lượng sắt từ máu của mẹ trong suốt thai kỳ. Những tháng đầu sau sinh, trẻ tiếp tục nhận được lượng sắt bổ sung từ sữa mẹ.
Nếu trẻ trưởng thành tốt và cơ thể mẹ đủ sắt cung cấp cho trẻ qua sữa thì trẻ mới có đủ lượng sắt dự trữ để sử dụng. Nếu những yếu tố này không đảm bảo thì trẻ vẫn có nguy cơ bị thiếu sắt. Thông tin từ Bộ Y tế Canada, để đáp ứng đủ hàm lượng sắt cần cho cơ thể thì nhu cầu sắt mỗi ngày cần:
Tuổi | Lượng sắt cơ thể cần mỗi ngày |
7 – 12 tháng | 11 mg |
1 – 3 tuổi | 7 mg |
4 – 8 tuổi | 10 mg |
2. Khi nào bé cần được bổ sung sắt?
Nguy cơ thiếu sắt có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc dùng sữa công thức ít sắt. Ở độ tuổi này, cơ thể trẻ đã sử dụng hết lượng sắt dự trữ được tích lũy từ thời kỳ trong bụng mẹ. Nguồn cung cấp sắt chính cho trẻ là sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng đây đều là nguồn cung cấp chất sắt kém.
Đặc biệt, nhóm trẻ được sinh ra từ mẹ bị thiếu sắt trong giai đoạn cuối thai kỳ, trẻ sơ sinh bị bệnh nặng hoặc sinh non có nguy cơ thiếu sắt rất cao. Nhóm trẻ mới biết đi, chế độ ăn không được cung cấp đủ sắt hoặc uống sữa công thức quá nhiều khiến sắt không được hấp thụ đúng cách cũng có nguy cơ thiếu sắt.
Vì thế, viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến nghị, trẻ cần được bổ sung sắt hàng ngày từ 6 – 23 tháng tuổi để phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt do thiếu máu.
Để nhận được tư vấn chính xác từ chuyên gia, mẹ có thể để lại thông tin liên hệ ngay dưới đây:
Mẹ tham khảo thêm lưu ý khi bổ sung sắt: Trẻ sốt có uống sắt được không? |
3. Trẻ uống sắt bao lâu thì ngưng?
Cung cấp đủ lượng sắt cần cho cơ thể là cách giúp trẻ được đảm bảo đầy đủ yếu tố để tăng trưởng và phát triển toàn diện. Vậy mẹ nên cho trẻ uống sắt bao lâu thì ngưng? Khoảng thời gian cần bổ sung sắt cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sinh lý và điều kiện sức khỏe của trẻ:
3.1. Với trẻ sinh non
Trẻ sinh non tức là chào đời trước thời điểm 37 tuần tuổi. Lúc này, quá trình dự trữ sắt của trẻ bị gián đoạn nên cơ thể không đủ lượng sắt cần cho giai đoạn sau sinh. Trẻ càng phát triển thì lượng sắt dự trữ càng bị thiếu hụt. Hàm lượng sắt trong sữa mẹ tương đối ít nên trẻ vẫn cần được bổ sung sắt để phòng ngừa thiếu sắt.
Tùy thuộc vào mức độ sinh non của trẻ mà thời điểm bắt đầu cần bổ sung sắt đường uống có thể là ngay khi ở bệnh viện hoặc sau khi về nhà.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, nên bổ sung 2mg sắt nguyên tố/kg/ngày cho trẻ sinh non từ 1 đến 12 tháng tuổi bú sữa mẹ..
3.2. Trẻ 4 tháng bú mẹ hoàn toàn
Bắt đầu từ thời điểm 4 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ sẽ dần cạn kiệt. Giai đoạn này trẻ cũng chưa bắt đầu ăn dặm nên nếu bú mẹ hoàn toàn thì đây là nguồn cung cấp sắt duy nhất.
Điều đáng nói là, sữa mẹ chỉ cung cấp hàm lượng sắt trong khoảng 0.35mg/lit nên không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Vì thế, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, từ 4 tháng tuổi, trẻ nên được bổ sung liều dự phòng sắt với hàm lượng 1mg/kg/ngày.
Vậy trẻ uống sắt bao lâu thì ngưng? Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nhóm trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ chủ yếu, bổ sung sắt từ 4 tháng tuổi cho đến khi trẻ đảm bảo được 2 khẩu phần ăn/ngày và chế độ ăn giàu sắt. Mẹ nên bổ sung sắt cho con 1-3 lần/năm tuỳ tình trạng từng bé, mỗi lần nên duy trì liên tục 2 – 3 tháng.
3.3. Trẻ 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm. Lúc này, trẻ mới tập ăn dặm, lượng thức ăn còn ít, chưa nhận đủ sắt từ thức ăn nên cần bổ sung sắt theo liều dự phòng từ bên ngoài.
Ngoài ra, nếu trẻ có chế độ ăn chay, ăn không đầy đủ dinh dưỡng, biếng ăn kéo dài,… thì nguy cơ thiếu sắt lại càng cao. Từ thời điểm 6 tháng tuổi, số lần và khoảng thời gian trẻ uống sắt bao lâu thì ngưng phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng, nguy cơ thiếu sắt của từng trẻ. Tình trạng thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ có thể phát hiện qua xét nghiệm máu.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng có khuyến cáo, mọi trẻ sơ sinh nên được xét nghiệm thiếu máu ở giai đoạn 9 – 12 tháng để kiểm tra nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Mẹ có thể đưa con đến bác sĩ Nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về xét nghiệm sàng lọc và bổ sung sắt hợp lý.
Kết luận: Thời gian bổ sung sắt cho trẻ theo từng đối tượng như sau:
- Trẻ sinh thiếu tháng: Tổng thời gian bổ sung sắt trong 11 – 12 tháng.
- Trẻ 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn: Thời gian bổ sung 2 – 3 tháng/đợt, 1 đợt/năm.
- Trẻ 6 tháng có chế độ ăn thiếu sắt hoặc ăn chay: Thời gian bổ sung 2 – 3 tháng/đợt, 1 – 2 đợt/năm.
- Trẻ bị thiếu sắt: Thời gian bổ sung 3 – 6 tháng/đợt, 1 – 2 đợt/năm.
4. Thời điểm hợp lý để bổ sung sắt cho bé
Bên cạnh vấn đề trẻ uống sắt bao lâu thì ngưng, mẹ cũng nên lưu ý về thời điểm bổ sung sắt để đảm bảo hiệu quả hấp thu tốt nhất. Sắt hấp thụ tốt hơn khi bụng đói, vì vậy, mẹ hãy cố gắng cho con bổ sung sắt vào buổi sáng, trước bữa ăn 30 phút – 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
Trường hợp trẻ có vấn đề về dạ dày thì mẹ có thể cho con uống sắt trong bữa ăn. Hoặc mẹ cũng có thể cho trẻ uống sắt vào ban đêm với liều lượng nhỏ sau đó tăng liều dần. Với cách làm này, dạ dày của trẻ sẽ bớt bị căng thẳng, trẻ sẽ tránh được cảm giác khó chịu ở bụng do uống sắt.
5. Lưu ý mẹ cần biết khi bổ sung sắt cho bé
Để việc bổ sung sắt cho trẻ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất, mẹ nên lưu ý:
- Sắt được hấp thu tốt hơn nếu uống cùng với Vitamin C. Vì thế, nếu bổ sung sắt đường uống cho con mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt.
- Bổ sung sắt tốt nhất cần kết hợp cả đường uống và chế độ ăn uống hàng ngày.
- Không cho trẻ uống sữa, sản phẩm làm từ sữa, đồ uống có chứa Caffeine hoặc thuốc kháng axit cùng lúc hoặc trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc sắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
- Bổ sung sắt đường uống có thể khiến trẻ bị buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy, táo bón, chuột rút. Vì thế, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, chất xơ và uống nhiều nước mỗi ngày để giảm nguy cơ này.
- Để thuốc sắt tránh xa tầm với của trẻ và không bổ sung sắt quá liều lượng được khuyến cáo để tránh dư thừa sắt gây: tổn thương gan, ảnh hưởng đến gây bất lợi cho sự phát triển nhận thức,…
Có thể mẹ quan tâm:
Nếu cần bổ sung sắt cho con, mẹ có thể tham khảo sản phẩm sắt Ferrolip Baby. Đây là dòng sản phẩm sắt hữu cơ an toàn với trẻ từ độ tuổi sơ sinh, chứa sắt amin hữu cơ có khả năng hấp thu cao gấp 4 lần sắt sulfat và không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của trẻ.
Hy vọng thông tin từ bài viết trên đây của Ferrolipbaby.vn đã giúp mẹ biết được trẻ uống sắt bao lâu thì ngưng để bổ sung hiệu quả, giúp con tránh được những hệ lụy không đáng có do thừa sắt.
Bình luận