Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp 

06/10/2022 1783 lượt xem

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em làm suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ hay ốm, chậm tăng trưởng thể chất và trí tuệ. Vì thế, mẹ cần chú ý phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt cho bé. Trong bài viết dưới đây, Ferrolip Baby sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

1. Định nghĩa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Theo WHO, thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (hemoglobin) và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn tới việc giảm cung cấp oxy tới các tế bào của cơ thể. Thiếu máu ở trẻ em được xác định khi lượng hemoglobin giảm dưới 110g/l.

Tại Việt Nam, theo Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 – 2020, có tới 20% trẻ dưới 5 tuổi thiếu máu dinh dưỡng. Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ. Xác định được nguyên nhân giúp trẻ có phác đồ điều trị và phòng ngừa chính xác.

2. Nguyên nhân trẻ thiếu máu thiếu sắt

Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị thiếu máu thiếu sắt bao gồm:

2.1 Không đủ lượng sắt dự trữ từ trong bụng mẹ

Thông thường, trẻ sẽ nhận được 250 – 3000mg sắt từ mẹ trong thai kỳ. Lượng sắt này đủ cung cấp cho sự tăng trưởng của bé trong 4 – 6 tháng đầu tiên. Những trẻ thuộc các nhóm đối tượng sau thường không đủ sắt dự trữ:

Trẻ sinh non (dưới 37 tuần): Lượng sắt trẻ nhận được chủ yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế, có tới 85% trẻ sinh non bị thiếu máu thiếu sắt.

Mẹ không bổ sung đủ sắt khi mang bầu: Trong quá trình mang bầu, mẹ không uống sắt hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn nên lượng sắt con nhận từ mẹ không đáng kể.

Trẻ nhẹ cân (dưới 2.5kg), sinh đôi, sinh ba: Lượng sắt mẹ cung cấp không đủ với nhu cầu dự trữ của bé.

nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Mẹ không bổ sung đủ sắt trong thai kỳ, con có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt

2.2 Tốc độ tăng trưởng nhanh

Sau sinh, trẻ phát triển rất nhanh về thể chất, cân nặng nên nhu cầu về sắt tăng cao. Trẻ sinh non có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thông thường để bắt kịp sự phát triển của trẻ đủ tháng càng làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

2.3 Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng

Sau 4 – 6 tháng, lượng sắt dự trữ của trẻ giảm dần, trong khi đó, sữa mẹ có hàm lượng sắt khá thấp (0.3mg/lit). Vì vậy, trong giai đoạn ăn dặm, trẻ bổ sung sắt chủ yếu từ các thực phẩm. Một chế độ ăn dặm không khoa học sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị thiếu máu thiếu sắt.

Chế độ ăn dặm thiếu sắt: Thiếu máu thiếu sắt chủ yếu gặp ở những trẻ có chế độ ăn dặm không đa dạng, ăn ít thức ăn từ động vật hoặc ăn chay.

Ăn bột quá nhiều và kéo dài: Trong các loại ngũ cốc thường có hàm lượng acid phytic cao (gạo chứa 1.1% acid phytic) làm suy giảm sự hấp thu sắt.

Uống quá nhiều sữa tươi: Trong sữa tươi có ít sắt nhưng lại nhiều canxi và photpho. Hai chất này sẽ cạnh tranh hấp thu tại thành ruột với sắt.

Trẻ biếng ăn: Lượng thức ăn mỗi bữa của trẻ quá ít khiến trẻ bị thiếu sắt và các vi chất khác.

2.4 Bệnh lý khác

Một số bệnh lý như tiêu chảy, rối loạn hấp thu, dị ứng sữa bò, nhiễm giun móc…cũng có thể là nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.

Một số nguyên nhân ít gặp như dị dạng đường tiêu hoá, sau phẫu thuật cắt đoạn ruột non, rối loạn chuyển hóa sắt (thiếu transferrin bẩm sinh), xuất huyết tiêu hoá…

3. Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt gồm:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt: Sắt là thành phần chính cấu tạo nên hemoglobin giúp máu có màu đỏ. Thiếu sắt dẫn tới thiếu hụt hemoglobin khiến máu nhạt màu hơn và gây ra tình trạng da bé xanh xao, nhợt nhạt.
  • Mệt mỏi, uể oải, ít vận động: Thiếu máu khiến cho tất cả các tế bào trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy để hoạt động. Ngoài ra, thiếu máu thiếu sắt kéo dài còn gây ra các rối loạn ở hệ cơ quan khiến trẻ bị mệt mỏi, giảm vận động hơn so với những trẻ cùng độ tuổi.
  • Biếng ăn, chậm tăng cân: Trẻ bị thiếu máu thường mệt mỏi nhiều cả trong những hoạt động hàng ngày như ăn uống dẫn tới tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân.
  • Ngủ kém, dễ tỉnh: Những trẻ thiếu sắt thường khó ngủ, dễ tỉnh giấc do thiếu hụt melatonin có tác dụng điều chỉnh chu kỳ của giấc ngủ.
  • Cáu gắt, hay quấy khóc: Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp dopamin và serotonin giúp bé cảm thấy dễ chịu, vui vẻ. Vì thế, khi thiếu sắt, trẻ thường cáu gắt, quấy khóc.
  • Khó tập trung, ghi nhớ kém: Não bộ là cơ quan cần cung cấp oxy và các dưỡng chất nhiều nhất cơ thể để đảm bảo quá trình hoạt động. Khi thiếu máu, lượng oxy cung cấp lên não không đủ khiến trẻ khó tập trung và ghi nhớ kém. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trí tuệ của con.
  • Hay ốm vặt: Những trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có hệ miễn dịch kém hơn nên thường xuyên bị bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, ở giai đoạn thiếu máu do thiếu sắt nặng, trẻ còn có những dấu hiệu như: thở nhanh, móng tay, móng chân khô, dễ gãy, rụng tóc, thích ăn những vật không phải thực ăn (hội chứng pica).

Các biểu hiện khi trẻ bị thiếu máu thiếu sắt ở giai đoạn nhẹ thường âm thầm. Khi các triệu chứng rõ ràng có thể trẻ đang ở giai đoạn bệnh nặng hơn. Vì thế, mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ để xử trí kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Bé thiếu máu do thiếu sắt thường hay ốm, quấy khóc

Trẻ thiếu máu thiếu sắt hay cáu gắt, quấy khóc và ốm vặt

Các biểu hiện thiếu máu thiếu sắt ở trẻ thường mờ nhạt, khó nhận biết. Vì thế, mẹ hãy để lại thông tin trong bảng dưới đây để được tư vấn cụ thể từ chuyên gia của Ferrolip Baby, giúp mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu này.

4. Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Thông thường, thiếu máu ở giai đoạn nhẹ không gây ra biến chứng nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tới sức khoẻ của trẻ.

Hệ cơ quan Ảnh hưởng do thiếu máu thiếu sắt
Hệ thần kinh  Khó tập trung, ghi nhớ kém, hay cáu gắt, quấy khóc.
Hệ tim mạch  Tim nhịp nhanh, suy tim nếu thiếu máu kéo dài.
Hệ cơ xương khớp  Ít vận động khiến hệ cơ xương khớp kém phát triển.
Hệ hô hấp  Nhịp thở nhanh, thường xuyên bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp.
Hệ miễn dịch  Giảm khả năng miễn dịch, hay ốm vặt.
Hệ tiêu hoá  Ăn kém, hấp thu kém.

 

5. Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Việc chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, dấu hiệu lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ thường âm thầm nên chủ yếu dựa vào các xét nghiệm máu

5.1 Xét nghiệm chỉ số thiếu máu ở trẻ

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi chỉ ra các thành phần có trong máu. Đây là xét nghiệm đơn giản giúp phát hiện và xác định được mức độ trẻ thiếu máu.

Chỉ số xét nghiệm Kết quả
Số lượng hồng cầu (RBC)  Giảm
Huyết sắc tố có trong máu (Hemoglobin)  Giảm
Thể tích trung bình hồng cầu (Hematocrit)  Bình thường trong giai đoạn đầu của thiếu máu thiếu sắt sau đó giảm
Nồng độ Hemoglobin trung bình trong hồng cầu  Bình thường giai đoạn đầu, sau đó giảm.
Tiêu bản máu ngoại vi  Hồng cầu nhỏ, nhược sắc
Tỷ lệ hồng cầu lưới (giai đoạn đầu của hồng cầu trưởng thành)  Giảm

5.2 Xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Ngoài công thức máu, trẻ cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt nhằm phân biệt trẻ thiếu máu do thiếu sắt và do các nguyên nhân khác. Một số chỉ số đánh giá gồm:

Sắt huyết thanh: Sắt huyết thanh là xét nghiệm đo lượng sắt có trong máu để kiểm tra tình trạng thiếu hoặc thừa sắt. Chỉ số này giảm dưới 9.0mcmol/L trong trường hợp trẻ bị thiếu máu thiếu sắt

Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC): Chỉ số này cho biết khả năng liên kết và vận chuyển sắt của protein trong máu tới các tế bào hồng cầu hoặc các cơ quan dự trữ. TIBC tăng khi bé bị thiếu máu thiếu sắt.

Độ bão hoà Transferrin: Độ bão hoà Transferrin là tỷ lệ phần trăm Transferrin bão hòa với sắt. Trẻ thiếu máu do thiếu sắt thường có độ bão hoà Transferrin giảm thấp.

Ferritin huyết thanh: Ferritin là protein dự trữ sắt. Xét nghiệm Ferritin huyết thanh là xét nghiệm đo mức độ dự trữ sắt trong cơ thể. Chỉ số này giảm cho thấy tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ có xét nghiệm Ferritin huyết thanh tăng cao nhưng vẫn thiếu máu (trong các bệnh u lympho Hodgkin, viêm gan, u đường tiêu hoá).

Trong những xét nghiệm xác định trẻ thiếu sắt trên, độ bão hoà Transferrin và Ferritin huyết thanh là 2 chỉ số có giá trị nhất.

Trẻ thiếu máu thiếu sắt có số lượng hồng cầu giảm

Số lượng hồng cầu giảm trong bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

6. Chẩn đoán phân biệt thiếu máu do thiếu sắt

Một số bệnh lý sau đây có triệu chứng hoặc một vài chỉ số xét nghiệm giống thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Tuy nhiên, cần chẩn đoán phân biệt thiếu máu thiếu sắt với những bệnh này để có phác đồ điều trị chính xác.

6.1 Thalassemia và thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Thalassemia còn gọi là bệnh thiếu máu tán huyết bẩm sinh. Bệnh lý có tính di truyền nên trong gia đình có thể đã có người mắc. Chẩn đoán phân biệt với thiếu máu do thiếu sắt dựa trên công thức máu: ferritin bình thường hoặc tăng, càng về sau càng tăng cao, độ bão hòa transferrin tăng, transferrin giảm, bilirubin gián tiếp tăng, xuất hiện các thành phần huyết sắc tố bất thường.

6.2 Thiếu máu trong các bệnh viêm nhiễm mạn tính hoặc bệnh ác tính

Trên lâm sàng có thể có sốt kèm theo triệu chứng của những bệnh lý khác như: viêm khớp dạng thấp, lao, lupus ban đỏ.

Xét nghiệm máu: Sắt huyết thanh giảm, độ bão hòa transferrin giảm, ferritin tăng, số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng, CRP (Protein phản ứng viêm) tăng.

6.3 Thiếu máu dinh dưỡng

Trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng thường gầy, nhỏ, kém phát triển. Các nguyên nhân dẫn tới thiếu máu dinh dưỡng do nhịn ăn hoặc chế độ ăn nghèo dinh dưỡng trong thời gian dài.

Chẩn đoán phân biệt với thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dựa vào xét nghiệm máu: kích thước hồng cầu nhỏ, protein huyết thanh giảm.

7. Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị trong thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ nhỏ là bổ sung sắt kết hợp với điều trị nguyên nhân.

7.1 Bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu

Tuỳ thuộc vào mức độ thiếu máu thiếu sắt, trẻ được chỉ định bổ sung sắt qua đường uống, đường truyền tĩnh mạch thậm chí là truyền máu.

Bổ sung sắt cho trẻ theo đường uống

Bổ sung sắt bằng đường uống được chỉ định trong giai đoạn sớm của thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em. Thời gian bổ sung kéo dài qua 3 tháng kể từ khi lượng huyết sắc tố của bé trở lại mức bình thường.

Truyền sắt tĩnh mạch

Bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch chỉ được chỉ định trong giai đoạn trẻ thiếu máu thiếu sắt nặng hoặc không bổ sung được bằng đường uống (dị dạng ruột, đã phẫu thuật cắt ruột).

Truyền máu

Truyền máu chỉ áp dụng khi trẻ thiếu máu thiếu sắt rất nặng, có ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, thiếu máu mất bù hoặc trẻ mất 1 lượng máu lớn.

Ngoài ra, cần điều trị nguyên nhân để tránh bệnh tái phát.

Bổ sung thuốc sắt cho trẻ

Bổ sung sắt bằng đường uống là biện pháp ưu tiên khi điều trị thiếu máu thiếu sắt

7.2 Điều trị nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ

Không đủ lượng dự trữ: Trẻ sinh thiếu tháng cần bổ sung sắt cho bé ngay từ tháng thứ nhất cho tới khi tròn 1 tuổi.

Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng: Tăng cường các thực phẩm giàu sắt và sử dụng sản phẩm bổ sung sắt cho bé với liều dự phòng.

Bệnh lý khác: Điều trị triệt để các bệnh lý gây ra thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.

8. Dự phòng và chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt làm chậm sự phát triển toàn diện của trẻ, vì thế, mẹ nên có phương pháp chăm sóc và dự phòng ngay từ đầu.

8.1  Bú mẹ hoàn toàn

Lượng sắt trong sữa mẹ khá ít (0.3mg/lit) nhưng có khả năng hấp thu lên tới 70%. Đồng thời, trẻ sinh đủ tháng còn có 1 lượng sắt dự trữ nhất định nhận được từ trong bụng mẹ. Do đó, chế độ dinh dưỡng từ sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng máu cho con. Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn thì cần được bổ sung sữa công thức giàu sắt.

Trẻ sinh non (dưới 37 tuần) cần được bổ sung thêm các sản phẩm chứa sắt vì lượng sắt dự trữ của trẻ khá thấp.

8.2  Bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho bé

Trẻ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6, do đó, phần lớn lượng sắt trẻ nhận được trong giai đoạn này là từ thực phẩm. Để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, mẹ có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây về xây dựng thực đơn cho trẻ ăn dặm:

Thực đơn đa dạng: Nên xây dựng thực đơn đa dạng các nhóm thức ăn để bổ sung đủ sắt và các vi chất khác giúp con phát triển toàn diện.

Ưu tiên sắt từ động vật: Sắt trong thực phẩm tồn tại heme và non heme, trong đó, sắt heme có khả năng hấp thu tốt hơn (25%) so với sắt nonheme (10%). Trong thực vật chỉ chứa sắt nonheme còn động vật chứa cả sắt heme lẫn non heme với tỷ lệ 40/60. Vì thế, các món ăn từ động vật sẽ cung cấp cho trẻ lượng sắt lớn hơn các món ăn từ động vật.

Bổ sung trái cây giàu vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể tăng chuyển hoá và hấp thu sắt. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm vitamin C cho con qua các loại trái cây như cam, quýt, bưởi…

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, lượng sắt cung cấp từ bữa ăn của gia đình Việt chỉ đáp ứng đủ 30 – 50% nhu cầu sắt. Đặc biệt, trẻ nhỏ dễ bị biếng ăn nên lượng sắt nhận được càng ít. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo sử dụng cho bé các sản phẩm bổ sung sắt.

Các thực phẩm giàu sắt cho trẻ

Dự phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ bằng các thực phẩm giàu sắt

8.3 Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt cho bé

Bổ sung sắt dự phòng là biện pháp cần thiết để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung chuẩn xác liều lượng, thời gian và lựa chọn đúng sản phẩm sắt cho bé để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Bổ sung sắt dự phòng cho trẻ sinh non

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, trẻ sinh non bú sữa mẹ hoàn toàn cần bổ sung liên tục 2mg/kg sắt nguyên tố từ tháng thứ nhất cho tới đủ 12 tháng.

Bổ sung sắt dự phòng cho trẻ sinh đủ tháng

Với trẻ sinh đủ tháng, mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi cho tới khi con ăn đủ 2 khẩu phần ăn giàu sắt/ngày. Liều lượng bổ sung cho trẻ cụ thể như sau:

Từ 7 – 12 tháng: 11mg/ngày.

1 – 3 tuổi: 7mg/ngày.

4 – 8 tuổi: 10mg/ngày.

9 – 13 tuổi: 9mg/ngày.

14 – 18 tuổi (trẻ nam): 11mg/ngày.

14 – 18 tuổi (trẻ nữ): 15mg/ngày.

Nên bổ sung sắt cho trẻ như thế nào?

Khi bổ sung sắt cho con, mẹ nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Tuyệt đối tuân thủ liều lượng và thời gian bổ sung, tránh việc dư thừa.
  • Sắt được hấp thu tốt nhất khi đói. Vì thế, mẹ hãy cho con uống sắt cách bữa ăn 1 – 2 giờ.
  • Nếu bé đang đồng thời bổ sung sắt cùng kẽm, canxi, mẹ hãy cho con uống các vi chất này cách nhau ít nhất 2 giờ để tránh làm giảm hấp thu.
  • Uống sắt cách thời điểm uống sữa 30 phút – 1 giờ vì trong sữa có nhiều canxi sẽ làm giảm hấp thu sắt.
  • Các sản phẩm sắt dạng nước có thể gây xỉn màu răng nên mẹ cần hướng dẫn bé súc miệng ngay sau khi uống.
  • Trong quá trình uống sắt, nếu trẻ có các biểu hiện: tiêu chảy, đau bụng, mề đay, dị ứng… thì mẹ cần đưa con tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

9. Bổ sung sắt cho bé loại nào tốt?

Sắt Ferrolip baby  chứa sắt amin nên có khả năng hấp thu tốt (gấp 4 lần sắt sulfat) và tính sinh học khả dụng cao (90.9%). Vì vậy, sắt amin Ferrolip baby mang đến hiệu quả tối ưu khi bổ sung cho trẻ thiếu máu thiếu sắt, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Với 2 phân tử Glycine ở 2 đầu giúp phân tử sắt ít tiếp xúc với niêm mạc ruột, hạn chế được tình trạng kích ứng tiêu hoá, táo bón, nóng trong. Đặc biệt, sắt Ferrolip baby dạng nước, có ống chia liều chuẩn xác nên mẹ dễ dàng sử dụng. Sản phẩm không tanh, có vị đào, được các bé yêu thích và hợp tác.

Sắt Ferrolip baby cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Sắt amin Ferrolip baby – Hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Giá SP
Số lượng
Thành tiền
295.000 ₫
- +
295.000 ₫
miễn phí vận chuyển Miễn phí vận chuyển từ 2 hộp

Bài viết trên đây đã đưa tới cho mẹ đầy đủ thông tin về thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ tới hotline 1900 636 985 để được tư vấn chính xác.