4 thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt đơn giản và hiệu quả

08/02/2023 4082 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Một chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần cải thiện và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Vì thế, mẹ hãy tham khảo ngay 4 mẫu thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt trong 7 ngày trong bài viết dưới đây. 

1. Nguyên tắc khi lập thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Khi xây dựng thực đơn, mẹ cần hiểu rõ chú ý một số nguyên tắc sau:

1.1 Tăng cường các thực phẩm giàu sắt

Dưới đây là một số thực phẩm có hàm lượng sắt cao, dễ chế biến thành các món ăn thơm ngon, mẹ tham khảo để thêm vào thực đơn cho con nhé:

Thực phẩm Lượng sắt có trong 100g thực phẩm (mg) Tháng tuổi phù hợp
Thịt bò 2.6 6 tháng
Gan lợn 12.6 10 tháng
Trứng 5.6 Lòng đỏ trứng: 6 tháng.

Lòng trắng trứng: 12 tháng.

Đậu tương 11 6 tháng
Nấm hương khô 35 10 tháng

Ngoài ra, mẹ có thể cân nhắc thêm các loại rau xanh và thịt đỏ khác với hàm lượng sắt cao để đa dạng dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, lựa chọn thực phẩm nào và tần suất bữa ăn ra sao phụ thuộc vào mức độ và biểu hiện thiếu máu của trẻ.

Nếu mẹ đang cần thêm các tư vấn chuyên gia, đừng ngần ngại điền ngay các thông tin dưới đây nhé.

1.2 Đa dạng các món ăn từ động vật và thực vật

Một thực đơn đa dạng với các món ăn được thay đổi hàng ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và ăn uống ngon miệng hơn. Đồng thời, đa dạng thực phẩm còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết khác như kẽm, magie, vitamin A, B…

Tuy nhiên, thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt nên ưu tiên thực phẩm từ động vật hơn thực vật. Thực phẩm từ động vật có chứa sắt hem với tỷ lệ hấp thu cao (25%). Trong khi đó, sắt từ thực vật là sắt non hem với tỷ lệ hấp thu chỉ 10%.

thêm thịt đỏ vào thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Các loại thịt nên được ưu tiên trong thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt 

1.3 Hạn chế các thực phẩm cản trở hấp thu sắt

Một số loại thực phẩm sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt tại ruột nên những trẻ thiếu máu thiếu sắt cần hạn chế sử dụng:

Thực phẩm chứa Cafein

Theo nghiên cứu, cafein làm giảm sự hấp thu sắt từ thực phẩm tới 30 – 60% nếu dùng chung. Không chỉ thế, cafein còn làm giảm khả năng dự trữ sắt của cơ thể.

Vì thế, mẹ hạn chế cho bé ăn/uống các thực phẩm có chứa cafein như cafe, bánh, kẹo có chứa cafe.

không nên cho trẻ uống trà, cafe

Trà và cafe làm giảm hấp thu sắt tại ruột

Thực phẩm chứa polyphenol

Thực phẩm chứa polyphenol làm giảm sự hấp thu sắt hơn 50%. Do đó, mẹ hạn chế cho bé ăn uống các loại thực phẩm này, nhất là khi con đang bị thiếu máu thiếu sắt.

Một số loại thực phẩm nhiều polyphenol như: trà đen, trà thảo mộc, rau má, cacao.

1.4 Tăng cường các loại quả giàu vitamin C

Bổ sung vitamin C có công dụng tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể, nhất là sắt non-heme. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ, hạn chế tình trạng ốm vặt.

Mẹ hãy thêm các trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, chanh dây… vào thực đơn cho bé thiếu máu thiếu sắt nhé.

Mời mẹ tham khảo thêm:

Một năm nên bổ sung sắt cho bé mấy lần là hợp lý?
Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh: Hướng dẫn mới nhất từ chuyên gia

2. Mẫu thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt trong 7 ngày

Nếu còn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt, mẹ hãy tham khảo ngay 4 mẫu thực đơn theo từng độ tuổi dưới đây.

2.1 Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị thiếu máu thiếu sắt

Với những trẻ sơ sinh thiếu máu thiếu sắt dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Sữa mẹ cung cấp các vi chất và kháng thể để con có hệ miễn dịch tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.

Tuy nhiên, sữa mẹ không chứa quá nhiều sắt (0.35mg/lit). Vì thế, khi trẻ thiếu máu thiếu sắt, nhiều mẹ muốn cho bé ăn dặm sớm để bổ sung qua thực phẩm. Tuy nhiên, hệ tiêu hoá ở trẻ dưới 6 tháng chưa hoàn thiện nên dễ bị nôn trớ, đầy bụng, tiêu chảy khi ăn dặm sớm.

2.2 Thực đơn cho trẻ 6 – 9 tháng thiếu máu thiếu sắt

Đây là giai đoạn bắt đầu ăn dặm nên mẹ cần tăng từ từ lượng thức ăn để hệ tiêu hoá của con thích nghi. Các món ăn trong giai đoạn này chủ yếu từ sữa công thức, bột với độ đặc tăng dần.

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
7 giờ Cho trẻ bú mẹ Cho trẻ bú mẹ Cho trẻ bú mẹ Cho trẻ bú mẹ Cho trẻ bú mẹ Cho trẻ bú mẹ Cho trẻ bú mẹ
8 giờ Bột lòng đỏ trứng gà Bột thịt gà bí đỏ Bột thịt bò rau cải Bột thịt lợn Bột thịt bò bí đỏ Bột bí đỏ hạt sen Bột lòng đỏ trứng gà
10h Bơ nghiền nhuyễn Chuối Bơ nghiền Nước ép ổi Đu đủ Xoài Chuối
11h Bú mẹ/sữa công thức Bú mẹ/sữa công thức Bú mẹ/sữa công thức Bú mẹ/sữa công thức Bú mẹ/sữa công thức Bú mẹ/sữa công thức Bú mẹ/sữa công thức
14h- 14h30 Bột thịt bò mồng tơi. Bột lòng đỏ trứng gà Bột tôm cà rốt Bột lươn đồng Bột thịt gà cà rốt Bột thịt bò rau cải bina Bột thịt lợn
16h nước ép lựu nước cam Xoài Chuối Nước cam Nho Nước cam ép
Từ 17h đến sáng hôm sau Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột.

Lưu ý: Thực đơn và giờ của bữa ăn sẽ phụ thuộc vào từng bé và sinh hoạt của từng gia đình. 

2.3 Thực đơn cho trẻ 10 – 12 tháng bị thiếu máu thiếu sắt

Trẻ 10 – 12 tháng tuổi đã mọc răng và có khả năng cắn các thực phẩm mềm nhưng chưa nhai được thuần thục. Vì thế, mẹ chủ yếu cho con ăn các món như cháo, súp và rau củ quả nấu mềm cắt nhỏ.

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
6h – 7h Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức
8 giờ Cháo yến mạch cá hồi Nui thịt bò Cháo gan gà đậu xanh Cháo nghêu Bột trứng gà Mì nấm thịt bò Súp gà nấm
10h Bơ cắt miếng nhỏ nước cam Chuối Sữa chua Nước cam Đu đủ Bơ nghiền
11h Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức Sữa mẹ/sữa công thức
14h- 14h30 Cháo tôm rau ngót Cháo thịt lợn đậu xanh Mì thịt bò rau củ Mì bò băm sốt cà chua Cháo gan lợn Bột thịt bò rau cải chân vịt Cháo thịt nạc
16h Nước cam Táo cắt nhỏ Nước ép lựu Váng sữa Xoài Sữa chua
18h Cháo gà cà rốt Cháo gà nấm Cháo bò bằm Bột bí đỏ đậu tương Mì nấu cùng tôm Cháo cá hồi Nui hải sản
Từ 18h đến sáng hôm sau Sữa mẹ theo nhu cầu/sữa công thức Sữa mẹ theo nhu cầu/sữa công thức Sữa mẹ theo nhu cầu/sữa công thức Sữa mẹ theo nhu cầu/sữa công thức Sữa mẹ theo nhu cầu/sữa công thức Sữa mẹ theo nhu cầu/sữa công thức Sữa mẹ theo nhu cầu/sữa công thức

2.4 Thực đơn cho trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt

Ở độ tuổi này con đã ăn được các món ăn đặc và cứng hơn so với giai đoạn trước. Mẹ cũng nên cho bé tập ăn thô để con phát triển khả năng nhai.

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
7 giờ Cháo thịt gà Mì thịt bò Phở gà Bánh yến mạch bí đỏ Mì Ý bò bằm sốt cà chua Cháo cá hồi Nui tôm
9 giờ Sữa chua Váng sữa Nước ép cam Chuối Táo cắt nhỏ Xoài Nước cam
11 giờ Cháo thịt bò rau cải Cơm nhão ăn cùng canh thịt gà nấm hương. Nui thịt bò Cơm nhão ăn cùng canh và thịt lợn nạc Cơm nhão ăn cùng thịt bò xào nấm Cháo thịt bò Cơm nhão ăn cùng canh ngao, gan lợn xào
15 giờ Chè đậu đen Nho cắt nhỏ Bơ nghiền Váng sữa Sữa đậu Đu đủ Chè đậu xanh
18 – 19 giờ Cháo yến mạch thịt bò Cháo thịt lợn bí đỏ Cơm nát ăn cùng canh ngao Cháo gan gà Súp gà bí đỏ Cháo trứng gà đậu xanh Súp gà rau củ
Từ 19 giờ tới sáng hôm sau Bú mẹ hoặc uống thêm 1 lần sữa công thức Bú mẹ hoặc uống thêm 1 lần sữa công thức Bú mẹ hoặc uống thêm 1 lần sữa công thức Bú mẹ hoặc uống thêm 1 lần sữa công thức Bú mẹ hoặc uống thêm 1 lần sữa công thức Bú mẹ hoặc uống thêm 1 lần sữa công thức Bú mẹ hoặc uống thêm 1 lần sữa công thức

thực đơn cho trẻ 2 tuổi thiếu máu thiếu sắt

Bé 2 tuổi đã có thể ăn cơm và trái cây cắt nhỏ

2.5 Thực đơn cho trẻ trên 2 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt

Trẻ trên 2 tuổi thường đã cai sữa mẹ và uống thêm sữa công thức hoặc sữa tươi. Tuy nhiên, trong sữa tươi có lượng canxi cao nên sẽ làm giảm hấp thu sắt tại ruột, tăng nguy cơ trẻ thiếu máu thiếu sắt nếu uống quá 700ml/ngày. Trẻ 2 – 3 tuổi nên uống 200 – 300ml sữa mỗi ngày.

Thời gian Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
6h – 7h Phở bò Cháo chim câu hạt sen Cháo thịt bò Nui thịt bò Cháo gà nấm Phở gà Cháo gan gà đậu xanh
9 Sữa tươi Đu đủ Xoài Sữa chua Táo Sữa tươi Váng sữa
12h Cơm +thịt bò+ canh rau củ Cơm + thịt lợn + rau cải Mì bò bằm cà chua Cơm + cá hồi + rau củ Cơm + thịt bò + canh Cơm + hàu + rau cải bina Cơm + sườn + canh củ dền
15h Chè đậu đen Bánh yến mạch Sữa tươi Nước cam Bưởi Nước ép lựu Nước cam
18h Cơm + thịt gà + súp lơ xanh Cháo gan gà Cơm + thịt lợn + canh mồng tơi Cháo chim câu Cơm + cá hồi + canh ngao Cháo bí đỏ đậu xanh Cơm + tôm + canh bí đỏ
21h Sữa Sữa Sữa Sữa Sữa Sữa Sữa

3. Một số món ăn giàu sắt cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Mẹ tham khảo ngay cách nấu 1 số món ăn giàu sắt dưới đây nhé:

3.1 Bột thịt bò, rau mồng tơi

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu: Gạo, thịt bò, rau mồng tơi.

Thực hiện:

Bước 1: Mẹ sơ chế các nguyên liệu bằng cách: Vo gạo, rửa sạch thịt bò và băm/xay nhuyễn, rửa rau mồng tơi rồi thái sợi nhỏ.

Bước 2: Mẹ dùng gạo nấu ở lửa vừa cho tới khi gạo chín mềm và bung nở. Với thịt bò, mẹ cho vào nấu ở mức lửa vừa trong 3 phút sau đó cho mồng tơi vào nấu trong 2 phút. Sau khi thức ăn chín, mẹ cho thức ăn ra xay nhuyễn.

Bước 3: Cho cháo ra tô, cho thịt bò và rau đã xay vào, trộn đều và cho bé ăn.

món ăn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Bột thịt bò mồng tơi rất giàu sắt, phù hợp với bé mới tập ăn dặm

3.2 Cháo gan gà khoai tây

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 10 tháng tuổi.

Nguyên liệu: Gạo, gan gà, khoai tây.

Thực hiện:

Bước 1: Mẹ vo gạo, rửa sạch gan gà rồi băm nhỏ, khoai tây hấp chín, nghiền nhuyễn.

Bước 2: Cho gạo vào nấu cháo. Sau khi cháo đã chín, mẹ cho gan gà và khoai tây vào đảo đều, đun sôi lại 1 lần nữa rồi tắt bếp.

3.3 Thịt bò xào bông cải xanh

Độ tuổi thích hợp: Trẻ đã ăn nhai tốt (thường là trẻ từ 2 tuổi).

Nguyên liệu: Thịt bò, bông cải xanh (súp lơ xanh).

Thực hiện:

Bước 1: Bông cải xanh tách rời, ngâm nước muối và thái nhỏ, thịt bò thái miếng mỏng.

Bước 2: Cho bông cải xanh vào chần sơ, vớt ra để ráo.

Bước 3: Xào thịt bò với dầu ăn và gia vị. Khi thịt bò gần chín, cho bông cải xanh vào xào cùng cho tới khi chín tới thì tắt bếp.

thêm thịt bò vào thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Thịt bò xào bông cải xanh phù hợp với bé trên 2 tuổi

4. Ferrolip Baby – giải pháp tối ưu cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Với trẻ thiếu máu thiếu sắt, ngoài chế độ ăn giàu sắt, mẹ cần sử dụng thêm thực phẩm bổ sung cho bé để cung cấp đủ lượng sắt con cần.

Tuy nhiên, các loại sắt truyền thống khó hấp thu nên thường khiến bé khó đi ngoài, nóng trong. Vị sắt tanh nồng nên bé không hợp tác, quấy khóc khi uống làm giảm hiệu quả bổ sung.

Sắt Ferrolip Baby hiện là giải pháp bổ sung sắt cho con hiệu quả, an toàn và khắc phục được những hạn chế trên. Sản phẩm có thành phần từ sắt amin – sắt hữu cơ thế hệ mới nên hấp thu nhanh hơn 4 lần sắt truyền thống. Nhờ đó, sắt Ferrolip Baby không gây ra táo bón cũng như các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá.

Ferrolip Baby có hương đào tự nhiên, vị ngọt nên bé sẽ hợp tác hơn khi sử dụng. Sản phẩm có liều dùng tương ứng với từng độ tuổi và an toàn cho bé từ 0 tháng tuổi.

sắt ferrolip baby cho trẻ thiếu máu thiếu sắt

Ferrolip Baby – Sắt cho trẻ thiếu máu do thiếu sắt

[Tin Vui Cho Mẹ] – Từ hôm nay, mẹ đã có thể mua Ferrolip Baby chính hãng Online. Đặt hàng ngay để nhận được các tư vấn từ các dược sĩ kinh nghiệm và giao hàng miễn phí

Giá SP
Số lượng
Thành tiền
295.000 ₫
- +
295.000 ₫
miễn phí vận chuyển Miễn phí vận chuyển từ 2 hộp

 

Bài viết trên đây đã gợi ý cho mẹ 4 mẫu thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website chính hãng Ferrolipbaby.vn để được tư vấn. 

Bình luận (0)

Gửi bình luận