Trẻ bú mẹ thiếu sắt nên làm gì? Phòng ngừa ra sao?

01/03/2023 1996 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi bú mẹ (0 – 24 tháng) và gây nhiều hậu quả tới sức khoẻ, làm chậm lại quá trình phát triển của bé. Vì thế, mẹ nên phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bú mẹ thiếu sắt để điều trị kịp thời cũng như có các biện pháp phòng ngừa hữu ích. 

1. Nhóm trẻ bú mẹ có nguy cơ cao thiếu sắt

Những bé bú mẹ thuộc các nhóm đối tượng sau có nguy cơ thiếu sắt rất cao:

Trẻ sinh non, nhẹ cân: Trẻ sinh non, nhẹ cân thường có lượng sắt dự trữ nhận từ mẹ thấp hơn những bé khỏe mạnh đủ tháng. Đồng thời, sự tăng trưởng nhanh chóng sau sinh càng làm lượng sắt dự trữ cạn kiệt sớm hơn (khoảng 2 – 3 tháng sau khi bé chào đời).

Trẻ 4 tháng: Lượng sắt dự trữ ở trẻ sinh đủ tháng chỉ đủ dùng cho tới khi con được 4 tháng tuổi. Thời điểm này, con chưa ăn dặm nên sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt chủ yếu. Tuy nhiên, trong mỗi lít sữa mẹ chỉ cung cấp 0.35mg sắt, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.

Trẻ ăn dặm quá muộn: Ăn dặm quá muộn khiến bé không nhận đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm và làm tăng nguy cơ trẻ bú mẹ thiếu sắt.

nhóm trẻ bú mẹ có nguy cơ bị thiếu sắt

Nhóm trẻ bú mẹ dễ bị thiếu sắt

2. Dấu hiệu trẻ bú mẹ thiếu sắt

Da xanh xao, hay mệt mỏi, lười vận động, biếng bú là những dấu hiệu điển hình khi trẻ bú mẹ bị thiếu sắt. Ngoài ra, trẻ còn hay quấy khóc, khó ngủ, quan sát thấy lòng bàn tay, bàn chân của trẻ nhợt nhạt hơn thông thường.

Tuy nhiên, các biểu hiện trẻ bú mẹ thiếu sắt thường rất mờ nhạt, khó phát hiện. Nếu không được bổ sung sắt kịp thời, thiếu sắt sẽ tiến triển thành thiếu máu và gây nhiều hậu quả tới sức khoẻ của bé.

các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bú mẹ bị thiếu sắt

Để được tư vấn cụ thể hơn, mẹ hãy để lại thông tin trong bảng dưới đây. 

3. Hậu quả khi trẻ bú mẹ thiếu sắt

Thiếu sắt trong giai đoạn bú mẹ có thể khiến trẻ gặp những ảnh hưởng sau:

3.1 Tăng trưởng chậm

Thiếu sắt gây ra tình trạng biếng ăn, biếng bú ở trẻ do cảm giác đau rát khi ăn và giảm vị giác (viêm teo gai lưỡi).

Biếng ăn khiến bé không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, làm chậm lại quá trình tăng trưởng của con. Trẻ thường nhẹ cân, thấp còi và cơ bắp kém phát triển hơn các bé đủ sắt cùng độ tuổi.

3.2 Chậm phát triển vận động

Thiếu sắt gây ra những ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển vận động ở trẻ. Theo nghiên cứu tại Anh, trẻ 8 tháng bị thiếu sắt thường vận động kém hơn tại mốc 18 tháng tuổi.

Đánh giá ở trẻ thiếu sắt cho thấy, nhóm trẻ này có điểm vận động thấp hơn 6 – 17 điểm so với thông thường. Kỹ năng phối hợp vận động của trẻ thiếu sắt cũng kém hơn những bé khỏe mạnh cùng tuổi.

3.3 Trí tuệ kém phát triển

Sắt tham gia quá trình tổng hợp của các chất dẫn truyền thần kinh (dopamin, noradrenalin, adrenalin….) và các bao myelin. Thiếu sắt khiến sự dẫn truyền thần kinh chậm hơn, giảm khả năng phối hợp giữa vận động, thị giác, thính giác và ngôn ngữ.

Theo nghiên cứu, những bé thiếu sắt mất thời gian ghi nhớ hình ảnh, âm thanh lâu hơn, chỉ số IQ thấp hơn và tăng nguy cơ chậm nói so với những trẻ khoẻ mạnh.

3.4 Hệ miễn dịch kém phát triển

Sắt tham gia cấu tạo nên nhiều tế bào miễn dịch như lympho B, lympho T và thúc đẩy quá trình đại thực bào khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Thiếu sắt khiến hệ miễn dịch của bé kém phát triển. Điều này làm tăng tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng (viêm đường hô hấp, viêm phổi) và tăng mức độ nặng khi mắc bệnh.

Các hậu quả do thiếu sắt ở trẻ bú mẹ thường kéo dài và gặp nhiều khó khăn trong việc hồi phục. Vì thế, mẹ cần có những biện pháp điều trị đúng cách từ sớm để phòng ngừa các hậu quả này.

Mời mẹ tham khảo thêm:

4. Điều trị trẻ bú mẹ thiếu sắt

Trẻ bú mẹ thiếu sắt cần được điều trị bằng cách bổ sung sắt trực tiếp và thay đổi chế độ dinh dưỡng.

4.1 Bổ sung sắt trực tiếp

Liều và thời gian điều trị trẻ bú mẹ thiếu sắt

Liều điều trị cho trẻ thiếu sắt trong khoảng 3 – 6mg/kg/ngày, tuỳ vào mức độ bệnh.

Thông thường, các triệu chứng thiếu sắt sẽ tốt lên sau 1 tháng cho bé uống sắt. Tuy nhiên, bé nên được bổ sung sắt trong ít nhất 3 tháng để cơ thể có đủ lượng sắt dự trữ, phòng ngừa thiếu sắt tái phát.

Sau 3 tháng, các bác sĩ sẽ đánh giá lại hiệu quả điều trị. Trong trường hợp tình trạng thiếu sắt chưa được cải thiện, bé có thể phải tiếp tục bổ sung sắt trong 3 tháng tiếp theo. Tổng thời gian trẻ uống sắt không quá 6 tháng để đề phòng dư thừa sắt gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Lưu ý khi cho bé bú mẹ uống sắt

Khi bổ sung sắt cho trẻ, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thời điểm cho bé uống sắt tốt nhất: Buổi sáng và khi bụng đói là thời điểm sắt được hấp thu tốt nhất mà không bị cản trở bởi thức ăn và lượng canxi trong cơ thể. Vì thế, mẹ hãy cho con uống sắt trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ so với bữa ăn sáng.

Tránh tương tác thuốc: Mẹ cần chú ý không cho bé uống sắt cùng lúc với các thuốc/thực phẩm gây tương tác như: canxi, thuốc kháng sinh, sữa, trà, cafe. Thời điểm thích hợp để sử dụng các loại thuốc/thực phẩm trên là tối thiểu 2 giờ sau khi uống sắt.

Lưu ý thành phần sắt: Một số loại sắt khó hấp thu có thể gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ như táo bón, đầy hơi, đau bụng. Vì thế, mẹ nên chọn những loại sắt dễ hấp thu để đảm bảo hiệu quả và hạn chế các tác dụng phụ. Trong các loại sắt hiện nay, sắt amin được Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu đánh giá đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và là lựa chọn hàng đầu cho trẻ nhỏ.

Chú ý liều của sản phẩm: Trẻ bú mẹ thường nằm trong khoảng từ 0 – 24 tháng tuổi. Vì thế, mẹ ưu tiên sản phẩm sắt có liều cho bé từ 0 tháng tuổi và có chia liều tương ứng với từng độ tuổi.

Hiện nay, sắt Ferrolip Baby là một trong số ít sản phẩm bổ sung sắt cho bé đảm bảo được các yếu tố: thành phần từ sắt amin và có liều cho trẻ từ 0 tháng tuổi, không gây các tác dụng phụ trên hệ tiêu hoá. Vì thế, mẹ hãy lựa chọn Ferrolip Baby khi bổ sung sắt cho bé nha.

sắt Ferrolip baby cho trẻ bú mẹ thiếu sắt

Ferrolip Baby – Giải pháp cho trẻ bú mẹ thiếu sắt

4.2 Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ bú mẹ thiếu sắt

Trẻ dưới 6 tháng

Sữa mẹ cung cấp loại sắt dễ hấp thu (khả năng hấp thu 50%), các dưỡng chất cần thiết cho con phát triển. Đặc biệt, sữa mẹ còn cung cấp cho con lượng lớn kháng thể tự nhiên để bảo vệ con tốt hơn vì đây là giai đoạn hệ miễn dịch của con đang bị suy yếu do thiếu sắt.

Vì thế, bé dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Trong giai đoạn này, mẹ cố gắng tăng số lần và thời gian mỗi lần cho bé bú để con nhận được nhiều sữa hơn.

Trẻ trên 6 tháng

Với trẻ trên 6 tháng, mẹ nên cho bé ăn dặm và thêm vào thực đơn của con những món ăn giàu sắt. Một số món ăn mẹ có thể tham khảo như: bột thịt bò, cháo gan gà đậu xanh, thịt bò xào súp lơ xanh…

cho trẻ bú mẹ kết hợp với chế độ ăn dặm

Trẻ trên 6 tháng cần có chế độ ăn dặm giàu sắt

Tuy nhiên, việc điều trị thiếu sắt ở trẻ thường khó khăn và mất nhiều thời gian. Vì thế, mẹ nên chủ động phòng ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ bú mẹ.

5. Phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ bú mẹ

Dưới đây là các biện pháp hiệu quả để phòng ngừa tình trạng trẻ bú mẹ thiếu sắt

5.1 Cho bé bú mẹ ngay sau khi chào đời

WHO khuyến nghị bé nên được bú mẹ ngay sau khi chào đời để nhận được nguồn sữa non (sữa trong 72 giờ đầu). Sữa non có hàm lượng protein gấp 5 lần, sắt gấp 3 lần so với sữa trưởng thành và lượng lớn vitamin, kháng thể tự nhiên.

Việc cho bé bú mẹ sớm còn giúp kích thích để cơ thể mẹ tiết sữa đều hơn, tránh hiện tượng mất sữa sau sinh.

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn. Sau đó, mẹ cho bé ăn dặm song song với việc bú mẹ. Thời gian cho bé bú mẹ có thể kéo dài tới khi con 2 tuổi hoặc hơn.

cho trẻ bú mẹ từ sớm

Trẻ cần được bú mẹ ngay sau sinh để phòng ngừa thiếu sắt

5.2 Bổ sung sắt dự phòng

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra hướng dẫn cụ thể về liều và thời gian bổ sung sắt cho trẻ bú mẹ như sau:

liều sắt dự phòng cho trẻ

Liều bổ sung sắt dự phòng cho trẻ bú mẹ

5.3 Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Nhiều mẹ muốn cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng với hy vọng cung cấp đủ sắt cho bé từ thực phẩm. Tuy nhiên, thời điểm này hệ tiêu hoá của con đang bị thiếu hụt các men tiêu hoá và hệ vi sinh đường ruột. Ăn dặm sớm khiến con bị tiêu chảy, giảm hấp thu làm tăng nguy cơ trẻ thiếu sắt.

Tuy nhiên, việc ăn dặm quá muộn khiến bé không nhận được đủ sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết.

Vì thế, mẹ nên cho bé ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi với 1 chế độ ăn đa dạng và giàu sắt. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt mẹ nên thêm vào thực đơn của bé như: thịt bò, gan gà, thịt lợn nạc, súp lơ xanh và rau chân vịt…

Vitamin C làm tăng hấp thu sắt trong cơ thể, Vì thế, mẹ có thể cho con ăn các loại trái cây như ổi, cam, lê, dâu tây, bưởi…

thực phẩm cho trẻ thiếu sắt

Những thực phẩm giàu sắt cho trẻ

Bài viết trên đây đã hướng dẫn mẹ cách phòng ngừa và điều trị tình trạng trẻ bú mẹ thiếu sắt. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ Ferolipbaby.vn hotline 1900 636 985 để được tư vấn. 

Bình luận (0)

Gửi bình luận