Phát hiện ngay 7 dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất và cách khắc phục?

25/03/2024 2832 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé mà còn tăng sợi dây gắn kết tình cảm mẹ con. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vì những lý do nhất định, sữa mẹ có thể bị giảm chất lượng. Nhận biết dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất và giải quyết kịp thời tức là mẹ đã đảm bảo tốt nhất yếu tố dinh dưỡng thiết yếu cho con yêu của mình.

7 dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất

Bé không phát ra tiếng nuốt khi đang bú

Bình thường, khi bú sữa mẹ, bé sẽ có tiếng nuốt sữa. Âm thanh này là biểu hiện cho thấy bé đang tích cực bú và nuốt sữa. Nếu mẹ không nghe thấy tiếng bé nuốt sữa đều đặn thì có thể là dấu hiệu cho thấy sữa mẹ thiếu chất không đáp ứng nhu cầu của bé.

Nói như vậy không hoàn toàn có nghĩa là tiếng nuốt sữa của bé phản ánh sữa mẹ thiếu chất lượng. Nếu bé bú mẹ không phát ra tiếng nuốt nhưng không có dấu hiệu mất nước và vẫn tăng cân đều thì mẹ cũng không cần lo lắng.

Khi bú mẹ, nếu bé không phát ra tiếng mút sữa thì có thể là do sữa mẹ bị thiếu chất
Khi bú mẹ, nếu bé không phát ra tiếng mút sữa thì có thể là do sữa mẹ bị thiếu chất

Bé mất nước – ít đi tiểu

Khi dinh dưỡng hấp thụ được kém thì khả năng đào thải và bài tiết của cơ thể bé cũng kém hơn. Vì thế, khi sữa mẹ bị thiếu chất, có thể số lần đi tiểu và lượng nước tiểu của bé sẽ ít hơn so với bé được bú sữa mẹ đủ chất.

Ngoài ra, bé bú sữa mẹ không đủ chất cũng có thể bị mất nước với các dấu hiệu: miệng khô, khó chịu, khóc không ra nước mắt, nước tiểu màu sẫm, thóp trũng, mắt trũng.

Nếu bé gặp tình trạng này thì tốt nhất mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ Nhi khoa để kiểm tra, chẩn đoán đúng nguyên nhân để dự phòng nguy cơ bé gặp vấn đề về đường tiêu hóa và thận.

Bé hay bị ốm vặt

Sữa mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển mà còn chứa rất nhiều kháng thể tốt cho hệ miễn dịch của bé, giúp bé dự phòng nguy cơ đối với các bệnh lý khác nhau. Nếu mẹ thấy bé hay bị ốm vặt thì có thể đây là dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất.

Khi sữa mẹ không đủ dinh dưỡng, trẻ vừa có nguy cơ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, protein, selen,… vừa thiếu kháng thể nên dễ bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh như viêm họng, sổ mũi, cảm cúm, ho gà, bạch hầu, sốt xuất huyết,…

Chậm tăng cân

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong những ngày đầu sau sinh, trẻ sơ sinh có thể giảm 5 – 7% trọng lượng  cơ thể so với lúc chào đời.

Đây là hiện tượng bình thường và đến khoảng ngày 10 – 14, cân nặng của trẻ sẽ quay trở lại như bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này chậm hoặc không tăng cân ở trẻ cũng có thể do sữa mẹ thiếu dưỡng chất. 

Nếu sữa mẹ bị thiếu canxi, sắt, kẽm, kali, vitamin D, vitamin A,… và bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì có thể bị suy dinh dưỡng và nhẹ cân hơn so với bé ở cùng độ tuổi. 

Nguyên nhân của điều này là do cơ thể bé không nhận được đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ nên phải lấy năng lượng bằng cách tích tụ chất béo và đốt cháy chất béo được tích tụ.

Bé chậm hoặc không tăng cân là một trong các dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất
Bé chậm hoặc không tăng cân là một trong các dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất

Mẹ cần được tư vấn bởi các Dược sĩ về tình trạng của bé hiện tại có thể để lại thông tin ngay dưới đây:

Khóc đêm đòi bú mẹ

Khi tìm hiểu về dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất không thể không nhắc đến tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc và thường xuyên thức dậy, khóc đêm đòi bú mẹ.

Do bú sữa mẹ bị thiếu dinh dưỡng nên bé dễ bị đói, không được nhận đủ vitamin D, A; canxi. Sự thiếu hụt vi chất này là một trong các nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu, dễ giật mình và thường xuyên thức giấc đêm đòi bú để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Trẻ đi ngoài ít phân

Lượng dinh dưỡng mà trẻ hấp thụ từ sữa mẹ cũng được phản ánh qua tình trạng đi ngoài. Vì thế, nếu sữa mẹ thiếu chất thì trẻ có thể đi ngoài với tần suất và lượng phân ít hơn bình thường; dễ bị táo bón với các biểu hiện như: đại tiện khó, khuôn phân cứng và khô.

Mẹ khó hút sữa bằng máy

Những ngày đầu sau sinh sữa mẹ thường ít. Tuy nhiên, khi mẹ cho bé bú nhiều hoặc hút sữa đều thì tuyến sữa sẽ được kích thích khiến lượng sữa tiết ra nhiều hơn.

Nếu sau sinh 3 ngày mà mẹ thấy việc hút sữa bằng máy rất khó khăn, lượng sữa hút được mỗi lần rất ít; thậm chí dùng tay nặn sữa mà vẫn thấy ít sữa tiết ra thì đây có thể là dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất.

Ngực không căng và không rò rỉ sữa

Bình thường, sau những lần cho con bú đầu tiên, tuyến sữa sẽ được kích thích tiết sữa ra ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của bé. Đây là lý do khiến ngực của mẹ trở nên căng to hơn và hay bị rỉ sữa.

Sau khi trẻ đã bú no, ngực mẹ sẽ mềm mại hơn vì đã được rút cạn sữa. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ có tính tạm thời vì sau đó, tuyến sữa lại tiếp tục sản sinh sữa cho bé bú và ngực mẹ sẽ căng trở lại. Thậm chí có không ít mẹ nếu quá giờ cho con bú mà bé chưa ti, mẹ còn cảm thấy căng nhức ngực và bị chảy sữa. 

Nếu sau vài ngày đầu sau sinh mà mẹ không thấy ngực mình căng hơn, thậm chí có phần mềm, nhão thì mẹ có thể cân nhắc đến nguy cơ sữa bị thiếu chất. 

Mẹ thiếu cân sau sinh

Nghiên cứu từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) cho biết: có khoảng 75% phụ nữ sau sinh 1 năm nặng hơn so với trước khi mang thai. Hiện tượng tăng cân sau sinh là vô cùng bình thường và cho thấy cơ thể của mẹ đang hấp thu tốt.

Sau sinh, nhu cầu sữa cho bé bú ngày càng tăng lên, cơ thể sẽ sử dụng nhiều calo nên mẹ cần ăn đảm bảo dinh dưỡng để sữa mẹ đáp ứng được nhu cầu của bé. Lúc này, cơ thể mẹ cần nhận được chất dinh dưỡng đầy đủ để bù đắp vào lượng dinh dưỡng bị mất đi khi cho con bú. 

Nếu phụ nữ mới sinh con và bị thiếu cân nặng so với trước khi mang thai thì có thể là do họ đang ăn uống không đủ chất và có sức khỏe kém. Điều này có thể khiến cho nguồn sữa mẹ trở nên kém chất lượng.

Mẹ bị giảm cân nhanh sau sinh có nguy cơ khiến nguồn sữa trở nên kém chất lượng
Mẹ bị giảm cân nhanh sau sinh có nguy cơ khiến nguồn sữa trở nên kém chất lượng

Nguyên nhân khiến sữa mẹ thiếu chất

Mẹ có chế độ dinh dưỡng kém

Sau sinh là thời điểm mẹ nuôi con bú. Lúc này, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn sữa cho bé bú.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thành phần vi chất trong sữa mẹ, lượng sữa được tiết ra, bị chi phối rất nhiều bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ.

Nếu mẹ có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất thì đảm bảo chất lượng sữa cho bé bú. Ngược lại, mẹ có chế độ ăn kiêng khem quá mức, ăn chay, kém đa dạng,… thì nguy cơ sữa mẹ sẽ thiếu vitamin và khoáng chất, không đảm bảo cho sự phát triển của bé.

Mẹ quay trở lại công việc sớm và hay bị căng thẳng

Khả năng tiết sữa của mẹ chịu sự chi phối chính của hormone Oxytocin và Prolactin. Nếu mẹ quay trở lại công việc quá sớm, khi cơ thể còn chưa kịp hồi phục hoàn toàn thì rất dễ bị mệt mỏi, căng thẳng. Điều này làm ức chế sản sinh hormone Oxytocin và Prolactin. Theo thời gian sẽ khiến sữa mẹ ít dần và bị thiếu chất. 

Bên cạnh đó, mẹ đi làm sớm còn dễ bị giảm tần suất vắt sữa và cho con bú. Đây cũng là yếu tố tác động nhiều đến chất lượng nguồn sữa mẹ.

Chưa kể đến việc chăm con và đi làm sẽ làm thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mẹ. Dần dần, mẹ dễ phải chịu áp lực về tinh thần, dễ bị stress, bực bội, ngủ kém, ăn kém,… Sự kết hợp của những vấn đề này càng làm tăng nguy cơ giảm chất lượng sữa mẹ.

Mệt mỏi về thể chất và tinh thần rất dễ khiến cho sữa mẹ bị giảm chất và lượng
Mệt mỏi về thể chất và tinh thần rất dễ khiến cho sữa mẹ bị giảm chất và lượng

Thay đổi nội tiết tố

Thời điểm sau sinh, không ít mẹ gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố estrogen. Tình trạng này có thể dẫn đến hàng loạt hệ lụy như: khó ngủ, mệt mỏi, khó tiêu,… Đây cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ ít dần và bị thiếu chất.

Ngoài ra, nếu mẹ dùng viên uống tránh thai chứa estrogen thì quá trình tiết sữa cũng sẽ gặp nhiều trở ngại. Nếu tiếp tục dùng thuốc estrogen trong thời gian dài, mẹ sẽ có nguy cơ bị mất sữa cho con bú. 

Cho bé ăn dặm quá sớm và giảm bú sữa mẹ

WHO đã có khuyến cáo về việc nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan, không ít mẹ lựa chọn cho con ăn dặm sớm và giảm tần suất cho con bú. Việc làm này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn sữa mẹ. 

Trước 6 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Trẻ ăn dặm quá sớm và giảm bú sữa mẹ vô tình tăng áp lực cho đường tiêu hóa, khẩu vị của bé thay đổi, bé dễ chán sữa mẹ, thậm chí có bé bỏ ti mẹ. Hệ lụy tất yếu từ việc làm này chính là sữa mẹ ít dần, nguồn sữa mẹ ngày càng kém chất lượng.

Mẹ gặp vấn đề sức khoẻ và đang dùng thuốc

Cơ thể mẹ phục hồi chậm thường dễ mệt mỏi, ăn kém và bị ốm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng sữa tiết ra ít, sữa không đủ chất nên dù bé bú đủ cữ thì vẫn không thể tăng cân. 

Bên cạnh đó, trong thời gian cho con bú, nếu mẹ gặp vấn đề về tuyến vú như: áp xe vú, nứt cổ gà,… hoặc đang mắc các bệnh lý mạn tính nhưng không được kiểm soát tốt thì sữa mẹ cũng có thể bị giảm chất lượng.

Mẹ sinh mổ cần dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hoặc mẹ đang dùng  thuốc kháng histamin cũng dễ làm cản trở khả năng hoạt động của tuyến sữa. Đây chính là lý do khiến cho một số mẹ có lượng sữa ít và dễ bị thiếu chất hơn bình thường.

Cách cải thiện chất lượng sữa mẹ cho bé?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng lớn đến nguồn sữa cho con bú. Vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất, mẹ nên xem xét lại chế độ ăn uống của mình để điều chỉnh cho khoa học. Đặc biệt, việc bổ sung các thực phẩm sau đây sẽ giúp chất lượng sữa mẹ được cải thiện:

Chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng giúp đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho con bú
Chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng giúp đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho con bú

Ngũ cốc nguyên cám và gạo

Thành phần của nhóm thực phẩm này giàu carbohydrate phức hợp làm cho mẹ cảm thấy no lâu và giảm tiêu hao năng lượng hơn. Không những thế, hàm lượng chất xơ và vitamin B trong gạo, ngũ cốc nguyên cám còn bổ máu, tốt cho hệ tiêu hóa và lợi sữa.

Thịt bò

Thành phần của thịt bò chứa rất nhiều vitamin B, sắt, kẽm, protein,… vừa cung cấp năng lượng vừa đảm bảo vi chất dinh dưỡng cho sữa mẹ. Bổ sung thịt bò với hàm lượng hợp lý còn giúp mẹ phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Ngoài ra, nếu bé đang bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 4, sinh non hoặc bú sữa mẹ hoàn toàn, nguy cơ trẻ thiếu sắt là rất cao.

Trong trường hợp này, mẹ nên chủ động bổ sung cho con các loại sắt nước hữu cơ dễ uống, hấp thu nhanh và ít tác dụng phụ như sắt Ferrolip Baby.

Cá hồi

Muốn sở hữu nguồn sữa cho con bú đảm bảo chất lượng thì mẹ không nên bỏ qua cá hồi. Đây là nguồn thực phẩm giàu DHA, omega-3, B12, vitamin D,… vừa tốt cho hệ xương vừa tốt cho hệ thần kinh của trẻ. 

Trứng gà

Các thành phần: omega-3, canxi, choline, acid folic, vitamin B, D, A,… trong trứng gà vừa giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh vừa cải thiện chất lượng nguồn sữa. Nhờ đó mà bé sẽ bú mẹ tốt hơn, dễ đạt được các mốc phát triển theo độ tuổi.

Trái cây và rau xanh

Chuối, hồng xiêm, đu đủ, vú sữa, quả bơ,… đều là những loại trái cây giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin tốt cho việc cải thiện chất lượng nguồn sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý tăng cường rau xanh lá trong bữa ăn của mình. Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ ngừa táo bón và tăng cường dưỡng chất cho sữa. 

Uống thêm nước

Nước là yếu tố không thể thiếu cho sự tiết sữa mẹ. Người bình thường mỗi ngày cần uống 1.5 – 2 lít nước nhưng cơ thể người mẹ đang cho con bú cần lượng nước cao hơn để đảm bảo việc tiết sữa theo nhu cầu của bé.

Vì thế, để cải thiện sữa thì mẹ nên duy trì uống mỗi ngày 2 – 3 lít nước. Mẹ có thể chọn bổ sung nước bằng cách uống sữa, nước ép hoa quả, nước lọc, nước canh,… Đặc biệt, trước và sau khi cho con bú nếu mẹ uống 1 cốc nước ấm thì sẽ kích thích sữa về nhanh và nhiều hơn.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Quá trình mang thai và sinh nở khiến cho sức khỏe của mẹ bị suy giảm. Chưa kể đến việc chăm con nhỏ dễ khiến mẹ gặp phải áp lực về tinh thần và thể chất. Những yếu tố này đều dễ gây giảm chất lượng sữa mẹ.

Vì thế, sau khi sinh, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều, ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày và thư giãn để tinh thần được thoải mái, cơ thể nhanh hồi phục. Đây cũng là cách đảm bảo chất lượng sữa mẹ và giúp mẹ có thêm năng lượng tích cực để chăm sóc con yêu.

Vận động, giải trí tích cực giúp cải thiện tinh thần và chất lượng sữa mẹ
Vận động, giải trí tích cực giúp cải thiện tinh thần và chất lượng sữa mẹ

Giải trí lành mạnh

Giải trí lành mạnh không chỉ cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn cải thiện chất và lượng nguồn sữa. Cách giải trí rất đơn giản, mẹ chỉ cần lựa chọn những việc phù hợp với sở thích của mình như: nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè, đọc sách, xem phim,… 

Chịu khó vận động

Vận động tích cực, vừa sức trong thời gian cho con bú không chỉ cải thiện tâm trạng, giấc ngủ,… mà còn nâng cao chất lượng nguồn sữa mẹ. Mẹ có thể lựa chọn thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng và đơn giản như squats, yoga, bơi,… để đạt được mục đích này.

Mong rằng những thông tin đã được chia sẻ sẽ giúp bạn đọc phát hiện sớm dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Nếu gặp khó khăn trong quá trình nhận diện này, mẹ có thể tìm đến bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia nuôi con bằng sữa mẹ để được tư vấn giải pháp giúp mẹ yên tâm về nguồn dinh dưỡng cho con yêu.

Bình luận (0)

Gửi bình luận