Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có tốt không?

12/03/2024 149 lượt xem

1000 ngày đầu tiên của cuộc đời, kéo dài từ lúc thụ thai đến hai năm sau sinh, tạo thành một giai đoạn quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trong khi đó, dinh dưỡng nắm vai trò then chốt đối với sự khôn lớn này. Vậy có nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không? Mẹ cùng đọc ngay dưới đây nhé!

Lợi ích của sữa mẹ là gì?

Tăng miễn dịch

Trong những năm tháng đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt, không đủ hiệu quả để giúp trẻ chống lại mầm bệnh. Nuôi con bằng sữa mẹ chính là cách tối ưu để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và hình thành hệ thống miễn dịch của bé.

Ngoài tế bào gốc, sữa mẹ còn giàu các tế bào miễn dịch như bạch cầu, đại thực bào, tế bào T hay tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK). Những tế bào này cung cấp khả năng miễn dịch chủ động cho trẻ sơ sinh bằng cách tạo ra các phân tử có hoạt tính sinh học như lactoferrin, lysozyme, oligosacarit, cytokine,… Chúng giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, tiêu diệt vi sinh vật, virus và nấm.

Những yếu tố này có giá trị đặc biệt đối với trẻ sơ sinh bởi chức năng bảo vệ mà không gây ra triệu chứng của phản ứng viêm, chẳng hạn như sốt. Thêm vào đó, đây là các kháng thể được hình thành trong cơ thể người mẹ, đã từng chống lại các bệnh nhiễm trùng mà mẹ gặp phải nên có khả năng tăng cường miễn dịch mạnh mẽ.

Tốt cho tiêu hoá bé

Ngoài giúp bé phát triển thể chất, sữa mẹ còn có nhiều lợi ích khác, bao gồm điều chỉnh chức năng đường ruột sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé được cung cấp men vi sinh ổn định, tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột của bé. 

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa sản sinh ra enzym tiêu hóa như người lớn. Tuy nhiên, trẻ bú mẹ hiếm khi bị táo bón do các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ luôn đi kèm các enzyme (amylase và lipase) hỗ trợ tiêu hóa nên bé có thể dễ dàng hấp thu.

Sữa mẹ giúp bé tiêu hóa tốt hơn
Sữa mẹ giúp bé tiêu hóa tốt hơn

Đầy đủ vi chất cho bé

Vi chất dinh dưỡng  bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất tồn tại với hàm lượng nhỏ, cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Mặc dù chúng là phần “vi mô” nhưng lại cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống dinh dưỡng hoàn chỉnh giúp em bé có thể phát triển mạnh mẽ. 

Trong sữa mẹ có đầy đủ các vi chất khác nhau như các loại vitamin, iod, folate, sắt, kẽm,… tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bà mẹ và lượng dự trữ trong cơ thể.

Cải thiện sức khỏe tinh thần cho cả mẹ và bé

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần cho cả 2 mẹ con: 

  • Nhiều chuyên gia nhận định  việc cho con bú trong những năm tháng sau sinh sẽ làm giảm nguy cơ trầm cảm của mẹ.
  • Tăng sự gắn kết về thể chất và tình cảm:  Nuôi con bằng sữa mẹ là một cách đặc biệt và độc đáo để mẹ cảm thấy được kết nối với con. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự gắn kết từ việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp giảm bớt các vấn đề về xã hội và hành vi ở cả trẻ em và người lớn.
  • Thiết lập niềm tin: Quá trình cho con bú giúp mẹ học được cách đọc tín hiệu của trẻ và tạo cảm giác tin tưởng của bé đối với người chăm sóc mình.

Bên cạnh đó, việc cho con bú còn giúp tăng tốc độ phục hồi sau khi sinh của mẹ. Trong quá trình cho con bú, cơ thể mẹ sản sinh ra hormone oxytocin giúp tử cung co bóp và nhanh trở lại kích thước bình thường cũng như giảm lượng chảy máu âm đạo sau khi sinh.

Tại sao bé nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?

Trong 6 tháng đầu,việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đã được WHO khuyến nghị nhất quán, dựa trên bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan của nó đối với tỷ lệ mắc bệnh. 

Các thử nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ dưới mức tối ưu bao gồm nuôi con bằng sữa mẹ không hoàn toàn góp phần gây ra 11,6% tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Việc tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ có thể có khả năng ngăn chặn 823.000 ca tử vong ở trẻ em hàng năm. 

Một nghiên cứu đã được diễn ra trên 450 trẻ đủ tháng khỏe mạnh để đánh giá tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ bú mẹ hoàn toàn (EBF) và các trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi khác. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ở dưới mức tối ưu, thấp hơn đáng kể so với những trẻ không duy trì EBF.

Không chỉ vậy, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thông minh hơn, ít bị béo phì và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau này. Phụ nữ cho con bú cũng hạn chế nguy cơ mắc bệnh về sinh sản ác tính như ung thư vú và buồng trứng. 

Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ
Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ

Bú sữa mẹ liên tục trong 6 tháng đầu, bé thường thiếu gì?

Mặc dù sữa mẹ là thực phẩm lý tưởng cho trẻ sơ sinh nhưng vì nhiều nguyên nhân khiến  nó không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Cùng điểm mặt gọi tên những chất mà trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu dễ bị thiếu hụt:

  • Sắt nguyên tố: Nhu cầu sắt của trẻ sơ sinh được đáp ứng thông qua việc sử dụng nguồn dự trữ của gan được tích lũy chủ yếu trong ba tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù lượng sữa bé bú mẹ ngày càng tăng lên nhưng tổng lượng sắt hấp thụ lại giảm đi từ khi sinh ra đến khi bé được 4 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, các chế phẩm sắt amin như Ferrolip Baby sẽ là sản phẩm an toàn và hiệu quả đặc biệt cho trẻ sơ sinh. 
  • Vitamin D: Vitamin D có nhiều chức năng quan trọng, bao gồm hỗ trợ phát triển xương và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.  AAP khuyến nghị tất cả trẻ bú sữa mẹ nên bắt đầu được bổ sung vitamin D trong 2 tháng đầu và tiếp tục cho đến khi trẻ có thể sử dụng các thực phẩm tăng cường vitamin D (sau 1 tuổi).
  • Vitamin B12: Vitamin B12 giữ cho các tế bào máu khỏe mạnh. Hàm lượng vitamin B12 trong sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi lượng được dự trữ ở 3 tháng cuối thai kì cũng như chế độ ăn uống thường nhật. Những bà mẹ theo chế độ ăn nhiều thực vật hơn, đặc biệt là người ăn chay, có nguy cơ cao thiếu vitamin B12 và cần chú ý bổ sung cho bé loại vitamin này.
  • Vitamin K: Vitamin K có vai trò quan trọng với các protein trong quá trình đông máu. Tuy nhiên, chỉ có một lượng hạn chế vitamin K được chuyển từ nhau thai sang thai nhi. Vì vậy, trẻ sơ sinh thường có nồng độ vitamin K cực thấp và có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết..
Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Bú sữa mẹ liên tục trong 6 tháng đầu có tốt không?

Dấu hiệu sữa mẹ thiếu chất

Trẻ sụt cân

Việc trẻ sơ sinh giảm cân sau khi sinh là điều bình thường, bất kể bé được cho ăn gì và được cho ăn như thế nào. Trẻ bú sữa mẹ thường sẽ giảm cân trong khoảng 3 ngày đầu và có thể giảm tới 10% trọng lượng trong tuần đầu tiên.

Tuy nhiên việc bé liên tục bị sụt cân trong những khoảng thời gian sau đó có thể chính là dấu hiệu trẻ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ để phát triển..

Khi dinh dưỡng bị thiếu hụt, cơ thể bé buộc phải đốt cháy chất béo để duy trì hoạt động hàng ngày để cung cấp năng lượng dẫn đến sụt cân.

Trẻ sụt cân do sữa mẹ thiếu chất
Trẻ sụt cân do sữa mẹ thiếu chất

Thường xuyên ốm

Khi sữa mẹ thiếu 1 số chất giúp củng cố miễn dịch như sắt, kẽm, vitamin D,… có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và tấn công. Từ đó, gây nên các vấn đề sức khỏe, bé thường xuyên ốm vặt,hay bị mắc các bệnh đường hô hấp và nhiễm trùng khác.

Ít nước tiểu

Tình trạng đi ngoài của bé phản ánh mức độ dưỡng chất mà con nạp vào. Quá trình đào thải và bài tiết trong cơ thể bé sẽ kém đi khi dinh dưỡng hấp thụ được ít. Do vậy, bé tiểu ít và lượng phân thải ra ngoài sẽ hạn chế hơn so với bé khi bú sữa mẹ giàu dinh dưỡng.

Hi vọng qua những thông tin trong bài viết, mẹ đã có được cho mình câu trả lời về việc liệu có nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Ferrolip Baby để trang bị cho mình thêm tật nhiều kiến thức chăm con bổ ích mẹ nhé