Trẻ sơ sinh thiếu máu nên bổ sung gì? [Thực Đơn 7 Ngày]

12/09/2024 1988 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Trẻ sơ sinh thiếu máu nên bổ sung gì là thắc mắc mà nhiều mẹ đang loay hoay chưa biết câu trả lời. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cả mẹ và bé đều cần được bổ sung các dinh dưỡng và vi chất cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh lý này. 

Mẹ cùng Ferrolip Baby tìm hiểu cách bổ sung các yếu tố cần thiết cho trẻ thiếu máu.

1. Trẻ sơ sinh thiếu máu nên bổ sung gì?

Trẻ sơ sinh thiếu máu nên bổ sung sắt điều trị và dự phòng
Trẻ sơ sinh thiếu máu nên bổ sung gì? Sắt điều trị và dự phòng

Trong vài tháng đầu tiên, nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh chủ yếu vẫn là sữa mẹ. Tuy nhiên, với trẻ thiếu máu thiếu sắt, mẹ có thể cân nhắc bổ sung cho bé các thực phẩm an toàn và hiệu quả sau:

1.1 Sắt nguyên tố

Nhiều mẹ băn khoăn liệu có thể cho trẻ sơ sinh thiếu máu uống sắt không? Câu trả lời là có. Thậm chí, bé có thể bắt đầu uống sắt dự phòng ngay từ những tuần tuổi đầu tiên. 

Cho bé uống sắt trực tiếp là phương pháp hiệu quả nhất để hỗ trợ trẻ sơ sinh thiếu máu.Tuy nhiên, khi nào thì cần sử dụng sắt ở trẻ sơ sinh? Uống trong bao lâu và liều dùng như thế nào là an toàn tuyệt đối cho bé?

Bổ sung sắt điều trị

Trẻ sơ sinh thiếu máu cần nhận liều điều trị trong khoảng từ 3 – 6mg/kg/ngày, tuỳ thuộc vào mức độ nặng và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Thường thì các triệu chứng sẽ cải thiện dần trong vòng 4 đến 6 tuần đầu tiếp theo. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh cần kéo dài ít nhất 3 tháng để cơ thể bé tích trữ đủ lượng sắt cần thiết.

Sau 3 tháng, bé cần được kiểm tra lại các chỉ số hồng cầu như hemoglobin và ferritin để đánh giá lại hiệu quả điều trị.

Trong một số trường hợp, việc bổ sung sắt cho trẻ có thể được tiếp tục. Tuy nhiên, thời gian duy trì uống sắt liên tục không nên vượt quá 6 tháng vì có thể gây tình trạng dư thừa sắt.

Bổ sung sắt dự phòng

Với những trẻ em thiếu máu nhẹ, mẹ có thể cân nhắc bổ sung sắt dự phòng cho bé theo bảng dưới đây: 

Đối tượng Liều dùng Thời gian sử dụng
Trẻ sinh non Trẻ bú mẹ hoàn toàn 2 mg/kg/ngày Kéo dài đến tháng thứ 12
Trẻ dùng sữa công thức 1 mg/kg/ngày Kéo dài đến tháng thứ 12
Trẻ nhẹ cân Cân nặng nhỏ hơn 1kg 3-4 mg/kg/ngày Từ 6-8 tuần đầu đến 12 tháng tuổi
Cân nặng từ 1-2.5kg 2-3 mg/kg/ngày Từ 6-8 tuần đầu đến 12 tháng tuổi
Bé 4 tháng 1 mg/kg/ngày 2-3 tháng

1.2 Sữa công thức giàu sắt

Sữa công thức là loại sữa được sản xuất đặc biệt để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Công thức của sữa này được thiết kế mô phỏng lại tỉ lệ thành phần của sữa mẹ. Vì thế, nó hay được dùng để thay thế sữa mẹ một phần hoặc hoàn toàn sữa mẹ.

Về cơ bản, sữa công thức giàu sắt sẽ chứa khoảng 12 mg sắt/L. Và để khai thác loại sữa này hiệu quả nhất cho bé, mẹ có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây:

Thời điểm Cữ bú Số ml/cữ bú
Những tuần đầu tiên 10-12 cữ ( cách nhau 2-3h) 50 – 60ml
2 tháng tuổi 8-10 cữ ( cách nhau 2-4h) 120ml – 150ml
4 tháng tuổi 8-10 cữ (cách nhau 3-4h) 120ml – 180ml
6 tháng tuổi 6-8 cữ (cách nhau 3-4h) 180 – 230ml

Lượng sữa trẻ có thể ăn hàng ngày có thể khác nhau tùy thuộc vào khẩu vị và lượng sữa mẹ bú kèm. Vì thế, mẹ có thể linh động cho trẻ bú sữa và tìm ra cữ bú phù hợp cho bé của mình.

1.3 Tăng cường dinh dưỡng từ sữa mẹ

Cần tăng cường dinh dưỡng cho bé từ sữa mẹ
Cần tăng cường dinh dưỡng cho bé từ sữa mẹ

Theo WHO, sau khi tròn 6 tháng, bé bắt đầu tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ bữa ăn dặm, nên tần suất bú sữa mẹ có thể giảm dần đến 24 tháng.  

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu, tăng cường bú sữa mẹ là giải pháp hiệu quả nhất để hỗ trợ trẻ thiếu máu. Dù hàm lượng sắt trong sữa mẹ chỉ khoảng 0.35mg/L, khả năng hấp thu của nó vào cơ thể bé lên tới hơn 50%. Vì thế, chăm chỉ cho con bú sẽ góp phần điều trị thiếu máu nhẹ ở trẻ và đi kèm nhiều lợi ích khác.

Có thể mẹ muốn tìm hiểu thêm:

2. Chỉ bổ sung dinh dưỡng cho bé có đủ không?

Câu trả lời tất nhiên là KHÔNG! Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ thiếu máu. Vì thế, mẹ cũng cần chủ động bổ sung thêm các nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để sữa mẹ luôn ở trạng thái dồi dào nhất.

2.1 Bổ sung thực phẩm giàu sắt

Mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn

Cách đơn giản và an toàn nhất là mẹ cần tăng hàm lượng sắt trong các bữa ăn hàng ngày. Nếu mẹ đang cần một thực đơn giàu sắt và dinh dưỡng khác, hãy tham khảo ngay bảng dưới đây:

Ngày 1
  • Bữa sáng: Bánh mì lúa mạch nướng kèm nước ép cam tươi.
  • Bữa trưa: Cá hồi nướng kèm rau xà lách và cơm gạo lứt.
  • Bữa chiều: Canh rau dền tươi kèm cơm và gà luộc.
  • Bữa tối: Bò hầm kèm rau xanh và bún mì.
Ngày 2
  • Bữa sáng: Bột yến mạch pha sữa chua kèm trái cây tươi.
  • Bữa trưa: Gà rang muối kèm rau củ hấp và cơm trắng.
  • Bữa chiều: Canh cải thảo kèm cơm và tôm sốt me.
  • Bữa tối: Thịt bò xào rau cải ngọt kèm bún riêu cua.
Ngày 3
  • Bữa sáng: Sữa đậu nành hạnh nhân pha cùng bánh mì sandwich trứng chiên.
  • Bữa trưa: Cá trích kho tộ kèm rau xào và cơm gạo lứt.
  • Bữa chiều: Canh măng chua kèm cơm và thịt ba chỉ kho quẹt.
  • Bữa tối: Gà xào sả ớt kèm rau muống và bún mì.
Ngày 4
  • Bữa sáng: Cháo gạo hạt sen pha sữa dừa kèm trái cây tươi.
  • Bữa trưa: Heo hầm kèm rau luộc và cơm trắng.
  • Bữa chiều: Canh nấm hương kèm cơm và thịt kho tàu.
  • Bữa tối: Cá bớp chiên giòn kèm rau sống và bún riêu cua.
Ngày 5
  • Bữa sáng: Bánh mì nguyên hạt ướp bơ tỏi kèm nước cam ép.
  • Bữa trưa: Thịt gà rang me kèm rau xanh và cơm gạo lứt.
  • Bữa chiều: Canh rau muống nấu nước dừa kèm cơm và thịt kho trứng.
  • Bữa tối: Bò lúc lắc kèm bún mì.
Ngày 6
  • Bữa sáng: Cháo lúa mạch hỗn hợp với hồ tiêu và nấm, kèm theo một trái táo.
  • Bữa trưa: Gà hầm nấm với rau bina và gạo lứt nâu.
  • Bữa chiều: Salad rau xanh với hạt chia và gà luộc.
  • Bữa tối: Mì xào hải sản với rau cải thảo và nước sốt dầu oliu.
Ngày 7
  • Bữa sáng: Bánh mì nguyên hạt ăn kèm với mứt dâu và một cốc sữa chua.
  • Bữa trưa: Cá hồi nướng với khoai tây nghiền và rau cải xoong.
  • Bữa chiều: Canh hến nấu sữa dừa với rau mồng tơi và gạo trắng.
  • Bữa tối: Thịt bò nướng mỡ hành với cơm hấp và xà lách.

2.2 Uống sắt trực tiếp đến hết tháng đầu

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ nữ nên bắt đầu sử dụng sắt mỗi ngày từ khi phát hiện mình mang bầu. Đặc biệt nhất, trong suốt 1 tháng sau sinh, mẹ nên bổ sung thêm 60mg sắt và 400mcg acid folic hàng ngày. Ngoài ra, nên xem xét sử dụng các sản phẩm chức năng có chứa acid folic và sắt được tăng cường theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khuyến cáo này nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt và acid folic cho người phụ nữ mang bầu. Sắt giúp duy trì sự hình thành và hoạt động của hồng cầu, cung cấp oxy cho cơ thể và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. 

Acid folic, một dạng của vitamin B9, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và phát triển của hệ thần kinh của bé. Việc duy trì liều lượng là rất cần thiết trong suốt giai đoạn đầu đời của trẻ sơ sinh thiếu máu. Nó sẽ giúp giảm tình mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu máu và dị tật hệ thần kinh.

2.3 Vitamin và các vi chất khác ( Vitamin B12, Folic, Vitamin C)

Khi mang thai, cơ thể của bạn trở nên thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng như folate, canxi và vitamin B6. 

Đặc biệt, nếu bé sơ sinh của bạn đang thiếu máu, nhu cầu hàng ngày về chất dinh dưỡng còn cao hơn so với thời kỳ mang thai. Khi bạn cho con bú, chế độ ăn uống của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ, đảm bảo rằng lượng vitamin A, B1, B6, B12, D, axit docosahexaenoic (DHA), choline và i-ốt cần thiết được cung cấp đầy đủ. 

Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng của não bộ trong giai đoạn sơ sinh và khi trẻ mới biết đi. Sữa mẹ chứa dinh dưỡng tối ưu giúp tăng cường cơ thể và trí tuệ của bé, đặc biệt là trong trường hợp trẻ thiếu máu.

Như vậy, bài viết này đã gợi ý cho bạn đầy đủ về “trẻ sơ sinh thiếu máu nên bổ sung gì”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn và giải đáp nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận