Thiếu sắt khiến trẻ suy giảm cả về thể chất và trí tuệ. Vậy đâu là nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em và khắc phục, phòng ngừa bằng cách nào? Mẹ hãy cùng Ferrolipbaby.vn tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
1. 7 nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em nhưng phổ biến hơn cả là 7 nguyên nhân dưới đây:
1.1 Trẻ sinh non
Trẻ sinh non (trước tuần 37) có nguy cơ thiếu sắt lên tới 85% vì:
- Quá trình dự trữ sắt của trẻ được diễn ra chủ yếu vào 3 tháng cuối thai kỳ. Sinh thiếu tháng khiến quá trình này bị dừng lại và bé không nhận đủ lượng sắt dự trữ cần thiết.
- Sau khi chào đời, nhu cầu về sắt tăng cao để đáp ứng kịp với tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo nghiên cứu, lượng sắt dự trữ của trẻ sinh non chỉ đáp ứng được nhu cầu của bé cho tới khi con tăng gấp đôi cân nặng sau sinh, nghĩa là khoảng 2 – 3 tháng đầu tiên.
1.2 Trẻ sơ sinh nhẹ cân
Cân nặng khi sinh của bé tỷ lệ thuận với lượng sắt dự trữ khi chào đời. Do đó, lượng sắt dự trữ này rất thấp ở những bé có cân nặng khi sinh dưới 2.5kg, bao gồm cả trẻ đủ tháng, trẻ nhỏ so với tuổi thai và trẻ non tháng.
Trẻ sinh nhẹ cân cũng là đối tượng có khả năng tăng trưởng sau sinh mạnh mẽ, nhu cầu sắt rất lớn nên lượng sắt dự trữ ít ỏi càng nhanh hết.
Ngoài ra, những trẻ sinh nhẹ cân thường phải lấy máu để thực hiện các xét nghiệm khiến cho nguy cơ thiếu máu thiếu sắt tăng cao.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ cao thiếu sắt
1.3 Cạn kiệt lượng sắt dự trữ
Trẻ sinh đủ tháng và mẹ uống đủ sắt khi mang bầu sẽ có 1 lượng sắt dự trữ đủ dùng trong 4 tháng đầu. Tuy nhiên, kể từ tháng thứ 4 trở đi, trẻ rất dễ bị thiếu hụt sắt do:
- Lượng sắt dự trữ đã cạn kiệt
- Trẻ phát triển thể chất nhanh chóng, có thể thấy rõ cân nặng trẻ tăng gấp 2 lần cân nặng khi sinh nên nhu cầu sử dụng sắt tăng cao.
- Lúc này, trẻ chưa ăn dặm mà bú mẹ hoàn toàn nên lượng sắt của trẻ chủ yếu đến từ sữa mẹ. Mà sữa mẹ lại chứa rất ít sắt (0.35mg sắt trong mỗi lít) nên không thể cung cấp đủ sắt cho trẻ.
1.4 Không nhận đủ lượng sắt từ thực phẩm
Ở giai đoạn từ 6-7 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm và đây là nguồn cung cấp sắt chính cho trẻ. Sau đây là 2 lý do phổ biến khiến trẻ không nhận đủ sắt từ thực phẩm ở giai đoạn này:
Ăn dặm quá sớm
Ăn dặm quá sớm có thể dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa khiến trẻ hấp thu kém, không hấp thu được hết lượng sắt từ thực phẩm. Bên cạnh đó, ăn dặm sớm đồng nghĩa với việc trẻ sẽ bú mẹ ít đi, khiến con không nhận được lượng sắt tối ưu từ sữa mẹ.
Trẻ ăn dặm quá sớm khiến việc hấp thu sắt từ sữa mẹ bị gián đoạn
Chế độ ăn dặm thiếu sắt
Từ tháng thứ 6, phần lớn lượng sắt con nhận được là từ chế độ ăn dặm. Vì thế, một thực đơn không đa dạng, ít các thực phẩm giàu sắt, ít thực phẩm động vật hoặc ăn chay là nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em trên 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, một số thực phẩm còn gây cản trở quá trình hấp thu sắt từ thực phẩm như trà, cafe. Theo nghiên cứu, 1 cốc cafe có thể làm tỷ lệ hấp thu sắt từ thực phẩm giảm tới 39%.
1.5 Lạm dụng sữa tươi
Trong thành phần sữa tươi thường chứa rất ít sắt mà lại có lượng lớn canxi. Tại ruột, canxi trong sữa sẽ cạnh tranh, làm giảm lượng sắt hấp thu vào cơ thể. Bên cạnh đó, việc uống quá nhiều sữa còn khiến trẻ no bụng, không ăn được các thực phẩm giàu sắt dẫn đến thiếu sắt.
Trẻ uống quá nhiều sữa tươi gây thiếu sắt
1.6 Các vấn đề về hệ tiêu hoá
Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp một số vấn đề khiến cho việc hấp thu sắt bị ảnh hưởng.
Rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hóa bao gồm các triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, biếng ăn…
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường ăn uống kém, giảm hấp thu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu hụt sắt và các chất dinh dưỡng khác.
Nhiễm giun sán
Trẻ dễ nhiễm giun sán khi bắt đầu biết bò, cầm nắm đồ vật hoặc khi trẻ đi học – nếu vật dụng và môi trường xung quanh trẻ không được vệ sinh sạch sẽ. Nhiễm giun sán gây mất máu mạn tính qua đường tiêu hóa và gây tổn thương biểu mô đường ruột trẻ làm giảm hấp thu sắt ở trẻ.
Trẻ nhiễm giun sán gây thiếu sắt
1.7 Bệnh lý mãn tính
Trẻ mắc bệnh mãn tính như ung thư, đái tháo đường, bệnh tim, bệnh xơ nang…cũng có nguy cơ cao bị thiếu sắt do:
- Trẻ thường xuyên mệt mỏi, chán ăn nên không nạp đủ sắt từ chế độ ăn hằng ngày.
- Việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, giảm hấp thu sắt.
Thiếu sắt ở trẻ em gây nhiều khiến trẻ dễ bị ốm, chậm tăng trưởng và phát triển. Vì thế, mẹ cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để ngăn ngừa các hậu quả này.
2. Biện pháp khắc phục thiếu sắt ở trẻ em
Để khắc phục tình trạng thiếu sắt ở trẻ mẹ có thể kết hợp các biện pháp sau:
2.1 Bổ sung sắt cho trẻ
Trước khi cho con uống sắt, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia. Với những bé được chẩn đoán thiếu sắt, mẹ có thể tham khảo liều và thời gian bổ sung sắt cho con theo hướng dẫn dưới đây:
Liều bổ sung: 3 – 6mg/kg/ngày.
Thời gian: 3 – 6 tháng.
Sau 3 tháng, mẹ nên đưa con đi khám lại để các bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị cũng như có những thay đổi phù hợp. Mẹ lưu ý không cho trẻ uống sắt quá 6 tháng liên tục vì có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể bé do dư thừa sắt.
2.2 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Ngoài việc cho bé uống sắt, mẹ cần tăng cường bổ sung sắt cho con qua chế độ dinh dưỡng:
Tăng số cữ bú/ngày
Nếu bé đang trong giai đoạn dưới 6 tháng, mẹ có thể tăng số cữ bú/ngày. Điều này giúp con nhận được nhiều sắt, các chất dinh dưỡng và kháng thể từ sữa mẹ. Nhờ đó, bé được bảo vệ tốt hơn, nhất là khi hệ miễn dịch của con đang hoạt động kém do thiếu sắt.
Tăng cường các thực phẩm giàu sắt
Bổ sung sắt qua thực phẩm được coi là phương pháp tốt nhất cho trẻ. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ nên bổ sung cho trẻ: thịt bò, thịt gà, hàu, rau bina, bông cải xanh, các loại đậu,.. Mẹ lưu ý đa dạng thực đơn mỗi ngày để tạo sự hứng thú cho trẻ.
Tăng cường các thực phẩm giàu sắt để cải thiện tình trạng trẻ thiếu sắt
Mời mẹ tham khảo thêm:
Trẻ thiếu sắt nên uống gì để cải thiện nhanh chóng |
Thời điểm bổ sung sắt cho trẻ hiệu quả nhất trong ngày |
2.3 Chú ý điều trị các vấn đề tiêu hoá và bệnh lý mạn tính
Với những bé thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, mẹ nên xem xét lại chế độ ăn, bổ sung men vi sinh và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với trẻ trên 1 tuổi mẹ cần xem lại thời gian xổ giun gần nhất. Nếu thời gian trên 6 tháng, mẹ có thể thực hiện xổ giun cho bé.
Trẻ mắc các bệnh lý mạn tính như: viêm đường hô hấp, bệnh tim, ung thư…cần được điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Phòng ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ em
Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ em, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ áp dụng các cách sau:
3.1 Bổ sung sắt cho trẻ theo liều dự phòng
Tại một số thời điểm nhất định, trẻ cần được bổ sung sắt trực tiếp với liều dự phòng để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt.
Mẹ có thể tham khảo về liều sắt, thời điểm dự phòng trong bảng dưới đây:
Nhóm trẻ cần bổ sung | Liều sắt (mg/kg/ngày) | Thời điểm bắt đầu | Thời điểm kết thúc |
Sinh non bú sữa mẹ | 2mg | Trong tháng đầu tiên | Tháng thứ 12 |
Sinh non bú sữa công thức có hàm lượng sắt cao | 1mg | Trong tháng đầu tiên | Tháng thứ 12 |
Cân nặng khi sinh khoảng 1 – 2.5kg, bú mẹ | 2 – 3 mg | Trước tuần thứ 8 | Tháng thứ 12 hoặc 15 |
Cân nặng khi sinh khoảng 1 – 2.5kg, uống sữa công thức có 12mg sắt/lít | Không cần bổ sung | ||
Cân nặng khi sinh dưới 1kg | 3 – 4 mg | Trước tuần thứ 8 | Tháng thứ 12 hoặc 15 |
Trẻ 4 tháng bú mẹ hoàn toàn/1 phần | 1mg | Tháng thứ 4 | Cuối tháng thứ 6 hoặc sang tháng thứ 7 tuỳ chế độ ăn của con. |
Trẻ 4 tháng uống sữa công thức giàu sắt | Không cần bổ sung |
Tuy nhiên, ngoài các thời điểm trên, trẻ vẫn có thể cần bổ sung dự phòng sắt nếu biếng ăn kéo dài, chế độ ăn nghèo sắt và nhiều trường hợp khác. Để được tư vấn rõ hơn, mẹ hãy để lại thông tin trong bảng sau.
3.2 Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp con có hệ tiêu hóa tốt, dễ dàng hấp thu sắt và các chất dinh dưỡng khác. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn bổ sung sắt từ 1 đến 6 tháng tuổi có nồng độ Hemoglobin cao hơn.
Bên cạnh đó, con còn được cung cấp thêm các kháng thể từ mẹ. Từ đó, giúp trẻ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng như bệnh đường ruột, viêm tai giữa, bệnh hô hấp ..nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ thiếu sắt.
Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ
3.3 Cho bé ăn dặm đúng cách
Một số lưu ý sau đây sẽ giúp con nhận được tối đa lượng sắt từ chế độ ăn dặm:
Cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi: Ăn dặm đúng thời điểm giúp hệ tiêu hoá của con sẵn sàng để hấp thu sắt và các chất dinh dưỡng.
Tăng cường thực phẩm giàu sắt: Các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, lợn, hải sản, rau chân vịt… nên được thêm vào thực đơn của bé.
Thêm các loại trái cây giàu vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể bé hấp thu sắt từ thực phẩm tốt hơn. Vì thế, mẹ hãy khuyến khích con ăn các loại quả mọng như cam, dâu tây, kiwi, bưởi…
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: Rửa sạch thực phẩm và chế biến đúng cách giúp hạn chế giun sán, ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá.
Bổ sung men vi sinh: Nâng cao hệ miễn dịch đường ruột và giúp trẻ tăng cường hấp thu dinh dưỡng.
Bổ sung men vi sinh giúp bé ăn ngon và hấp thu sắt và từ thực phẩm tốt hơn
3.4 Không lạm dụng sữa tươi
Mẹ lưu ý không cho bé dưới 12 tháng tuổi uống sữa tươi. Với những bé trên 1 tuổi, lượng sữa con uống không quá 700ml
3.5 Phòng và điều trị sớm các bệnh lý
Trẻ có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, dẫn đến các bệnh lý nhiễm khuẩn tiêu hóa, hô hấp.. Các bệnh lý này nếu không được điều trị ngay từ đầu có thể trở thành mãn tính, gây thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ.
Do đó, nếu trẻ mắc phải bệnh này, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở Y tế ngay để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, với bé trên 1 tuổi, mẹ hãy thực hiện tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng 1 lần nhé.
4. Ferrolip Baby – Lựa chọn ưu tiên khi bổ sung sắt cho bé
Ferrolip Baby được nhập khẩu trực tiếp từ Italia là lựa chọn ưu tiên khi bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm được các mẹ ưu ái với hàng loạt các ưu điểm nổi trội:
- Sản phẩm có dạng nhỏ giọt tiện lợi, phù hợp cho trẻ từ 0 tháng tuổi.
- Thành phần sắt amin an toàn, giúp trẻ sơ sinh hấp thu sắt tối ưu mà không để lại các tác dụng phụ như nóng trong, táo bón trên đường tiêu hóa.
- Công nghệ Chelat hiện đại, giúp che dấu vị tanh tối ưu nên thích hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn có vị giác nhạy cảm.
- Vị đào thơm ngon, phù hợp với cả những trẻ dễ nôn trớ.
Bài viết trên đây đã đưa ra 7 nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em và cách khắc phục, phòng ngừa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn và giải đáp nhé!
Bình luận