Thiếu sắt gây nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Tình trạng này có thể được giải quyết và phòng ngừa nếu con có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy bé thiếu sắt nên ăn gì? Mẹ hãy tham khảo ngay 10 thực phẩm giàu sắt, bổ dưỡng và thơm ngon trong bài viết sau.
1. Trẻ cần bao nhiêu sắt mỗi ngày
Muốn bổ sung sắt cho trẻ đủ và đúng thì các mẹ cần phải hiểu nhu cầu sắt của trẻ trong một ngày là bao nhiêu. Theo khuyến nghị của Bộ Y tế Canada, nhu cầu sắt theo độ tuổi của trẻ như sau:
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 11mg/ngày
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 7mg/ngày
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 10mg/ngày
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: 11mg/ngày (bé trai) và 15mg/ngày (bé gái).
Nhu cầu sắt trên sẽ được đáp ứng đầy đủ nếu trẻ có một chế độ ăn đa dạng với các thực phẩm giàu sắt. Vì thế, mẹ hãy thêm ngay vào thực đơn 10 loại thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ sau đây để nhanh chóng cải thiện tình trạng bé thiếu sắt.
2. Bé thiếu sắt nên ăn gì? 10 thực phẩm giàu sắt nhất
Để giải đáp băn khoăn “trẻ em thiếu sắt nên ăn gì?” của các mẹ, các chuyên gia sẽ gợi ý 10 thực phẩm giàu sắt và bổ dưỡng, bao gồm:
Bé thiếu sắt nên ăn gì? Trẻ nên sử dụng các thực phẩm giàu sắt
2.1 Các món ăn từ thịt đỏ
Theo các chuyên gia, thịt đỏ là nguồn thực phẩm chứa sắt dồi dào. Trung bình, 100g thịt bò chứa 2.6mg sắt, 100g thịt lợn cung cấp 0.9mg sắt. Đặc biệt, sắt được cung cấp từ các loại thịt đỏ là sắt hem – loại sắt rất dễ hấp thu.
Ngoài sắt, thịt đỏ còn là nguồn cung cấp chính protein giúp trẻ tăng cân và cao lớn, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, bé dễ bị táo bón, béo phì nếu ăn quá nhiều thịt đỏ. Lượng thịt trong 1 ngày thích hợp cho bé 6 – 12 tháng là 30 – 50g. Với trẻ trên 1 tuổi, con có thể ăn trên 75g thịt mỗi ngày kết hợp với các thực phẩm bổ dưỡng khác.
Một số thịt đỏ mà mẹ nên bổ sung cho bé như: thịt bò, thịt cừu, thịt heo. Mẹ chú ý đa dạng cách chế biến để bé ăn được nhiều hơn như: chiên, hầm hoặc nấu cháo nhé.
Thịt bò là món ăn giàu sắt rất tốt cho trẻ
2.2 Gan động vật
Hàm lượng sắt trong gan động vật như: bò, lợn, gà rất cao với tỷ lệ tương ứng trong 100g đối với từng loại lần lượt là 12mg, 9mg, 8mg. Ngoài ra trong gan chứa hàm lượng lớn vitamin A và Selen phong phú giúp tăng cường miễn dịch.
Gan là thực phẩm bổ sung lượng lớn sắt cho trẻ nhưng lại có hàm lượng cholesterol cao. Vì thế, mẹ lưu ý chỉ cho trẻ ăn 30 – 50g/ bữa, 2 – 3 lần một tuần.
Một số món ăn thơm ngon từ gan động vật được nhiều bé yêu thích như: pate gan hay nấu cháo gan cùng bí xanh, khoai tây…
Pate gan kẹp cùng bánh mì là món ăn giàu sắt được nhiều bé yêu thích
2.3 Hàu
Hàu là thức ăn bổ sung sắt cho trẻ mẹ nên thêm vào thực đơn. Trong 100g hàu chứa khoảng 2,6-7,5 mg sắt và 47,8mg kẽm. Sắt và kẽm là 2 loại vi chất quan trọng để kích thích vị giác, tăng cường hấp thu và góp phần hình thành hệ miễn dịch cho trẻ.
Các mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn hàu khi được 7 tháng tuổi. Một số món ăn từ hàu dễ thực hiện như nấu cháo hàu với hạt sen, đậu xanh.
2.4 Trứng
Trứng là một thực phẩm quen thuộc mẹ có thể thêm vào chế độ ăn cho trẻ thiếu sắt. Theo nghiên cứu cứ 100g trứng ngỗng cung cấp 3.2mg sắt, 100g trứng gà có 2.7mg sắt, 100g trứng vịt chứa 3.9mg sắt.
Ngoài sắt, trứng còn là thực phẩm giàu choline – chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Vì thế, mẹ nên cho con ăn trứng 3 – 4 bữa mỗi tuần với lượng như sau:
- Trẻ 6 – 8 tháng: ½ lòng đỏ trứng.
- Trẻ 8 – 12 tháng: 1 lòng đỏ trứng.
- Trẻ trên 1 tuổi: 1 quả, bao gồm cả lòng trắng và lòng đỏ.
Để đa dạng các mẹ có thể làm các món như trứng ốp, trứng cuộn, bánh mì trứng.
Mẹ nên cho bé ăn 3 – 4 bữa trứng trong một tuần
2.5 Rau cải bó xôi (rau bina)
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ. Đối với trẻ thiếu sắt thì cải bó xôi chính là lựa chọn tối ưu nhất. Không chỉ cung cấp sắt nó còn chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin C, vitamin K, protein tốt cho quá trình trao đổi năng lượng và chắc khỏe xương.
Mẹ có thể chế biến bằng cách phối hợp cải bó xôi nấu cùng thịt bò, thịt lợn hoặc tôm để bé hấp thu được nhiều sắt hơn nhé.
Cải bó xôi – loại rau giàu sắt nên được thêm vào thực đơn của bé
2.6 Bông cải xanh
Trong bông cải xanh chứa khoảng 0.7 – 1.1mg sắt/100g. Ngoài sắt, bông cải xanh còn chứa một lượng lớn chất xơ và vitamin K giúp cho trí não bé phát triển tốt, cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Vì vậy mẹ hãy thường xuyên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn cho trẻ thiếu sắt. Để thêm phong phú, mẹ có thể xào bông cải xanh cùng thịt bò hoặc nấu thành súp tôm.
2.7 Hạt vừng
Vừng là một trong những loại hạt chứa nhiều sắt nhất, đặc biệt là vừng đen. Trong 100g hạt vừng chứa 14,55mg sắt.
Đồng thời, trong mè đen còn có rất nhiều canxi (975mg/100g), rất có lợi trong việc phát triển hệ xương – răng, tăng chiều cao cho trẻ.
Do đó, mẹ hãy ưu tiên hạt vừng trong thực đơn của bé thiếu sắt. Mẹ có thể làm sữa mè đen cho con hoặc rắc hạt vừng kèm các món ăn, salad với lượng 15 – 20g/ngày.
2.8 Các loài đậu
Tất cả các loại đậu như: đậu nành, đậu lăng, đậu xanh… đều là thực phẩm lý tưởng cung cấp sắt cho trẻ. Chỉ cần 100g đậu xanh đã chứa 6.7mg sắt hay 100g đậu nành cung cấp tới 15.7mg sắt.
Một số món ăn từ đậu mẹ có thể tham khảo như: sữa hạt, cháo, bánh…Mẹ nhớ chọn mua đậu hữu cơ, tránh đậu đã biến đổi gen nhé.
Các loại đậu rất giàu chất sắt và dễ chế biến
2.9 Nấm
Theo chuyên gia nấm cũng là thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ, đặc biệt nấm mộc nhĩ chứa đến 56,1mg sắt/100g. Một số loại nấm khác cũng chứa nhiều sắt như: nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm…
Có thể cho bé bắt đầu ăn khi khi được 10 – 12 tháng tuổi trở đi. Các công thức chế biến món ngon từ nấm đơn giản như là: gà xào nấm, nấm hấp trứng, súp nấm.
2.10 Trái cây
Một số loại trái cây giàu sắt mẹ nên thêm vào thực đơn của bé như nho khô (2.3mg/100g), quả lựu (0.3mg/100g), quả nho (0.3mg/100g)…
Mẹ có thể cho bé ăn trái cây trực tiếp (cắt nhỏ nếu bé chưa nhai nuốt tốt) hoặc ép nước, làm sinh tố và cho bé dùng như 1 bữa phụ trong ngày.
Mời mẹ tham khảo thêm:
10 thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ ăn dặm và gợi ý 3 món ăn bổ dưỡng |
Chế độ ăn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt hiệu quả nhất |
3. Trẻ thiếu sắt không nên ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm chứa nhiều sắt, mẹ còn cần lưu ý hạn chế một số thực phẩm gây cản trở hấp thu sắt như sau:
3.1 Không uống quá nhiều sữa
Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại chứa ít sắt và có hàm lượng canxi cao. Điều này dẫn đến việc giảm hấp thu sắt do canxi cạnh tranh hấp thu sắt ở ruột. Bên cạnh đó việc uống quá nhiều sữa sẽ làm trẻ không ăn thêm được các thực phẩm giàu sắt khác.
Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống sữa tươi. Lượng sữa mà trẻ 1 tuổi có thể uống khoảng 100 – 150ml/ngày, trẻ 2 tuổi là 200 – 300ml/ngày, từ 3 – 5 tuổi uống khoảng 300 – 500ml/ ngày.
3.2 Các thực phẩm chứa tanin, cafein
Các mẹ có con bị thiếu sắt nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa cafein và tanin như: trà, cafe, ngô… Ngoài việc tạo muối khó tan làm giảm sự hấp thu sắt, nó còn làm giảm lượng dự trữ sắt trong cơ thể.
3.3 Thực phẩm giàu acid oxalic
Các thực phẩm giàu acid oxalic sẽ phản ứng với canxi có trong máu tạo kết tủa làm cản trở hấp thu sắt. Vì vậy các mẹ nên chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều nhé.
Các thực phẩm chứa acid folic có thể kể đến là: khế, đậu phộng, rau mùi tây, chocolate.
Thực phẩm chứa acid oxalic làm giảm hấp thu sắt
4. Những điều cần chú ý khi sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ
Ngoài bổ sung những thực phẩm giàu sắt, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi xây dựng thực đơn cho bé
4.1 Chế độ ăn cân đối giữa thực vật và động vật
Có 2 dạng sắt chính từ thực phẩm là sắt heme và sắt nonheme. Đa số động vật sẽ chứa cả hai loại sắt trong khi thực vật thì chỉ chứa sắt nonheme. Sắt heme có khả năng hấp thu khoảng 15 – 35% và sắt nonheme có khả năng hấp thụ thấp hơn chỉ từ 5 – 15%.
Vì vậy các mẹ nên khuyến khích cho con ăn nhiều thịt cá hơn. Tuy nhiên vẫn cần phải phối hợp cân đối giữa thực vật và động vật để đảm bảo con tiêu hóa tốt tránh các vấn đề táo bón khi thiếu chất xơ.
4.2 Lựa chọn và chế biến đúng cách
Khi lựa chọn sản phẩm các mẹ nên chọn những thực phẩm tươi ngon không hỏng mốc.
Trong quá trình chế biến, các mẹ không nên đun quá lâu vì sẽ mất chất sắt, nhất là các loại rau màu xanh đậm. Trẻ nên ăn luôn sau khi chế biến xong nếu để quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Đặc biệt, một thực đơn đa dạng các món ăn và tạo hình ngộ nghĩnh sẽ kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
4.6 Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C
Các thực phẩm giàu vitamin C có khả năng tăng hấp thu sắt cho cơ thể nên sẽ cải thiện vấn đề bé thiếu sắt hiệu quả hơn.
Do đó, ngoài việc bổ sung các thực phẩm nhiều sắt thì các mẹ có thể kết hợp thêm thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, quýt, chuối…
Thực phẩm giàu vitamin C làm tăng hấp thu sắt từ thực phẩm
Tuy nhiên, trẻ thiếu sắt thường mệt mỏi, biếng ăn, làm giảm hiệu quả cung cấp sắt từ thực phẩm. Vì thế, ngoài việc tăng cường thực phẩm bổ sung sắt, mẹ nên tham khảo bổ sung sắt cho bé trực tiếp qua các sản phẩm sắt nước.
Tuỳ thuộc vào độ tuổi, mức độ thiếu sắt, con sẽ có liều và thời gian bổ sung sắt khác nhau. Vì thế, mẹ hãy để lại thông tin để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn.
5. Ferrolip Baby – Bổ sung sắt hữu cơ thế hệ mới cho trẻ
Ngoài thực đơn giàu sắt, mẹ có thể tham khảo sử dụng sắt Ferrolip Baby với thành phần sắt amin – sắt II hữu cơ thế hệ mới cho trẻ. Đây là loại sắt với mức độ hấp thu gấp 4 lần sắt sulfat và sinh khả dụng 90.9%, gấp đôi sắt polymaltose. Nhờ đó, bổ sung sắt Ferrolip Baby cho trẻ thiếu sắt mang lại hiệu quả cao mà không gây ra vấn đề táo bón, nóng trong.
Sản phẩm có đầy đủ các ưu điểm của một dòng sắt cho bé hàng đầu như: sắt nước nhỏ giọt, có liều cho bé từ 0 tháng tuổi, không tanh, vị ngọt thơm ngon từ fructose (an toàn với trẻ bất dung nạp lactose).
Sắt Ferrolip Baby là sản phẩm chính hãng từ Italia và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc nên mẹ có thể an tâm chọn lựa cho bé.
Sắt Ferrolip Baby – Sắt amin cho bé từ Italia
Trên đây là những giải đáp cho vấn đề “bé thiếu sắt nên ăn gì?”. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website chính hãng Ferrolipbaby.vn để được giải đáp cụ thể.
Bình luận