Trẻ thiếu máu thường gặp các ảnh hưởng xấu về sức khoẻ, thậm chí gặp nguy hiểm nếu thiếu máu kéo dài. Vì thế, bài viết sau sẽ đưa ra 5 phương pháp giúp mẹ nhận biết trẻ thiếu máu để có các biện pháp xử trí kịp thời.
1. Đối tượng có nguy cơ cao thiếu máu
Trẻ thuộc các nhóm sau đây cần được chú ý theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu máu:
- Sinh trước tuần 37.
- Sinh nhẹ cân (cân nặng khi sinh dưới 2.5kg).
- Bé 4 tháng bú mẹ hoàn toàn hoặc 1 phần.
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi uống sữa tươi hoặc trên 12 tháng tuổi uống nhiều hơn 700ml/ngày.
- Trẻ ăn dặm muộn hoặc chế độ ăn thiếu hụt, nghèo dinh dưỡng.
- Gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý thalassemia.
2. Cách nhận biết trẻ thiếu máu
Mẹ có thể nhận biết trẻ thiếu máu dựa vào những biện pháp sau:
2.1 Kiểm tra da, niêm mạc của bé
Hemoglobin là yếu tố tạo nên sắc đỏ cho máu, giúp làn da hồng hào. Khi lượng hemoglobin giảm (thiếu máu) làn da trẻ trở lên nhợt nhạt, xanh xao hơn.
Để phát hiện được dấu hiệu này, mẹ thực hiện như sau:
Da: Quan sát vùng mặt thấy da trẻ thiếu sắt nhợt nhạt hoặc xanh xao hơn.
Niêm mạc: Dùng tay kéo nhẹ mí mắt dưới của trẻ và quan sát sẽ thấy niêm mạc mắt của trẻ thiếu máu nhạt màu hơn. Ngoài niêm mạc mắt, mẹ cũng có thể quan sát niêm mạc miệng, phần lợi của bé.
Kiểm tra thiếu máu bằng cách quan sát niêm mạc mắt của bé
2.2 Kiểm tra lòng bàn tay, bàn chân
Thông thường, lượng máu lưu thông liên tục sẽ giúp lòng bàn tay, bàn chân của bé hồng hào và được giữ ấm.
Khi thiếu máu, lượng máu lưu thông tới các đầu chi sẽ ít hơn. Vì thế, lòng bàn tay, bàn chân lạnh, nhợt nhạt hơn thông thường chính là dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu mẹ cần chú ý.
Trẻ thiếu máu có lòng bàn tay lạnh, nhợt nhạt
2.3 Quan sát móng tay, móng chân
Móng tay, móng chân của trẻ thiếu máu thường khô, dễ gãy rụng do không được nuôi dưỡng tốt.
Đặc biệt, nếu mẹ phát hiện móng tay của con có hình dạng như chiếc thìa, lõm ở giữa và cao ở 2 bên thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị thiếu máu nặng.
2.4 Quan sát miệng, lưỡi của bé
Theo nghiên cứu, thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu các vitamin B9, B12 có thể gây ra viêm teo gai lưỡi.
Khi quan sát miệng và lưỡi của con sẽ phát hiện các biểu hiện bao gồm: miệng khô do giảm tiết nước bọt, lưỡi sưng đau, nhợt nhạt và có những vùng nhẵn mịn bất thường (teo gai lưỡi).
Thiếu máu khiến bé biếng ăn vì miệng, lưỡi sưng đau
2.5 Theo dõi cân nặng của trẻ
Viêm teo gai lưỡi khiến bé đau rát miệng khi ăn uống và giảm vị giác. Vì thế, những bé thiếu máu thường biếng ăn, chậm tăng cân.
Do đó, nếu bé có cân nặng thấp hơn mức bình thường hoặc không tăng cân trong vòng vài tháng thì đây có thể là dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu mẹ cần lưu ý.
2.6 Quan sát trẻ sinh hoạt hàng ngày
Ngoài những biểu hiện trên, quan sát các sinh hoạt hàng ngày của con cũng là cách phát hiện trẻ thiếu máu.
- Bé mệt mỏi, lười vận động hơn thông thường.
- Khó vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc.
- Hay quấy khóc, dễ cáu gắt và khó tập trung hơn.
Những bé thiếu máu thường quấy khóc nhiều hơn thông thường
Khi phát hiện các biểu hiện trên, mẹ hãy đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác mức độ và nguyên nhân trẻ thiếu máu.
Tuy nhiên, liều và thời gian bổ sung sắt cho bé cần được bác sĩ chỉ định cụ thể dựa trên tình trạng sức khoẻ và mức độ thiếu máu. Để được tư vấn kỹ hơn, mẹ hãy để lại thông tin trong bảng dưới đây.
3. Chẩn đoán trẻ thiếu máu
Thông thường, bé sẽ được chỉ định một số xét nghiệm sau:
3.1 Xét nghiệm công thức máu
Các chỉ số sau sẽ thể hiện được bé có đang bị thiếu máu hay không:
Số lượng hồng cầu
Số lượng hồng cầu theo độ tuổi ở những trẻ khoẻ mạnh như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng: 4.5 – 6×1012/l.
- Trẻ 6 – 12 tháng: 3.5 x1012/l.
- Trẻ trên 2 tuổi: 4×1012/l.
Nếu xét nghiệm máu của bé có số lượng hồng cầu thấp hơn các mốc trên (theo từng độ tuổi tương ứng) thì được đánh giá là thiếu máu.
Số lượng hồng cầu giảm ở trẻ thiếu máu
Huyết sắc tố (Hemoglobin)
Chỉ số xét nghiệm huyết sắc tố ở trẻ thiếu máu như sau:
Chỉ số Hemoglobin (g/dL) | Đánh giá tình trạng thiếu máu |
11 | Bình thường |
10 – 11 | Thiếu máu nhẹ |
8 – 10 | Thiếu máu vừa |
6 – 8 | Thiếu máu nặng |
<6 | Thiếu máu rất nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. |
Hematocrit
Ở những trẻ khoẻ mạnh, chỉ số hematocrit nằm trong khoảng 35 – 39%. Chỉ số này giảm ở khi bé bị thiếu máu.
Ngoài ra, một vài chỉ số khác cũng giảm trong trường hợp bé bị thiếu máu như: dung tích hồng cầu, nồng độ hemoglobin trung bình, tỷ lệ hồng cầu lưới…
3.2 Các xét nghiệm khác
Để tìm nguyên nhân thiếu máu, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt
Trẻ được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt khi độ bão hoà transferrin, mức ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh giảm, TIBC tăng.
Xét nghiệm tìm các nguyên nhân gây thiếu máu khác
Một số cận lâm sàng được thực hiện để xác định nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em bao gồm:
- Soi máu trong phân, tìm ký sinh trùng.
- Khám tiêu hoá để phát hiện ra các vấn đề: viêm loét dạ dày – ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac…
- Các cận lâm sàng để phát hiện các bệnh lý như: thalassemia, tan máu tự miễn, suy tuỷ…
Thực hiện thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân trẻ thiếu máu
4. Trẻ bị thiếu máu mẹ nên làm gì?
Để cải thiện tình trạng con thiếu máu, mẹ hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau:
4.2 Tăng cường dinh dưỡng cho bé
Tăng cường dinh dưỡng giúp khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, vitamin b12, acid folic) và bé phục hồi sức khoẻ tốt hơn.
Với trẻ dưới 6 tháng, mẹ có thể tăng số cữ bú để con nhận được lượng sữa mẹ nhiều hơn. Đồng thời, mẹ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo lượng sữa đều đặn và chất lượng tốt.
Với những bé trên 6 tháng thiếu máu, mẹ thêm vào thực đơn của con các thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, gan động vật, rau màu xanh đậm, các loại đậu. Đây là những thực phẩm giàu sắt, vitamin nhóm B giúp cơ thể sản xuất hồng cầu tốt hơn.
Mẹ nên hạn chế một số thực phẩm cản trở sự hấp thu sắt như trà, cafe, thực phẩm giàu axit oxalic.
Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng vào thực đơn của trẻ thiếu máu
4.3 Bổ sung sắt cho bé
Bổ sung sắt được chỉ định trong trường hợp bé bị thiếu máu do thiếu sắt. Liều sắt bổ sung trong khoảng 3 – 6mg/kg/ngày trong thời gian 3 – 6 tháng.
Ferrolip Baby – bổ sung sắt amin cho trẻ thiếu máu thiếu sắt
4.4 Các điều trị khác
Một số biện pháp điều trị khác cũng được áp dụng tuỳ thuộc vào nguyên nhân trẻ thiếu sắt bao gồm:
- Thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12: Bổ sung acid folic qua đường uống, tiêm vitamin B12.
- Thiếu máu do giảm hấp thu vi chất: Điều trị triệt để các bệnh lý đường tiêu hoá, bổ sung men vi sinh để tăng hấp thu, tẩy giun cho bé trên 1 tuổi nếu lần tẩy gần nhất cách 6 tháng.
- Thiếu máu do các bệnh lý suy tuỷ, thalassemia, tan máu miễn dịch: Điều trị theo phác đồ, truyền máu, ghép tuỷ.
Bài viết trên đây đã đưa ra những biện pháp giúp mẹ nhận biết trẻ thiếu máu. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website chính hãng Ferrolipbaby.vn để được tư vấn.
Bình luận