Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và giải pháp

27/04/2023 905 lượt xem

Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể chuyển thành thiếu máu bệnh lý và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu nếu không được xử trí kịp thời. Vì thế, mẹ hãy theo dõi bài viết để nắm được nguyên nhân, giải pháp cho tình trạng này nhé. 

1. Nguyên nhân gây thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh

Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh thường do những nguyên nhân sau:

1.1 Sự sụt giảm hemoglobin

Sau khi chào đời, trẻ sẽ có khoảng thời gian bị suy giảm huyết sắc tố dẫn tới tình trạng thiếu máu sinh lý.

Ở những trẻ đủ tháng, khoẻ mạnh, hemoglobin có thể giảm từ 14.6 g/dL xuống còn 10 g/dL nhưng không có triệu chứng lâm sàng của thiếu máu.

Với những bé sinh thiếu tháng, chỉ số hemoglobin giảm nhanh hơn và thấp hơn. Hemoglobin của trẻ thường ở mức thấp nhất trong khoảng 7 – 8 g/dL và có thể kèm theo các biểu hiện thiếu máu.

Sự sụt giảm hemoglobin sau sinh diễn ra chủ yếu trong 8 – 10 tuần đầu. Sau đó, chỉ số hemoglobin tăng dần và ổn định khi trẻ được 2 tuổi.

thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh thiếu máu

Chỉ số hemoglobin sau sinh giảm thấp hơn ở trẻ sinh non

1.2 Chuyển đổi cơ quan tạo máu sang tuỷ xương

Trong bào thai, cơ quan tạo máu của trẻ bao gồm: gan, lách, tuỷ xương. Trong đó, tế bào máu được tạo chủ yếu ở gan, lách.

Sau khi chào đời, cơ quan tạo máu có sự thay đổi chuyển hoàn toàn sang tuỷ xương. Sự thay đổi này có thể khiến quá trình tạo máu bị ảnh hưởng, dẫn tới hiện tượng thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh.

nguyên nhân thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh

Sau sinh, cơ quan tạo máu cho trẻ chuyển từ gan, lách sang tuỷ xương

1.3 Sự thay đổi hemoglobin

Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh còn do quá trình thay thế HbF thành HbA trong 6 – 12 tháng đầu đời.

1.4 Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Khi được 6 tháng, trẻ chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm và nhận chất dinh dưỡng chủ yếu từ thực phẩm. Tuy nhiên, giai đoạn tập ăn dặm bé dễ bị biếng ăn, rối loạn tiêu hoá.

Điều này khiến cho trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng là các nguyên liệu tạo máu như sắt, acid folic hay vitamin B12. Vì thế, giai đoạn 6 – 12 tháng con có nguy cơ cao bị thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt.

Kết luận: Như vậy, thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh xảy ra do các nguyên nhân:

  • Sự sụt giảm hemoglobin sinh lý sau sinh.
  • Sự chuyển đổi cơ quan tạo máu sang tuỷ xương.
  • Thay đổi hemoglobin sau sinh.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng khi từ sữa mẹ chuyển sang ăn dặm.

2. Phân biệt thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh với thiếu máu bệnh lý

Các triệu chứng của thiếu máu sinh lý thường diễn biến âm thầm và không rõ ràng. Khi tiến triển thành thiếu máu bệnh lý, các biểu hiện rõ ràng hơn, bao gồm:

  • Da nhợt nhạt, xanh xao.
  • Quan sát da lòng bàn tay, bàn chân thấy nhợt nhạt hơn thông thường.
  • Mệt mỏi nhiều, ít hoạt động.
  • Trẻ ăn, bú kém, khó ngủ.
  • Trẻ dễ quấy khóc, cáu gắt.

dấu hiệu trẻ thiếu máu bệnh lý

Trẻ bị thiếu máu bệnh lý có các triệu chứng rõ ràng hơn

3. Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Tình trạng này sẽ cải thiện sau 2 tuổi nếu bé có chế độ dinh dưỡng tốt và được bổ sung sắt dự phòng kịp thời.

Tuy nhiên, thiếu máu sinh lý có thể chuyển sang thiếu máu bệnh lý và gây hậu quả tới sự phát triển của bé.  Vì thế, mẹ cần có các biện pháp cải thiện tình trạng này.

thiếu máu sinh lý chuyển sang thiếu máu bệnh lý

Thiếu máu sinh lý khi chuyển sang bệnh lý có thể gây nhiều hậu quả cho bé

4. Giải pháp cải thiện thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh

Để cải thiện tình trạng thiếu máu sinh lý, mẹ hãy thực hiện các hướng dẫn sau:

4.1 Tăng cường cho trẻ bú mẹ

Trong sữa mẹ chứa sắt dễ hấp thu với lượng 0.35mg/lit cùng các vitamin và khoáng chất khác.

Đặc biệt, sữa mẹ còn chứa lượng lớn kháng thể để hình thành hệ miễn dịch cho trẻ. Điều này rất quan trọng vì những bé bị thiếu máu thường có hệ miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng.

Vì thế, mẹ hãy cho con bú đủ lượng sữa trong giai đoạn này. Thông thường, trẻ từ 1 – 6 tháng có thể bú mẹ với lượng 600 – 900ml/ngày, tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng bé. Qua 6 tháng, con sẽ kết hợp thêm chế độ ăn dặm.

cho bé bú mẹ

Tăng cường cho bé bú mẹ trong 6 tháng đầu

4.2 Thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn

Để cải thiện thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào thực đơn ăn dặm của con:

  • Các loại thịt đỏ, gan động vật, rau màu xanh đậm rất giàu sắt.
  • Các hải sản như tôm, cua, sò, ốc rất giàu vitamin B12 và sắt.
  • Các loại đậu, bắp cải, bông cải xanh xanh, măng tây giàu acid folic.

4.3 Bổ sung sắt cho bé

Trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, trẻ sẽ được chỉ định bổ sung sắt trực tiếp. Tuy nhiên, liều và thời gian uống sắt sẽ phụ thuộc tình trạng thiếu máu và chế độ dinh dưỡng của con.

Mẹ hãy để lại thông tin trong bảng bên dưới để được tư vấn cụ thể hơn nhé. 

5. Phòng ngừa thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa tình trạng trên, mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

5.1 Mẹ có 1 thai kỳ khoẻ mạnh

Mẹ nên bổ sung đủ sắt và acid folic để có thể cung cấp đủ lượng sắt dự trữ sau sinh cho bé. Lượng sắt và acid folic mẹ bầu cần bổ sung là 30mg sắt và 400mcg acid folic mỗi ngày.

Trong quá trình mang bầu, mẹ nên nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý để mẹ và bé luôn khoẻ mạnh, giảm nguy cơ trẻ sinh non, sinh nhẹ cân.

5. 2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng độ tuổi

Mẹ lưu ý những điểm sau khi xây dựng thực đơn cho trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng nên được bú mẹ hoàn toàn.
  • Qua 6 tháng, mẹ kết hợp giữa bú mẹ và ăn dặm.
  • Chế độ ăn dặm cần đảm bảo dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất con cần.
  • Phòng ngừa và cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hoá.
  • Không cho trẻ sơ sinh uống sữa tươi vì làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt.

thực phẩm giàu sắt cho bé

Tăng cường thực phẩm giàu sắt vào thực đơn cho bé

5.3 Bổ sung sắt dự phòng đúng thời điểm

Bổ sung sắt dự phòng cho trẻ sơ sinh rất cần thiết để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Thời gian và liều lượng bổ sung sắt dự phòng như sau:

  • Trẻ sinh non cần bổ sung sắt bắt đầu từ tháng thứ nhất tới khi 1 tuổi với liều 2mg/kg/ngày.
  • Trẻ sinh nhẹ cân bổ sung sắt từ tháng thứ hai tới khi con được 1 tuổi. Liều sắt dự phòng là 2 – 3mg/kg/ngày (cân nặng khi chào đời 1 – 2,5kg) hoặc 3 – 4mg/kg/ngày (cân nặng khi chào đời dưới 1kg).
  • Bé 4 tháng tuổi cần uống sắt với liều 1mg/kg/ngày tới khi con ăn được 2 bữa/ngày với chế độ ăn giàu sắt.

Khi bổ sung sắt dự phòng cho con, mẹ có thể lựa chọn sắt Ferrolip Baby. Thành phần của Ferrolip Baby là sắt amin với khả năng hấp thu nhanh, sinh khả dụng cao (90.9%). Nhờ đó, bổ sung sắt Ferrolip Baby cho trẻ sơ sinh mang tới hiệu quả cao, đảm bảo an toàn và không gây ra táo bón, nóng trong.

Sản phẩm là sắt nước nhỏ giọt, không tanh, vị đào ngọt nhẹ nên dễ uống, dễ sử dụng.

ferrolip baby bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh

Sắt Ferrolip Baby có liều dùng cho các bé từ 0 tháng tuổi

Bài viết trên đây đã giúp mẹ nắm được nguyên nhân và cách cải thiện thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn.