Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng và các lưu ý cho mẹ

15/11/2023 476 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Giai đoạn trẻ tập ăn dặm là khoảng thời gian ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển vị giác ở bé. Do đó, các bữa ăn đa dạng, bổ dưỡng sẽ góp phần giúp phát triển vị giác tối đa và cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển ở trẻ. Để giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong vấn đề này, sau đây là một số gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Dưỡng chất cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Dinh dưỡng luôn là vấn đề mà các bậc phụ huynh luôn đặt lên hàng đầu trong các bữa ăn của các con. Ở giai đoạn trẻ tập ăn dặm này, các dưỡng chất cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng có thể kể đến như:

Axit béo Omega-3

Loại axit béo này rất cần thiết cho sự phát triển thị giác và trí não ở trẻ nhỏ. Đồng thời nó cũng sẽ khiến bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. 

Các mẹ có thể bổ sung cho các con dưỡng chất này từ các thực phẩm như cá thu, cá hồi, cá cơm… hay một số loại hạt như hạt lanh, hạt óc chó,… Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể chọn các sản phẩm chứa axit béo omega-3 tinh khiết để bổ sung trực tiếp hoặc trộn cùng với thức ăn cho con.

Canxi

Canxi là một khoáng chất cần thiết trong giai đoạn hình thành và phát triển xương và răng ở trẻ. Nó cũng có chức năng khác trong việc điều khiển các dây thần kinh và cơ bắp.

Vì thế, trẻ sơ sinh cần rất nhiều canxi vì cơ thể bé đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc. 

Canxi có hàm lượng lớn trong sữa và các sản phẩm từ sữa, một số loại rau củ và các loại hải sản như tôm, cá, cua,….

Vitamin A

Đây là vitamin rất tốt cho thị giác, ngăn ngừa mù lòa, tử vong ở trẻ sơ sinh. Việc bổ sung vitamin A đầy đủ sẽ giúp các bé tránh bị các bệnh về mắt như khô mắt, tiêu chảy hay quáng gà.

Vi chất dinh dưỡng này thường có nhiều trong gan của các loài động vật, sữa và các sản phẩm từ sữa… Ngoai ra các loại rau củ màu đỏ cam, các loại hải sản cũng sẽ chứa hàm lượng Vitamin A cần thiết cho bé.

Vitamin A trong thực đơn ăn dặm của bé
Vitamin A trong thực đơn ăn dặm của bé

Vitamin C

Vitamin C, còn được biết đến là axit ascorbic, là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng thể chất quan trọng nhất của bé. Vitamin C là một chất thiết yếu hỗ trợ sản xuất collagen và khả năng miễn dịch..

Chất dinh dưỡng này thường có trong các loại sữa cho trẻ sơ sinh như sữa bột, sữa mẹ và nhiều loại trái cây như cam, chanh, quýt,..

Vitamin D

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt, an toàn cho trẻ sơ sinh nhưng có thể sẽ không chứa đủ lượng vitamin D mà bé cần để hấp thụ canxi và phốt pho.

Trẻ bị thiếu hụt vitamin D có thể khiến xương mềm, yếu và dẫn đến bệnh còi xương. Vì việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – một nguồn cung cấp vitamin D quan trọng – không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh. Do vậy, bổ sung qua các bữa ăn của bé là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D.

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần lưu ý gì?

Mỗi trẻ đều có khẩu vị và cơ địa riêng nên chưa chắc những thực phẩm nhiều dinh dưỡng sẽ chắc chắn tốt cho bé. Vậy nên để xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng một cách hiệu quả, an toàn, các bậc cha mẹ hãy để ý một số lưu ý sau:

Ăn từ ngọt đến mặn

Trẻ nhỏ thường có các sở thích, hứng thú với các món ăn có mùi vị mặn ngọt. Nhưng để cho trẻ dễ thích nghi với ăn dặm, các mẹ nên cho con tập ăn từ các món nhạt. Vì thận của trẻ vẫn còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Khả năng lọc muối khi dư thừa của bé chưa được hiệu quả so với thận của người lớn. 

Cho bé ăn các món ăn quá nhiều gia vị mặn kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như tăng huyết áp bất thường.

Với một số trường hợp, trẻ bị dư thừa một lượng lớn muối có thể phải nhập viện cấp cứu. Cho trẻ nhỏ ăn mặn sớm cũng có thể khiến con dần hình thành sở thích ăn mặn suốt đời.

Ăn từ ít đến nhiều

Do thời gian đầu có thể trẻ vẫn chưa quen với việc ăn dặm hoặc các món cho bé ăn dặm chưa phù hợp nên bé sẽ không ăn nhiều.

Và cơ thể các con cũng cần thời gian mới thích nghi được với các món ăn nên các mẹ cũng nên kiên nhẫn trong quá trình cho con ăn dặm này. Cho các bé ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng cần thiết vẫn tốt hơn là cho trẻ ăn nhiều.

Cho bé ăn dặm đủ chất 

Trẻ được ăn dặm đủ chất, đủ dinh dưỡng sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, các bậc cha mẹ hãy luôn đảm bảo các bữa ăn dặm đầu đời của con mình sẽ đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như axit béo Omega-3, các loại vitamin A,D,K, sắt, kẽm,…

Không nêm gia vị vào đồ ăn

Bởi hệ tiêu hóa và bài tiết ở trẻ sơ sinh còn rất non yếu nên các mẹ không nên nêm nhiều gia vị vào các bữa ăn dặm của con. Các thực phẩm quá mặn hoặc cay có thể dễ dàng ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể trẻ và làm sức khỏe bé dần xấu đi.

Theo dõi phản ứng của bé 

Trong suốt khoảng thời gian cho bé ăn dặm hay thử ăn dặm, các bậc phụ huynh luôn phải để ý đến biểu hiện của các con. Quan sát xem trẻ có các triệu chứng bất thường như tiêu chảy hay các phản ứng mẩn đỏ sau khi ăn không. Hay trong lúc ăn trẻ có cảm giác khó chịu, không muốn ăn nữa. 

Việc này sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm nhận biết liệu trẻ có bị dị ứng với loại thức ăn đó hay không hoặc nguồn thức ăn có đảm bảo chất lượng không.

Để từ đó, các bậc cha mẹ sẽ đưa ra được những biện pháp xử trí kịp thời nhất. Tránh bỏ qua những phản ứng dù là nhỏ nhất bới các lần dị ứng sau trẻ sẽ bị nặng hơn trước rất nhiều.

Các món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé 6 tháng

Theo thời gian, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ tăng dần và trẻ sẽ dần phát triển để ăn được nhiều các món ăn giàu dinh dưỡng hơn.

Đến tầm 6 tháng tuổi và bắt đầu thử ăn dặm, bé chủ yếu ăn các món bột như có thành phần như trứng, thịt heo, thịt gà, đậu hũ,… Và sau vài tuần làm quen với các món ăn đó, bé đã có thể  thử ăn một số món tanh như bột cá, lươn, cua đồng, chim bồ câu… 

Do đó, để các mẹ có thể chủ động hơn trong quá trình ăn dặm này, dưới đây là một vài món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé 6 tháng.

Cháo thịt nạc + rau ngót

Cháo thịt nạc + rau ngót
Cháo thịt nạc + rau ngót

 

Nguyên Liệu:

  • Rau ngót
  • Thịt nạc
  • 1 miếng chân giò
  • 1/4 lon nếp + 1/2 lon gạo
  • Đậu xanh
  • Muối, hạt nêm, mì chính, nghệ

Cách nấu:

  • Ngâm đậu xanh và rửa qua gạo. Sau đó cho đậu xanh, chân giò, nếp, gạo vào nồi rồi nấu trong khoảng 15-20 phút cho các thành phần nhừ ra. 
  • Rau ngót băm nhỏ
  • Thịt băm nhuyễn. Sau đó cho lên chảo xào cho chín với lửa nhỏ đến khi thịt săn lại thêm 1 chút nước rồi tiếp tục đun 1 phút rồi tắt bếp.
  • Sau 20 phút nấu cháo, cho thêm rau ngót đã sơ chế vào và tiếp tục đun với lửa nhỏ thêm 10 phút.
  • Nêm gia vị vừa với bé
  • Cho phần cháo vừa nấu ra bát và thêm phần thịt đã xào lên rồi trộn đều.

Cháo cá hồi + rau cải

Nguyên liệu:

  • Cá hồi: 25gr
  • Hành củ: 1 nhánh
  • Cháo trắng
  • Cải bó xôi: 25gr
  • Dầu ăn cho trẻ sơ sinh
  • Nước mắm.
Cháo cá hồi + rau cải
Cháo cá hồi + rau cải

Cách nấu:

  • Rửa sạch và khử mùi tanh của cá hồi bằng sữa tươi không đường ngâm cá 15 phút hoặc có thể dùng nước muối loãng
  • Để cá ráo nước rồi thái nhỏ.
  • Dùng các ngọn non còn tươi của rau cải bó xôi, rửa sạch, sau đó xay hoặc băm nhỏ tùy theo khả năng nhai nuốt của trẻ.
  • Phi hành cho thơm lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào cùng. Nghiền nhỏ cá hồi ra bằng thìa.
  • Bắc nồi cháo trắng lên và cho phần cá hồi đã chế biến trên vào đảo đều lên. Khi nồi cháo sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải bó xôi vào và tiếp tục đảo đều. 
  • Cho thêm một chút nước mắm hoặc muối phù hợp với khẩu vị của bé.

Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ

Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ: 
Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ:

Nguyên liệu:

  • Thịt bò
  • Cháo trắng
  • Giá đỗ
  • Mướp hương
  • Hạt nêm cho bé
  • Dầu hoa cải

Cách nấu:

  • Thịt bò băm nhỏ 
  • Băm và vi thơm tỏi, cho thịt bò vào xào lửa lớn. Cho mướp thái nhỏ vào xào cùng và đảo nhanh tay tránh bị quá lửa.
  • Xay nhuyễn giá đỗ với hỗn hợp thịt vừa xào trên.
  • Bắc nồi cháo trắng lên, cho hỗn hợp vừa xay gồm thịt bò, giá đỗ, mướp vào đảo cùng.
  • Nêm nếm cho vừa miệng.

Cháo ngao 

Cháo ngao 
Cháo ngao

Nguyên liệu:

  • Ngao 
  • Cháo trắng
  • Hành
  • Rau răm

Cách nấu:

  • Ngâm ngao với nước muối rồi cho ngao nhả hết các cặn bẩn rồi rửa sạch..
  • Hấp hoặc luộc ngao cho đến khi ngao mở hết miệng.
  • Lọc sạch phần thịt ngao để riêng, phần nước luộc/hấp ngao để ra 1 bát khác.
  • Xào thơm thịt ngao với hành. Sau đó băm thật nhuyễn hỗn hợp vừa xào.
  • Bắc nồi cháo trắng lên, cho thêm 1 chút nước ngao trên và phần thịt ngao xào đã băm nhuyễn vào nấu cùng, 
  • Xay nhỏ rau răm, hành hoa rồi cho tiếp vào nồi cháo.
  • Nêm nếm cho vừa miệng. 

Cháo đậu hũ

Cháo đậu hũ
Cháo đậu hũ

Nguyên liệu

  • Đậu hũ non 
  • Cháo trắng 
  • Rau ngót
  • Dầu oliu

Cách nấu:

  • Rau ngót rửa sạch băm vụn.
  • Đậu hũ non cắt thành các phần nhỏ vừa với miệng bé. 
  • Cho đậu hũ đã cắt vào nồi cháo trắng và đun trong vài phút rồi thêm rau ngót vào.
  • Để tầm 3 phút cho rau chín thì tắt bếp
  • Thêm một chút dầu oliu và gia vị phù hợp với bé.

Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ 

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc heo
  • Ngò
  • Cháo trắng
  • Cà chua
  • Đậu hũ non
  • Hạt nêm rau củ
Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ 
Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ

Cách nấu

  • Thịt heo xay nhuyễn cho thêm 1 thìa nhỏ nước mắm. 
  • Đậu hũ cắt nhỏ từng miếng.
  • Cà chua cạo vỏ, bỏ hạt bên trong rồi băm nhỏ.
  • Phi thơm hành rồi cho cà chua đã băm và phần thịt băm vào xào.
  • Bắc nồi cháo trắng lên, cho đậu hũ và hỗn hợp vừa xào vào nấu cùng.
  • Nêm nếm cho vừa miệng.

Cháo tim heo + cải thảo

Cháo tim heo + cải thảo
Cháo tim heo + cải thảo

Nguyên liệu:

  • Tim heo
  • Cháo trắng
  • Cái thảo

Cách nấu:

  • Thải nhỏ các phần của tim heo trừ phần cuống màu trắng thì bỏ đi rồi cho lên chảo xào qua, băm nhuyễn. 
  • Cải thảo băm nhỏ
  • Bắc nồi cháo trắng lên và cho phần cải thảo và tim đã sơ chế vào.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa vị

Cháo tôm sốt bơ tỏi + cà rốt súp lơ

Cháo tôm sốt bơ tỏi + cà rốt súp lơ
Cháo tôm sốt bơ tỏi + cà rốt súp lơ

Nguyên liệu:

  • Tôm
  • Cháo trắng
  • Tỏi
  • Cà rốt
  • Súp lơ
  • Bơ nhạt

Cách nấu:

  • Bóc vỏ tôm, phần thịt lọc sạch rồi băm nhuyễn. Phần vỏ dùng làm nước luộc cùng với cà rốt và súp lơ.
  • Băm nhỏ cà rốt và súp lơ đã chín.
  • Đun chảy bơ rồi cho thêm tỏi băm phi thơm. Cho tôm và nước luộc nãy vào đun trong 5 phút.
  • Bắc nồi cháo trắng lên và cho hỗn hợp tôm sốt bơ tỏi và cà rốt, súp lơ xay nhuyễn vào.
  • Nêm nếm lại cho vừa miệng

Cháo cà rốt

Cháo cà rốt
Cháo cà rốt

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Cà rốt

Cách nấu:

  • Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch rồi nấu chín.
  • Xay hoặc nghiền mịn phần cà rốt trên
  • Bắc cháo trắng lên và cho phần cà rốt đã xay nhuyễn trên vào

Cháo thịt heo bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Thịt heo 
  • Bí đỏ
Cháo thịt heo bí đỏ
Cháo thịt heo bí đỏ

Cách nấu:

  • Thịt heo băm nhỏ rồi xào thơm.
  • Bí đỏ cắt thành các miếng nhỏ rồi ninh nhừ cùng cháo trắng.
  • Thêm thịt heo đã xào vào cháo rồi đun thêm khoảng 2 phút.

Trong các món ăn của bé, mẹ cũng có thể thêm các loại sản phẩm dầu ăn để bé có thể hấp thu tốt hơn. Đồng thời, các loại dầu như dầu gấc, dầu Omega-3 tinh khiết cũng sẽ khiến cho món ăn trở nên giàu dinh dưỡng, thơm ngon hơn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo tuần

Từ các món ăn được gợi ý trên, dưới đây sẽ là một thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo từng tuần cho các bậc phụ huynh tham khảo.

Tuần 1

Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối
Thứ 2 Bú sữa Cháo thịt heo bí đỏ

Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ 

Bú sữa Bú sữa
Thứ 3 Cháo đậu hũ
Thứ 4 Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ 
Thứ 5 Cháo thịt heo bí đỏ
Thử 6 Cháo cà rốt
Thứ 7 Cháo đậu hũ
Chủ nhật Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ 

Tuần 2

Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối
Thứ 2 Bú sữa Cháo thịt heo bí đỏ Bú sữa Bú sữa
Thứ 3 Cháo đậu hũ
Thứ 4 Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ
Thứ 5 Cháo cá hồi + rau cải
Thử 6 Cháo cà rốt
Thứ 7 Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ 
Chủ nhật Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ

Tuần 3

Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối
Thứ 2 Bú sữa Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ  Bú sữa Bú sữa
Thứ 3 Cháo cá hồi + rau cải Cháo đậu hũ
Thứ 4 Cháo thịt heo bí đỏ Bú sữa
Thứ 5 Cháo cà rốt Bú sữa
Thử 6 Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ Cháo thịt heo bí đỏ
Thứ 7 Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ  Bú sữa
Chủ nhật Cháo cá hồi + rau cải Bú sữa

Tuần 4

Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối
Thứ 2 Bú sữa Cháo cà rốt Cháo thịt heo bí đỏ Bú sữa
Thứ 3 Cháo cá hồi + rau cải Bú sữa Bú sữa
Thứ 4 Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ  Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ Bú sữa
Thứ 5 Cháo thịt heo bí đỏ Cháo cá hồi + rau cải Bú sữa
Thử 6 Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ  Cháo cà rốt Cháo thịt heo bí đỏ
Thứ 7 Cháo cá hồi + rau cải Bú sữa Bú sữa
Chủ nhật Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ Cháo thịt heo bí đỏ Bú sữa

Ngoài ra, trong những tuần đầu nếu bé chưa chịu ăn dặm ngay thì mẹ có thể cho con bú trước rồi mới cho bé dần tập quen với món ăn khác trong bữa ăn đó.

Qua một số thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã có thêm những thông tin hữu ích để có thể lựa chọn thực đơn phù hợp nhất với con minh. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề ăn dặm ở trẻ và về việc bổ sung sắt cho bé, mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 636 985 để được giải đáp chính xác và nhanh chóng từ các chuyên gia của Ferrolip Baby. 

Bình luận (0)

Gửi bình luận