Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đầy đủ dinh dưỡng

08/01/2024 329 lượt xem

Giai đoạn 9 tháng tuổi, là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt trội về vận động, nhận thức và kỹ năng giao tiếp của trẻ. Để con lớn lên khỏe mạnh, cứng cáp và hoạt ngôn, ba mẹ cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Vậy thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cần có những gì? Khi chăm sóc con cần lưu ý điều gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ câu trả lời qua phần bài dưới đây nhé!

Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi

So với giai đoạn đầu đời, trẻ 9 tháng có sự phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ. Trẻ cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển về hình thể, cảm xúc và ngôn ngữ. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho trẻ 9 tháng là khoảng 858 Kcal, chủ yếu là từ sữa mẹ, sữa công thức và chế độ ăn bổ sung. 

Giai đoạn 9 tháng tuổi, bé có thể ăn thức ăn đặc với đa dạng thực phẩm khác nhau như thịt, cá, cua, tôm, sữa chua…Vì vậy, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho con, ba mẹ cần cân bằng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cùng các loại thực phẩm tương ứng. Điều này bảo đảm cho con ăn ngon miệng, hấp thu nhanh và khỏe mạnh. 

Lượng thức ăn 1 ngày cho bé 9 tháng cần có những thành phần sau: 

  • 500 – 600ml (sữa mẹ, sữa công thức, sữa chua, pho mai…)
  • 40 – 80g tinh bột (bột gạo, bột mì…)
  • 10 – 15g đạm (thịt, trứng, tôm…)
  • 25g rau xanh (súp lơ, bắp cải…)
  • 6 – 10ml dầu thực vật, mỡ
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi
Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng có thể ăn được những gì? 

Bé 9 tháng có thể ăn những gì? là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Dựa trên đặc điểm phát của triển hệ tiêu hoá, trẻ 9 tháng có thể ăn được đa dạng loại thực phẩm với nhiều cách chế biến khác nhau. Những nhóm thực phẩm tốt cho bé 9 tháng gồm:  

Trái cây 

Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Giai đoạn 9 tháng, trẻ có thể ăn những loại quả như dưa hấu, dưa gang, xoài, quýt, cam, bưởi, chuối, bơ…Khi cho ăn, ba mẹ nên chú ý cắt nhỏ thành từng miếng, xay nhuyễn hoặc nấu chín. Như vậy sẽ dễ để con tiêu hoá cũng như hạn chế tình trạng hóc hay sặc nguy hiểm. 

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào
Sữa và các sản phẩm từ sữa phổ biến trong làm bánh

Rau củ 

Những loại rau củ nên có trong chế độ ăn dặm của trẻ gồm súp lơ, bông cải xanh, khoai tây, rau ngót, cà rốt, bí đỏ…Tương tự như khi chế biến trái cây, ba mẹ cũng chú ý xay nhuyễn rau củ trước lúc cho con ăn để hạn chế tối đa tình trạng sặc hoặc hóc. 

Phomai và các sản phẩm từ sữa

Đây là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe của bé. Tùy vào sức ăn cũng như khuyến nghị đến từ nhà sản xuất, ba mẹ có thể cân nhắc cho con ăn với lượng phù hợp để bảo đảm hấp thu dễ dàng. Với những trẻ không hợp tác khi sử dụng các dạng thực phẩm này, ba mẹ cũng không nên bắt ép con ăn. Thay vào đó hãy quan sát, theo dõi và chọn thời điểm phù hợp để con làm quen và thích ứng dễ dàng hơn.  

Thịt và trứng 

Thịt và trứng nên được chế biến đa dạng với nhiều món ăn khác nhau để tạo hứng thú cho con. Ba mẹ không nên “dập khuôn” duy trì 1 món ăn trong suốt thời gian dài, vì sẽ gây cảm giác chán ăn cho con. 

Ngũ cốc

Với nhóm ngũ cốc, ba mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm sau: Bánh quy, bánh mì nướng…Đây cũng là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ. 

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng theo tuần 

Dưới đây là gợi ý chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi theo tuần mà ba mẹ nên tham khảo. Ngoài các bữa sữa cố định theo sức ăn của từng bé, ba mẹ có thể cân nhắc xen kẽ các món ăn dặm sau vào chế độ ăn cho trẻ. Trung bình mỗi ngày cần bảo đảm 2 – 3 bữa cháo hoặc bột/ngày cùng các bữa phụ khác (có thể là sữa chua, sinh tố, hoa quả nghiền…)

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng giàu dinh dưỡng
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng giàu dinh dưỡng

Tuần 1 

  • Thứ 2: Cháo thịt bò bí đỏ, cháo thịt gà súp lơ, sinh tố xoài 
  • Thứ 3: Cháo tôm rau ngót, cháo chim bồ câu hạt sen đậu, đu đủ nghiền
  • Thứ 4: Cháo trứng gà đậu đỏ, cháo lươn rau ngót, sữa chua 
  • Thứ 5: Cháo thịt gà bí xanh, cháo thịt lợn rau ngót, dưa hấu xay 
  • Thứ 6: Cháo lươn cà rốt, cháo tôm bí đỏ, sinh tố bơ chuối
  • Thứ 7: Cháo thịt bò cà rốt, cháo thịt lợn đậu xanh, táo nghiền
  • Chủ nhật: Cháo tim rau mồng tơi, cháo thịt gà khoai lang, váng sữa

Tuần 2 

  • Thứ 2: Cháo thịt bò bí đỏ, cháo thịt gà súp lơ, sinh tố xoài 
  • Thứ 3: Cháo thịt lợn cải bó xôi, cháo bắp, sinh tố dưa hấu 
  • Thứ 4: Cháo tôm, cháo bí xanh trứng gà, sữa chua 
  • Thứ 5: Cháu rau ngót thịt bò, cháo thịt bò bí đỏ, sinh tố bơ
  • Thứ 6: Cháo thịt gà bí đỏ, cháo đậu hũ non, táo nghiền
  • Thứ 7: Cháo thịt lợn rau ngót, súp bí đỏ, dưa hấu nghiền 
  • Chủ nhật: Cháo tôm bắp cải, cháo chim bồ câu, sinh tố chuối

Tuần 3

  • Thứ 2: Cháo khoai tây thịt lợn, cháo thịt gà súp lơ, sinh tố xoài 
  • Thứ 3: Cháo thịt bò bí đỏ, súp gà, chuối nghiền 
  • Thứ 4: Cháo tía tô thịt lợn, cháo tôm rau cải, bánh quy và sữa chua 
  • Thứ 5: Cháo thịt lợn rau ngót, súp cá chép, đu đủ và táo xay nhuyễn 
  • Thứ 6: Cháo tôm rau dền, cháo thịt gà khoai tây, sinh tố chuối 
  • Thứ 7: Cháo thịt lợn rau ngót, súp bí đỏ, sinh tố bơ 
  • Chủ nhật: Cháo tôm bí đỏ, cháo chim bồ câu, sữa chua

Tuần 4

  • Thứ 2: Cháo thịt bò bí đỏ, cháo thịt gà súp lơ, nước ép cam 
  • Thứ 3: Mì hoặc nui cắt nhỏ, cháo tôm bí đỏ, váng sữa 
  • Thứ 4: Cháo cá, cháo chim bồ câu, sinh tố xoài 
  • Thứ 5: Cháo thịt bò, cháo thịt gà khoai lang, chuối nghiền nát 
  • Thứ 6: Cháo tim rau mồng tơi, cháo tôm bắp cải, sữa chua 
  • Thứ 7: Cháo thịt gà bắp cải, cháo tôm mồng tơi, sữa chua 
  • Chủ nhật: Cháo cá, cháo thịt bò bí đỏ, dưa hấu nghiền

Lưu ý quan trọng khi cho trẻ 9 tháng ăn dặm

Khi cho trẻ 9 tháng ăn dặm, ba mẹ cần chú ý những điểm sau: 

  • Ba mẹ nên tham khảo thực đơn ăn dặm để làm phong phú bữa ăn cho trẻ và cân nhắc điều chỉnh hương vị sao cho phù hợp với sở thích của con. Như vậy con sẽ ăn ngon miệng và hấp thu nhanh chóng. 
  • Tuyệt đối không được ép trẻ ăn vì sẽ hình thành tâm lý sợ hãi cho trẻ. Về lâu dài, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. 
  • Dừng cho bé ăn khi phát hiện đi ngoài.
  • Ba mẹ không nên tự ý mua và sử dụng thực phẩm bổ sung cho con. Để bảo đảm an toàn, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Bác sĩ dinh dưỡng trước khi cho con dùng bất kể thực phẩm chức năng nào nhé!

Bài viết trên đây là gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đầy đủ dinh dưỡng mà ba mẹ nên tham khảo. Hy vọng qua đây sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm xây dựng được chế độ ăn hợp lý, phù hợp với đặc điểm phát triển của con mình. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 024.9999.9669 để được tư vấn miễn phí, nhanh chóng.