Điều Trị Thiếu Máu Ở Trẻ Sơ Sinh: Hướng Dẫn Đầy Đủ Cho Cha Mẹ

01/06/2023 899 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng nặng có thể xảy ra và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu qua nguyên nhân và hướng dẫn điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh đầy đủ dưới đây.

1. Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy tìm hiểu kỹ để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho con.

1.1 Thiếu máu sinh lý

Điều Trị Thiếu Máu Ở Trẻ Sơ Sinh
Thiếu máu sinh lý là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ

Trẻ dưới 1 tuổi thường gặp thiếu máu sinh lý do nhiều nguyên nhân. Theo đó, bé của bạn có thể sẽ có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường. Mức độ này sẽ không đi kèm các biểu hiện rõ ràng ra ngoài cơ thể.

Trong giai đoạn này, tuỷ sống sẽ dần thay thế gan và lách để sản xuất hồng cầu cho trẻ. 

Ngoài ra, trẻ cũng đang bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm với đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để thay thế sữa mẹ. 

Chính vì các sự chuyển giao này, trẻ dễ thiếu các chất cần thiết cho việc tạo máu do khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất chưa hoàn chỉnh.

1.2 Trẻ non tháng (Thiếu sắt)

  • Tuổi thọ hồng cầu thấp: Các tế bào hồng cầu ở trẻ sinh non thường có tuổi thọ ngắn hơn các trẻ sinh đủ tháng. Vì thế, cơ thể trẻ nhỏ sẽ có những giai đoạn không thể phản ứng kịp với sự thiếu hụt này. Theo nhiều nghiên cứu, đây chính là nguyên nhân cho 85% trẻ sinh non bị thiếu máu.
  • Lượng sắt dự trữ thấp: Trẻ thường có xu hướng dự trữ sắt nhiều hơn ở những tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, những tháng cuối của thai kỳ trẻ thường có xu hướng dự trữ sắt để tái tạo hồng cầu sau sinh. Do đó, trẻ sinh non sẽ thiếu hụt đi phần lớn sắt dự trữ trong quá trình này, và dẫn đến thiếu máu ngay trong những tháng tuổi đầu.
  • Do phải thực hiện nhiều xét nghiệm: Đối tượng trẻ sinh non thường được lấy máu xét nghiệm nhiều lần liên tục trong lồng ấp nhiều lần. Và tình trạng thiếu máu cục bộ có thể diễn ra vì cơ thể bé không thể sản xuất đủ hồng cầu trong thời gian ngắn.

1.3 Tan máu

Tan máu do trung gian miễn dịch hoặc thiếu enzyme hồng cầu
Tan máu do trung gian miễn dịch hoặc thiếu enzyme hồng cầu

Trung gian miễn dịch

Các tế bào bạch cầu thường sản sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây hại bên ngoài. Thông thường, các kháng thể này sẽ đi theo hồng cầu đi khắp cơ thể để để giải quyết các phần tự lạ.

Tuy nhiên, sau khi nhiễm trùng nặng hoặc đột biến di truyền, hệ thống miễn dịch có thể bị rối loạn. Và hậu quả là các kháng thể này tấn công trực tiếp và phá vỡ màng hồng cầu.

Thiếu enzyme hồng cầu

Thiếu hụt G6PD là một bệnh di truyền từ cha mẹ sang con. Thông thường, gen khuyết này nằm trên các nhiễm sắc thể X ở cả nam và nữ.

Tuy nhiên, với nam giới, các biểu hiện đột biến sẽ dễ dàng xảy ra hơn vì chỉ có 1 nhiễm sắc thể X. Trong khi đó, tỉ lệ này thấp hơn do có 2 nhiễm sắc thể X trong cơ thể.

Mẹ đang lo lắng vì con có thể đang thiếu máu thiếu sắt? Mẹ để lại thông tin để Dược Sĩ tư vấn chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của con:

2. Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sơ sinh

  • Xét nghiệm số lượng hồng cầu ( RBC): Đây là xét nghiệm quan trọng để xác định số lượng hồng cầu trung bình của trẻ. Nó sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt được thiếu máu ở trẻ sơ sinh theo các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thông thường, chỉ số này sẽ dao động khoảng 4.5-6×1012/l ở trẻ khoẻ mạnh.
  • HCT – Hematocrit: HCT sẽ phải ánh tỷ lệ hồng cầu trên tổng thể tích máu. Ở trẻ khỏe mạnh, chỉ số trung bình sẽ là từ 35-39%. Đối với các trường hợp thiếu máu nặng, chỉ số này sẽ giảm xuống nhanh chóng.
  • Công thức máu toàn bộ (CBC). Công thức máu toàn bộ kiểm tra các tế bào hồng cầu và bạch cầu, tế bào đông máu (tiểu cầu) và đôi khi, các tế bào hồng cầu non (hồng cầu lưới). Nó bao gồm huyết sắc tố và hematocrit và nhiều chi tiết hơn về các tế bào hồng cầu.

Mẹ có thể quan tâm:

3. Hướng dẫn điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Phát hiện và điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh kịp thời có thể giảm các nguy cơ biến chứng nặng và hỗ trợ trẻ phát triển bình thường. Mẹ hãy tìm hiểu ngay một số hướng dẫn điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh hiệu quả dưới đây.

3.1 Trẻ sinh đủ tháng đủ cân (Thiếu máu sinh lý)

Bổ sung Protein

Cung cấp protein động vật là một phương pháp hữu ích để cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh vì có hàm lượng sắt heme cao và dễ hấp thu. Protein động vật được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cá và lòng đỏ trứng gà. 

Tuy nhiên, để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng và tối ưu hóa sự hấp thụ sắt, cần kết hợp protein động vật với các nguồn thực phẩm khác như thực phẩm từ thực vật. Theo đó, một số ví dụ mẹ có thể tham khảo là đậu, rau xanh lá, hạt điều và gạo lứt.

Bổ sung sắt đường ruột

Bổ sung sắt nguyên tố cho bé
Bổ sung sắt nguyên tố cho bé là một giải pháp hiệu quả
  • Tùy vào thể trạng và tính chất bệnh lý thiếu máu, trẻ sẽ được bác sĩ điều chỉnh liều sắt từ 3 – 6mg/kg/ngày. Trong nhiều trường hợp thiếu máu nặng (Hb dưới 80), trẻ có thể sẽ được chỉ định ở liều cao hơn. 
  • Bé sẽ cần ít nhất 3 tháng uống sắt liên tục để có những cải thiện rõ rệt về lượng sắt dự trữ trong cơ thể và số lượng hồng cầu.
  • Sau mỗi đợt điều trị 2-3 tháng, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để có những đánh giá hiệu quả điều trị cụ thể hơn.
  • Lưu ý cuối cùng là mẹ không nên cho trẻ sử dụng sắt quá 6 tháng để tránh nguy cơ thừa sắt có thể xảy ra.

Dưới đây là một số lưu ý lựa chọn sắt bổ sung cho con mà mẹ nên biết:

  • Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sắt hữu cơ vì hấp thu nhanh và ít tác dụng phụ. Đặc biệt, sắt amin đang là lựa chọn đầu tay của nhiều bác sĩ nhi khoa cho trẻ sơ sinh vì độ an toàn cao của nó.
  • Mùi vị dễ uống sẽ tiện lợi để bé uống trong thời gian dài
  • Không nên lựa chọn sản phẩm chứa nhiều lactose và gluten để tránh các tình huống bất dung nạp ở trẻ

Bổ sung vitamin

Bổ sung vitamin là một phương pháp quan trọng để hỗ trợ trẻ sơ sinh thiếu máu. Dưới đây là một số cách bổ sung vitamin và các thực phẩm giàu vitamin cho trẻ sơ sinh:

  • Vitamin B12: Vitamin B12 có thể được bổ sung thông qua thực phẩm chức năng hoặc dưới dạng siro. Ngoài ra, các nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm thịt, cá, lòng đỏ trứng và các sản phẩm sữa chứa vitamin B12.
  • Folate (Vitamin B9): Folate có thể được bổ sung qua thực phẩm chức năng. Mẹ cũng có thể cân nhắc cung cấp cho con thực phẩm giàu folate như rau xanh lá, đậu, hạt, trái cây và các loại ngũ cốc tăng cường folate.
  • Vitamin C: Vitamin C là yếu tố quan trọng để trẻ hấp thu sắt tốt hơn ở đường ruột. Lời khuyên hữu ích là bạn nên cho con ăn dặm với các loại trái cây như cam, quýt, dứa, kiwi, dâu tây, rau cải và các loại quả chín.

3.2 Trẻ sinh non

Cân bằng dinh dưỡng cho mẹ

Cân bằng dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ thiếu máu cho trẻ sinh non. Khi một trẻ sinh non được sinh ra, cơ thể của nó chưa hoàn thiện và cần phụ thuộc vào dinh dưỡng từ mẹ để phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh.

Như vậy, việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ giúp tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ qua quá trình thai nghén và sữa mẹ sau khi sinh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc hỗ trợ trẻ sinh non tránh thiếu máu.

Nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng cho mẹ gồm:

  • Protein: Protein là yếu tố cần thiết cho sự phát triển và tái tạo các tế bào máu, bao gồm cả tế bào hồng cầu. Mẹ cần tiêu thụ đủ nguồn protein từ thực phẩm như thịt, cá, đậu, sữa và sản phẩm từ sữa.
  • Cung cấp sắt: Sắt là thành phần quan trọng trong sự hình thành hồng cầu và giúp tránh thiếu máu. Mẹ cần bổ sung sắt thông qua các nguồn thực phẩm như thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng, hạt và rau xanh lá.
  • Cung cấp folate: Folate, một loại vitamin B, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Mẹ cần tiêu thụ đủ folate thông qua các nguồn thực phẩm như rau xanh lá, đậu, quả cam, lựu, và các sản phẩm từ ngũ cốc chế biến.

Cho bú sữa đều đặn

Nên cho trẻ bú sữa đều đặn
Mẹ nên cho trẻ bú sữa đều đặn để cung cấp đủ dinh dưỡng

Sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, protein và các loại vitamin, giúp tăng cường sản xuất hồng cầu và cải thiện hệ thống tạo máu của trẻ.

Sữa mẹ cung cấp sắt heme, loại sắt dễ hấp thụ và sử dụng tốt hơn so với sắt không heme có trong thực phẩm thực vật. Tuy nhiên, để đảm bảo sữa mẹ có chất lượng tốt, mẹ cần duy trì một chế độ ăn đủ và cân bằng, bao gồm các nguồn thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, lòng đỏ trứng, rau xanh lá và hạt. 

Ngoài việc cho con bú sữa mẹ, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của trẻ và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ. Nếu cần, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp bổ sung sắt khác để đảm bảo trẻ nhận đủ lượng sắt cần thiết để cải thiện tình trạng thiếu máu.

Bổ sung sắt từ tháng đầu tiên

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kì, mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ sinh non theo hướng dẫn sau:

  • Liều lượng: 2mg/Kg/ngày. Ví dụ, nếu cân nặng của trẻ là 3kg, mẹ cần cho con uống 6 mg sắt mỗi ngày
  • Thời gian: Thường từ tuần thứ 2 đến hết tháng 12
  • Lưu ý: Liều sắt tối đa cho bé sẽ không được vượt quá 15mg/ngày để tránh thừa sắt. Ngoài ra, nếu không có tư vấn từ bác sĩ, không cho trẻ uống sắt khi đang điều trị với phác đồ điều trị khác.

Mời mẹ đọc thêm:

3.3 Trẻ tan máu & suy tuỷ

Tan máu do trung gian miễn dịch hoặc thiếu enzyme hồng cầu
Truyền máu cho trẻ thiếu máu tan huyết
  • Dùng corticoid: Sử dụng corticoid là chỉ định đầu tay dành cho trẻ thiếu máu tự miễn thể ấm. Bác sĩ có thể chỉ định bắt đầu với liều dùng 1 mg/Kg/ngày trong liên tục 2 – 3 tuần đến khi đạt hiệu quả nhất định. Trong quá trình điều trị, trẻ cũng cần được bổ sung hỗ trợ vitamin D, canxi và axit folic.
  • Truyền máu: Chỉ định truyền máu chỉ được thực hiện khi chỉ số xét nghiệm Hematocrit dưới 24%. Nếu trong các trường hợp tan máu quá nhanh, có thể truyền thay thế bằng Natri Clorid 0.9% cho đến khi có dịch truyền. Tất nhiên, trẻ đã phải được xét nghiệm nhóm máu chính xác và dự phòng các tình huống bất ngờ khác.

4. Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh thiếu máu dinh dưỡng khác ở trẻ sơ sinh có thể được ngăn ngừa bằng một chế độ ăn uống cân bằng. Dưới đây là những lưu ý chung mà mẹ nên chú ý đến.

4.1 Bổ sung sắt dự phòng

Ferrolip Baby - Sắt amin dự phòng cho trẻ sơ sinh
Ferrolip Baby – Sắt amin dự phòng cho trẻ sơ sinh

Việc bổ sung sắt nguyên tố dự phòng cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Thời gian và liều lượng bổ sung sắt như sau:

  • Trẻ sinh non cần được bổ sung sắt từ tháng thứ nhất đến khi 1 tuổi với liều 2mg/kg/ngày.
  • Trẻ sinh nhẹ cân cần được bổ sung sắt từ tháng thứ hai đến khi đủ 1 tuổi. Liều sắt dự phòng là 2-3mg/kg/ngày (với cân nặng từ 1-2.5kg) hoặc 3-4mg/kg/ngày (với cân nặng dưới 1kg khi chào đời).
  • Bé 4 tháng tuổi nên uống sắt với liều 1mg/kg/ngày cho đến khi có thể ăn 2 bữa/ngày với chế độ ăn giàu sắt.

Khi lựa chọn sắt dự phòng cho bé, mẹ có thể cân nhắc các sản phẩm sắt hữu cơ như Ferrolip Baby. Sản phẩm này chứa sắt amin, giúp hấp thụ nhanh vượt trội so với các loại sắt vô cơ thông thường. Ngoài ra, với sắt Ferrolip Baby, trẻ sẽ không bị táo bón hoặc nóng trong như trước đây nữa.

4.2 Dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa công thức

  • Với bé bú sữa mẹ hoàn toàn:  Em bé của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ chất sắt cho đến ít nhất 4 tháng tuổi. Sau giai đoạn này, trẻ bú sữa mẹ nên được bổ sung sắt  cho đến khi trẻ ăn đủ thức ăn bổ sung giàu chất sắt (ví dụ như thịt, rau xanh hoặc ngũ cốc). 
  • Với bé bú sữa công thức: Hãy cho bé uống sữa công thức có bổ sung thêm chất sắt. Sữa công thức ít chất sắt có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt và không nên dùng. 
  • Sau 12 tháng tuổi, tránh cho con bạn uống quá 2 ly sữa bò nguyên kem mỗi ngày. Sữa chứa ít chất sắt và có thể khiến trẻ cảm thấy no, điều này có thể làm giảm lượng thực phẩm giàu chất sắt khác mà trẻ ăn.

4.3 Thay đổi chế độ ăn dặm

Mẹ nên đa dạng hoá chế độ ăn dặm cho trẻ
Mẹ nên đa dạng hoá chế độ ăn dặm cho trẻ

Để cải thiện thiếu máu ở trẻ sơ sinh, mẹ không thể bỏ qua các thực phẩm giàu sắt và dinh dưỡng dưới đây:

  • Cá: Cá như cá hồi, cá thu, cá mòi là nguồn giàu sắt và omega-3 tốt cho bé.
  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn là các nguồn giàu sắt quan trọng cho bé.
  • Gạo lứt: Gạo lứt có nhiều sắt hơn so với gạo trắng thông thường, có thể dùng để nấu cháo cho bé.
  • Lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất sắt, cùng với lượng protein và các dưỡng chất khác cần thiết.
  • Rau xanh lá: Cải xanh, rau chân vịt, rau mồng tơi là các loại rau giàu sắt. Bạn có thể chế biến chúng thành súp hoặc canh cho bé.
  • Hạt điều: Hạt điều là nguồn giàu sắt và cung cấp năng lượng cho bé. Tuy nhiên, hãy nhớ xay nhuyễn hạt điều trước khi cho bé ăn.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tuân theo một số hướng dẫn dưới đây để  xây dựng thực đơn cho trẻ sơ sinh:

  • Nên cho trẻ bú mẹ đều đặn hàng ngày trong 6 tháng đầu đời.
  • Cải thiện tình trạng biếng ăn do rối loạn tiêu hoá ở trẻ
  • Hạn chế lạm dụng sữa tươi cho trẻ sơ sinh để tránh nguy cơ thiếu sắt.

Với những hướng dẫn điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh phía trên, bố mẹ có thể có thêm các kinh nghiệm hữu ích để chăm sóc và điều trị bệnh lý đặc thù này. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website Ferrolipbaby.vn để được tư vấn. 

Bình luận (0)

Gửi bình luận