Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng dễ làm tại nhà

23/11/2023 540 lượt xem

Khi trẻ được 7 tháng tuổi cũng là lúc các con đã cứng cáp hơn, răng bắt đầu phát triển nhiều. Do vậy, các món ăn của bé cũng đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và sự đa dạng cao hơn thay thế dần cho sữa mẹ. Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh để xây dựng được một thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng sao cho thật hiệu quả.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 7 tháng tuổi

Cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
Cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi

Nhóm tinh bột 

Phần lớn lượng năng lượng cho các hoạt động của cơ thể đến từ các thực phẩm chứa tinh bột, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Nếu không cung cấp đầy đủ tinh bột, các bé giai đoạn 7 tháng tuổi này sẽ không có đủ năng lượng để phát triển và hoạt động một cách toàn diện.

Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Các tổ chức tế bào trong cơ thể như hệ thần kinh đều cần các nguyên liệu được cung cấp bởi tinh bột. Các năng lượng tạo ra từ glucose có nguồn gốc từ tinh bột là nguồn năng lượng duy nhất mà não bộ sử dụng. Vậy nên việc bổ sung tinh bột ngay từ khi trẻ mới tập ăn dặm là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển của não bộ.

Theo một số nghiên cứu, việc cung cấp không đủ tinh bột sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, giảm khả năng ghi nhớ, nhận thức trong học tập và cả khi vui chơi.

Ngoài ra, tinh bột còn giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch. Hệ thống bảo vệ của cơ thể như các dịch ở các khớp, niêm mạc dạ dày, niêm mạc mắt cũng được cải thiện khi trẻ được bổ sung đầy đủ tinh bột. Để bổ sung đầy đủ lượng tinh bột cần thiết cho trẻ sơ sinh, các mẹ có thể cho con thử các các món ăn từ khoai tây, bắp, gạo, lúa mì, bánh mì, bánh quy,…

Nhóm giàu vitamin

Trẻ sơ sinh cần được cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin để phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là một số vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh:

  • Vitamin D: Để cung cấp đủ lượng canxi và phốt pho cho sự phát triển xương và răng, bé cần được bổ sung vitamin D hàng ngày với một liều lượng phù hợp
  • Vitamin C: Khi bé được 7 tuổi, nhu cầu vitamin C cũng sẽ cao hơn trước. Bổ sung đầy đủ 50mg vitamin C mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch trẻ phát triển ổn định và hiệu quả.
  • Vitamin A: Trong giai đoạn ăn dặm của bé 7 tháng thì trẻ chỉ cần bổ sung 1 lần duy nhất với liều lượng thích hợp. Lượng vitamin A này sẽ hỗ trợ các con trong sự phát triển của da, mắt và kể cả hệ miễn dịch.
  • Vitamin K: Quả trình phát triển xương ở trẻ sơ sinh còn liên quan đến việc bổ sung vitamin K của bé. Ngoài ra, loại vitamin này còn hỗ trợ trẻ trong quá trình đông máu và điều chỉnh sự đông máu trong cơ thể.

Sữa và các thực phẩm từ sữa

Sữa và thực phẩm từ sữa cũng đóng vai trò quan trọng
Sữa và thực phẩm từ sữa cũng đóng vai trò quan trọng

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi tốt, giúp trẻ phát triển xương khớp và răng khỏe mạnh. Nguồn dinh dưỡng này cũng chứa vitamin A, giúp cơ thể của các con chống lại nhiễm trùng. Đồng thời, các sản phẩm từ sữa sẽ giúp bé có được làn da và đôi mắt khỏe mạnh. 

Các mẹ cũng có thể cho con mình uống các loại sữa thay thế có tăng cường canxi không đường. Chẳng hạn như các loại sữa nấu từ đậu nành, hạnh nhân và yến mạch,…có thể cho trẻ sử dụng như một phần trong khẩu phần ăn từ khi bé 7 tháng tuổi.

Chất béo

Chất béo là dưỡng chất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Bởi lẽ các bé giai đoạn 7 tháng này cần một chế độ ăn nhiều chất béo để hỗ trợ cho quá trình phát triển nhanh chóng của mình. Chất béo sẽ cung cấp năng lượng, giúp bé dễ dàng trong việc hấp thu vitamin và các chất dinh dưỡng khác, hỗ trợ phát triển trí não.

Muối và đường

Muối và đường là các chất không được khuyến khích cho các bé dưới 6 tháng tuổi. Bởi đường có thể dẫn đến sâu răng, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác. Lượng natri trong muối thường làm tăng nguy cơ cao huyết áp và có thể gây ra suy thận ở trẻ sơ sinh nếu dư muối quá nhiều.

Sau 6 tháng, các mẹ có thể cho trẻ ăn một lượng nhỏ đường hoặc muối dưới dạng trái cây, rau quả hoặc các sản phẩm từ sữa để tăng cảm giác thèm ăn của bé.

Xem thêm:

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Để thỏa mãn các nhu cầu về dinh dưỡng của các con trong quá trình ăn dặm, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Cho bé làm quen dần dần các loại thực phẩm mới: Giới thiệu từng loại thực phẩm mới và đợi vài ngày trước khi giới thiệu một loại thực phẩm mới khác.
  • Cung cấp nhiều loại thực phẩm: Cung cấp nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc, sữa và các thực phẩm chứa protein phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé.
  • Tránh thêm muối và đường: Tránh thêm muối và đường vào các món ăn dặm của bé. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên bổ sung thêm đường hoặc muối vì có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như sâu răng, béo phì và cao huyết áp.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Đảm bảo nguồn thực phẩm và quy trình chế biến các món ăn cho con an toàn và hợp vệ sinh. 
  • Khuyến khích trẻ tự ăn: Khuyến khích trẻ tự ăn ngay khi trẻ sẵn sàng. Không thúc ép bé ăn.

Gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng

Từ những nguyên tắc để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng an toàn hiệu quả và đầy đủ dinh dưỡng trên. Sau đây là một số gợi ý để các bậc phụ huynh tham khảo cho thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng.

Ngày 1

  • Cháo trắng
  • Chuối nghiền

Ngày 2

  • Cháo trắng
  • Xoài cắt nhỏ hoặc sinh tố xoài

Ngày 3

  • Cháo cà rốt
  • Chuối nghiền

Ngày 4

  • Cháo cà rốt
  • Súp lơ nấu mềm

Ngày 5

  • Cháo thịt băm
  • Sinh tố xoài

Ngày 6

  • Cháo cà rốt
  • Chuối nghiền

Ngày 7

  • Cháo thịt băm
  • Súp lơ nấu mềm

Ngày 8

  • Sinh tố xoài
  • Sữa chua

Ngày 9

  • Cháo đậu hũ
  • Lê đã bóc vỏ rồi hấp nhừ

Ngày 10

  • Cháo trắng
  • Súp lơ nấu mềm

Ngày 11

  • Cháo thịt nạc + rau ngót
  • Sữa chua

Ngày 12

  • Cháo thịt băm
  • Khoai tây nghiền

Ngày 13

  • Cháo cà rốt
  • Sinh tố bơ

Ngày 14

  • Cháo thịt nạc + rau ngót
  • Sữa đậu nành

Ngày 15

  • Cháo cá hồi + rau cải

Ngày 16

  • Cháo thịt băm
  • Sinh tố xoài

Ngày 17

  • Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ
  • Lê đã bóc vỏ rồi hấp nhừ

Ngày 18

  • Cháo trắng
  • Sinh tố bơ

Ngày 19

  • Cháo cá hồi + rau cải

Ngày 20

  • Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ
  • Sinh tố xoài

Ngày 21

  • Cháo thịt nạc + rau ngót
  • Sữa đậu nành

Ngày 22

  • Cháo cá hồi + rau cải

Ngày 23 

  • Cháo thịt nạc + rau ngót
  • Lê đã bóc vỏ rồi hấp nhừ

Ngày 24 

  • Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ
  • Sữa chua

Ngày 25

  • Cháo thịt nạc + rau ngót
  • Sữa chua

Ngày 26

  • Cháo cá hồi + rau cải
  • Sữa đậu nành

Ngày 27

  • Cháo thịt heo băm + cà chua + đậu hũ
  • Khoai tây nghiền

Ngày 28

  • Cháo ngao
  • Sinh tố xoài

Ngày 29

  • Cháo thịt nạc + rau ngót
  • Sữa đậu nành

Ngày 30

  • Cháo cá hồi + rau cải
  • Lê đã bóc vỏ rồi hấp nhừ

Các lưu ý cho bé 7 tháng ăn dặm

Bên cạnh việc quan tâm đến thực đơn ăn dặm của con mình, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số điều sau để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất trong giai đoạn bé tập ăn dặm này.

Đa dạng các món ăn dặm phù hợp với trẻ

Đa dạng món ăn hàng ngày cho con
Đa dạng món ăn hàng ngày cho con

Thay đổi các món ăn thường xuyên với nhịp độ vừa phải sẽ giúp trẻ nhanh chóng làm quen với việc cai sữa và phát triển khỏe mạnh. Đồng thời việc đa dạng món ăn còn giúp con thay đổi khẩu vị giữa các bữa, tránh bị ngấy do ăn đi ăn lại một loại thức ăn.

Từ đó, việc thay đổi món ăn hàng ngày sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, luôn hào hứng trong các bữa ăn hàng ngày để thưởng thức các hương vị mới.

Cân bằng giữa việc cho bé ăn dặm và bú sữa

Trong các bữa ăn dặm của bé, các mẹ vẫn nên cho con bú sữa. Đặc biệt là những ngày đầu trẻ mới tập ăn dặm, sữa mẹ vẫn còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé.

Tuy nhiên, lượng sữa này nên được giảm dần trong suốt quá trình ăn dặm để các con có thể hoàn toàn quen với thức ăn của người lớn.

Từ đó, trẻ sẽ có được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của mình.

Cung cấp lượng thức ăn phù hợp với độ tuổi bé

Khi trẻ mới tập ăn dặm, các mẹ nên cho bé ăn với một lượng nhỏ rồi cho bú sữa. Sau đó mới dần tăng lượng thức ăn mỗi bữa cũng như giảm tần suất của việc bú sữa dần đi.

Điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa của bé hơn. Bạn nên tránh việc bắt ép trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ đầy bụng và hình thành cảm giác sợ sệt trong các bữa ăn sau. 

Thiết lập một thực đơn ăn dặm cho bé linh hoạt

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng như phần trên. Hoặc mẹ cũng có thể tự thiết kế các thực đơn phù hợp với bé và các thành viên trong gia đình trong các hoàn cảnh khác nhau. Khi trẻ được 7 tháng, mẹ nên cho con ăn nhiều các loại rau củ, trái cây, thịt, cá,… mà gia đình hay ăn để bé dần quen với những món ăn đó.

Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc xây dựng một thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng. Nếu có thêm thắc mắc khác, các mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp ngay đến hotline 1900 636 985 để được tư vấn.