Trẻ 5 tháng cần bổ sung gì? Hướng dẫn đầy đủ cho mẹ

06/12/2023 1839 lượt xem

Trong những năm tháng đầu đời, dinh dưỡng là vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Mẹ băn khoăn không biết trẻ 5 tháng cần bổ sung gì, hãy cùng giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Trẻ 5 tháng cần bổ sung gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của trẻ. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển và khôn lớn toàn diện, việc bổ sung các vi dưỡng chất tối cần cùng các thực phẩm để bé tập ăn dặm là không thể thiếu.

Nhóm thực phẩm chức năng

Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tân tạo hồng cầu cũng như sự hình thành và biệt hóa của các tế bào vùng não. Cấu trúc của não có thể trở nên bất thường do thiếu sắt trong những tháng đầu đời, gây hậu quả dai dẳng ở các giai đoạn về sau.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, trẻ 5 tháng tuổi nên được bổ sung 0,27mg sắt mỗi ngày để đảm bảo cho quá trình phát triển nhận thức được diễn ra bình thường. Mẹ nên lưu ý bổ sung sắt cho bé xa bữa ăn, tránh dùng cùng trà, cafe, nước có ga và các thực phẩm giàu canxi. Theo nhiều nghiên cứu, các dàng sắt amin như sắt Ferrolip Baby đang được nhiều mẹ Việt ưu tiên sử dụng cho bé vì sản phẩm hấp thu tốt, hương đào tự nhiên và an toàn cho trẻ sơ sinh.

Bổ sung sắt cho bé 5 tháng
Bổ sung sắt cho bé 5 tháng

Kẽm

Kẽm là một vi dưỡng chất thiết yếu liên quan tới hơn 300 chức năng sinh học. Vi chất này góp mặt trong hoạt động xúc tác của hàng trăm enzyme điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, nó còn tham gia vào sự dẫn truyền tín hiệu các tế bào thần kinh, tăng cường miễn dịch cũng như chữa lành vết thương.

Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng khuyến nghị trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng cần được bổ sung 2mg kẽm mỗi ngày, thường là vào buổi sáng để tối ưu hiệu quả. Kẽm nên được dùng sau ăn 30 phút, tránh dùng đồng thời với sắt và canxi vì sẽ làm giảm hấp thu vi chất này. 

DHA

DHA được mệnh danh là dưỡng chất vàng trong hành trình phát triển toàn diện của bé với nhiều tác động tích cực lên sức khỏe. DHA tập trung nồng độ cao trong chất xám và não bộ, quyết định độ nhạy của neuron dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng tới độ nhạy của các tế bào thị lực ở võng mạc.

WHO khuyến cáo trẻ dưới 1 tuổi cần được bổ sung 70mg DHA mỗi ngày, ít nhất từ 2 tháng trở lên. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay tràn lan nhiều loại dầu cá không đảm bảo, có thể chứa tạp chất ô nhiễm hay kim loại nặng. Mẹ cần chú ý lựa chọn nguồn dầu cá tinh khiết để bổ sung cho bé kẻo tiền mất tật mang mẹ nhé!

Vitamin D

Vitamin D nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu, chuyển hóa và cân bằng nội mô của canxi và phosphate trong cơ thể. Vitamin D cũng liên quan mật thiết tới phản ứng của hệ miễn dịch cũng như sức khỏe tâm thần.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), lượng vitamin D cần cho tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em ngay từ những năm đầu đời là 400IU. Tắm nắng là cách đơn giản giúp cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D, mẹ nên cho bé tắm nắng trong khoảng trước 9h sáng và sau 17h chiều. Trong trường cho bé sử dụng vitamin D dạng lỏng, mẹ cần chú ý bổ sung đúng liều lượng được khuyến nghị trong tờ hướng dẫn.

Bổ sung vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng
Bổ sung vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng

Vitamin K

Vitamin K cần thiết cho cơ thể để kích hoạt các yếu tố đông máu. Từ khi mới sinh, các yếu tối đông máu có số lượng bình thường nhưng không được kích hoạt đầy đủ do hàm lượng vitamin K thấp, từ đó khiến máu khó đông hơn.

Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng FNB khuyến cáo, lượng vitamin K cần hấp thụ hàng ngày cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là 2 mcg và nên bổ sung bằng đường tiêm cho trẻ sơ sinh.

Vitamin B12

Vitamin B12 tham gia vào sự phát triển và hình thành chức năng của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, vitamin này cũng góp mặt trong quá trình tổng hợp DNA – vật liệu di truyền của tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh lý thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Trẻ 5 tháng tuổi được đề xuất bổ sung 0,4 mcg vitamin B12 hàng ngày, đặc biệt là các trẻ bú mẹ có chế độ ăn thuần chay. Mẹ nên lưu ý để bổ sung vitamin B12 cho bé ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như chậm phát triển, nôn mửa, thiếu máu và giảm trương lực cơ. 

Mời mẹ xem thêm:

Nhóm thực phẩm dinh dưỡng ăn dặm

Bắt đầu từ tháng thứ 4, các bác sĩ nhi khoa khuyến khích mẹ cho bé tập ăn dặm. Vậy giữa vô vàn loại thực phẩm ăn dặm thì trẻ 5 tháng cần bổ sung gì? Cùng tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Ngũ cốc

Ngũ cốc là thức ăn lý tưởng cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt, các loại vitamin B, E, Carbohydrate và một số chất có giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa .

Ngũ cốc đóng góp 10.000-15.000 kJ/kg, gấp hơn 15 lần so với trái cây và rau củ. Để chế biến ngũ cốc cho bé, trước tiên mẹ nên lựa chọn các nguyên liệu sạch như gạo thơm, các loại đậu, mè, yến mạch, hạt sen rồi xay nhuyễn. Sau khi rang riêng từng loại hạt, mẹ sử dụng tấm vải mỏng để ủ chúng trong nửa tiếng rồi để nguội, cuối cùng xay mịn, trộn lại và bảo quản trong hũ thủy tinh.

Sữa

Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như phốt pho, kali, kẽm cùng các vitamin và  vi chất khác. Đặc biệt, trong sữa còn chứa canxi và vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển, chắc khỏe của xương, răng. Một cốc sữa nguyên chất giúp bé bổ sung 149 calo, 8 gam chất đạm, 8 gam chất béo và 12 gam carbohydrate

Sữa là sự lựa chọn tuyệt vời và có thể dễ dàng dàng thêm vào chế độ ăn uống của bé. Tuy nhiên với những trẻ không dung nạp lactose, mẹ có thể thử lựa chọn sữa có nguồn gốc từ thực vật.

Trái cây

Kể từ tháng thứ 4, bé đã có thể tập ăn hoa quả, mẹ nên cho bé thử bắt đầu từ các loại quả đã chín mềm hay được nghiền nhuyễn như chuối, bơ, táo,…Đây là nguồn dinh dưỡng thơm ngon và cung cấp nhiều năng lượng, chất xơ cùng vitamin cho bé.

Mẹ có thể tham khảo một vài cách chế biến trái cây đơn giản như say sinh tố hoặc mix thêm cùng với sữa chua để bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột cho bé.

Một Số Trường Hợp Đặc Biệt

Với những đối tượng tượng đặc biệt hơn như trẻ sinh non, trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe hay trẻ bú mẹ theo chế độ ăn chay, mẹ cần có nhiều lưu ý hơn về bổ sung dưỡng chất cho bé.

Trẻ 5 tháng sinh non  

Cung cấp dinh dưỡng sau sinh phù hợp là nền tảng trong việc chăm sóc trẻ non tháng. Trẻ sinh non bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung, có ít chất dinh dưỡng dự trữ hơn trẻ sinh đủ tháng.Vì vậy hầu hết trẻ sinh non cần được  bổ sung vitamin và vi chất ngay sau sinh.

Sự thiếu hụt sắt trong giai đoạn nhũ nhi có thể làm suy giảm phát triển thần kinh lâu dài và khó hồi phục. Do đó, tất cả trẻ sinh ra khi thai kì dưới 35 tuần tuổi nên bắt đầu bổ sung sắt liều 2-3 mg/kg/ngày từ tháng thứ nhất cho đến ít nhất 6 tháng tuổi.

Trẻ 5 tháng bú mẹ có mẹ ăn chay

Vitamin B12 chủ yếu được cung cấp từ nguồn động vật. Do đó, các bà mẹ ăn thuần chay hay những người ăn chay nhưng vẫn tiêu thụ một số sản phẩm từ động vật như trứng, sữa đều có nguy cơ cao thiếu hụt loại vitamin này. 

Thiếu hụt vitamin B12 không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tổn thương thần kinh, chậm phát triển kèm thiếu máu ở trẻ. Vì vây, nếu mẹ theo trường phái ăn chay và đang trong thời kì cho con bú thì việc bổ sung vitamin B12 là vô cùng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Trẻ bú mẹ có mẹ ăn chay cần bổ sung gì?
Trẻ bú mẹ có mẹ ăn chay cần bổ sung gì?

Trẻ 5 tháng kèm theo các vấn đề về sức khỏe

Trẻ em là những đối tượng nhạy cảm, cơ thể con còn non nớt nên dễ mắc nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, tùy thuộc vào từng vấn đề riêng biệt mà mẹ nên bổ sung cho bé những thực phẩm khác nhau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau đây là một vài gợi ý giúp cải thiện các bệnh lý thường gặp ở trẻ, mẹ có thể tham khảo:

  • Sử dụng men vi sinh có tác dụng phòng ngừa và kiểm soát các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy do sử dụng kháng sinh dài ngày. Cùng với đó, kẽm cũng nên được bổ sung với lợi ích cải thiện hấp thu nước, điện giải, và tăng cường miễn dịch.
  • Bên cạnh việc tăng cường chất xơ, mẹ nên cho bé  dùng 60 – 120 ml nước ép trái cây pha loãng mỗi ngày. 
  • Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng kẽm và vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Bởi vậy, chúng thường được bổ sung để nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ như cảm cúm, viêm họng.

Sinh con ra đã khó nhưng hành trình chăm con lớn cũng còn muôn vàn khó khăn. Hi vọng những chia sẻ về trẻ 5 tháng cần bổ sung gì trên đây sẽ giúp ích cho mẹ thật nhiều trong sứ mệnh thiêng liêng này, mẹ nhé!