[Giải thích cho mẹ] Sắt và vitamin C uống cách nhau bao lâu? 

23/01/2024 617 lượt xem Theo dõi Ferrolip Baby trên google_news

Có nhiều ý kiến cho rằng vitamin C giúp tăng hấp thu sắt vào cơ thể. Vậy thực hư về quan điểm này như thế nào, sắt và vitamin C uống cách nhau bao lâu thì tốt cho bé, mẹ hãy cùng Ferrolipbaby.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Vai trò của sắt và vitamin C cho bé

Sắt

Vai trò của sắt cho bé
Vai trò của sắt cho bé

Mẹ có biết, trong cơ thể có tới 400 gen mã hóa protein sắt, tương đương với 2% tổng số gen của con người. Sắt được tìm thấy trong mọi tế bào và mô trong cơ thể, là phối tử quan trọng để liên kết và vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác. Nó cũng vận chuyển carbon dioxide từ các cơ quan trong cơ thể đến phổi để thở ra.

Trẻ em được đặc trưng bởi nhu cầu sắt sinh lý cao để hỗ trợ tăng lưu lượng máu giúp phát triển trí não và mô. Sắt cũng là thành phần quan trọng của enzyme xúc tác chuyển hóa đường và tinh bột thành năng lượng.

Ngoài ra, dưỡng chất này còn cần thiết cho các chức năng thiết yếu khác bao gồm cả việc tạo ra các phản ứng miễn dịch hiệu quả. 

Do vậy, sắt là yếu tố cần thiết cho hoạt động tối ưu của tất cả các cơ và bộ phận cũng như quá trình trao đổi chất của con người.

Vitamin C

Vitamin C là dưỡng chất kỳ diệu đảm nhiệm vai trò đa dạng trong cơ thể. Nó là hoạt chất quan trọng trong việc phát triển răng xương của trẻ cũng như làm nhanh lành những vết cắt và vết trầy xước khó tránh khỏi ở giai đoạn trẻ mới biết đi.

Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể hình thành mạch máu và collagen trong xương.

Các gốc tự do có thể gây tổn thương màng tế bào và các cấu trúc khác trong cơ thể. Ngược lại, chất chống oxy hóa được sinh ra để vô hiệu hóa chúng, chống lại tác hại của các gốc tự do này. 

Được mệnh danh là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C làm giảm các gốc tự do hình thành trong cơ thể và giúp ngăn ngừa chúng làm hỏng các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể bé.

Chất chống oxy hóa này còn hỗ trợ tạo ra chất dẫn truyền thần kinh cũng như Carnitine, một chất hóa học giúp giữ cho con luôn tràn đầy năng lượng. Vitamin C còn làm tăng cường “hệ thống phòng thủ” của bé, giảm thiểu cũng như ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.

Nên bổ sung đủ Vitamin C để bé khoẻ lớn nhanh
Nên bổ sung đủ Vitamin C để bé khoẻ lớn nhanh

Biểu hiện bé thiếu sắt và vitamin C

Bé thiếu sắt

Nhu cầu sắt hàng ngày ở trẻ nhỏ cao hơn so với tuổi trưởng thành. Người trưởng thành đòi hỏi sự luân chuyển sắt ở “trạng thái ổn định” để duy trì cân bằng nội môi. Mặt khác, trẻ nhỏ cần tăng lượng máu, tăng khối lượng cơ và mô do đang ở giai đoạn quan trọng về phát triển thần kinh và tăng trưởng não nên hay bị thiếu hụt sắt. Các triệu chứng điển hình của tình trạng này có thể kể đến như:

  • Bé mệt mỏi, luôn buồn ngủ và hay ngáp vặt
  • Da xanh niêm mạc nhợt nhất là ở lòng bàn tay
  • Đánh trống ngực, khó thở khi vận động nhiều
  • Bé hay đau đầu dẫn tới quấy khóc
  • Bé bị khô da, rụng tóc, móng tay móng chân dễ gãy
  • Bé chán ăn hay bú kém, bị chững cân
  • Miễn dịch yếu, đề kháng yếu, hay ốm vặt,…

Bé thiếu vitamin C

Vitamin C không thể tự tổng hợp trong cơ thể theo con đường nội sinh, đồng thời dễ mất đi trong quá trình bảo quản, chế biến nên cơ thể bé thường bị thiếu hụt vitamin C. 

Khi cơ thể không đủ lượng vitamin C cần thiết, trẻ hay tỏ ra cáu kỉnh hơn bình thường và chán ăn, đôi khi buồn nôn. Sự thiếu hụt vitamin C còn làm da bé bị khô, sần sùi, vết thương lâu lành bởi loại vi chất này là cần thiết cho sự hình thành collagen, hỗ trợ cấu trúc của da.

Ngoài ra, vitamin C tăng cường sản xuất và tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch, củng cố, nâng cao sức đề kháng. Hàm lượng vitamin C thấp làm tổn hại đến khả năng chống lại mầm bệnh, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn. 

Bé thiếu sắt và vitamin C có các biểu hiện chậm lớn, nhợt nhạt và mệt mỏi
Bé thiếu sắt và vitamin C có các biểu hiện chậm lớn, nhợt nhạt và mệt mỏi

Sắt và vitamin C uống cách nhau bao lâu?

Hầu hết sắt được hấp thu qua tế bào niêm mạc ở phần tá tràng và đoạn đầu ruột non dưới 2 dạng là sắt heme và sắt non-heme.

Sắt heme ít bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm khác ăn trong cùng bữa ăn nên hấp thu tương đối tốt. Mặt khác, sắt non-heme thường có xu hướng liên kết với các nhóm nguyên tố khác như kim loại hay protein, gây ra sự hao hụt trước khi hấp thụ. 

Do vậy, vitamin C (Acid ascorbic) được khuyến khích bổ sung cùng sắt trong bữa ăn nhờ khả năng liên kết với sắt non-heme tạo phức chelate dễ dàng hấp thu qua niêm mạc ruột. Phức hợp này cũng làm giảm đi sự cạnh tranh của sắt với các chất cùng hấp thu tại tá tràng khác như magie, đồng, crom.

Ngoài ra, các hợp chất như polyphenol và phytate ức chế sự hấp thu sắt theo mức tăng dần của liều lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy acid ascorbic làm đảo ngược tác dụng ức chế của 2 hợp chất trên đối với sự hấp thu sắt.

Chính vì vậy, sắt và vitamin C chính là “cặp bài trùng” phối hợp đầy ăn ý, làm tăng sinh khả dụng của sắt khi được bổ sung cùng nhau. Thời điểm vàng để uống 2 dưỡng chất này là sau bữa sáng khoảng 1 tiếng.

Xem thêm bài viết: Cho trẻ uống sắt với nước cam cùng lúc được không?

Các tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung sắt và vitamin C

Sắt

Bổ sung sắt không đúng cách hay lạm dụng liều cao trong thời gian dài đều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ với trẻ, thậm chí dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm:

  • Rối loạn tiêu hóa do nóng trong, có thể đi ngoài phân đen hay lẫn máu
  • Phát ban, ngứa ngáy
  • Biểu hiện ngộ độc cấp tính như sốt cao, nôn mửa, khó thở,…
  • Lạm dụng sắt làm tổn hại chức năng gan, gây suy gan
  • Các vấn đề tim mạch như loạn nhịp tim, suy tim, ảnh hưởng tới việc bơm máu và lưu thông máu của bé
  • Thay đổi sắc tố da, da sạm đen, bạc màu, da bé nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời
  • Đặc biệt, quá liều sắt trong thời gian dài có thể gây gây tổn thương buồng trứng ở bé gái, có thể biểu hiện ra bên ngoài với các dấu hiệu như rối loạn kì kinh hay dậy thì muộn.

Tham khảo thêm: 8 tác dụng phụ khi cho trẻ uống sắt mẹ nên biết

Vitamin C

Vitamin C lành tính và chỉ gây tác dụng phụ khi trở nên quá đỗi dư thừa trong cơ thể trẻ. Một số tác dụng phụ khi quá liều loại vitamin này là:

  • Buồn nôn, tiêu chảy do hiệu ứng thẩm thấu của vitamin trong đường tiêu hóa
  • Lớp men bảo vệ răng của trẻ bị hỏng bởi độ pH thấp của acid ascorbic.
  • Phát ban da giống như dị ứng, hay gặp ở trẻ sơ sinh
  • Bé mệt mỏi, hay buồn ngủ, đôi khi chóng mặt
  • Hấp thụ sắt dư thừa gây ảnh hưởng xấu nhất tới những trẻ bị bệnh hemochromat, là một trong những nguyên nhân gây suy gan sớm ở trẻ sơ sinh.

Lưu ý khi bổ sung sắt và vitamin C

Sắt

Khi bổ sung sắt cho bé, mẹ nên tìm các chế phẩm có nguồn gốc uy tín, đã qua kiểm định để đảm bảo an toàn cho bé. Với những trẻ có tiền sử dị ứng với sắt hay đang mắc các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa như viêm dạ dày, đại tràng cần được bổ sung sắt dưới sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Nên cho bé uống sắt lúc đói, xa bữa ăn, lựa chọn chế phẩm dạng sắt nhỏ giọt hoặc siro, không uống trong tư thế nằm và súc miệng lại sau khi sử dụng. Trong trường hợp bé có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ do quá liều sắt, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở chuyên khoa gần nhất để được can thiệp kịp thời

Các lưu ý cần nắm rõ khi bổ sung sắt và vitamin C cho bé
Các lưu ý cần nắm rõ khi bổ sung sắt và vitamin C cho bé

Vitamin C

Để bổ sung vitamin C đúng cách cho bé, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Vitamin C nên được bổ sung đều đặn hàng ngày, không chỉ khi trẻ ốm
  • Vitamin C dạng tự nhiên an toàn và dễ hấp thu hơn, đạt hiệu quả cao hơn vitamin C tổng hợp
  • Bổ sung vitamin C quá nhiều không tốt cho bé, có thể dẫn tới các chứng bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng.
  • Cam không chứa nhiều vitamin C nhất như mẹ nghĩ, 1 trái ổi chứa lượng vitamin C cao gấp 4 lần so với cam.

Có thể mẹ quan tâm:

Hi vọng bài viết trên đây đã phần nào giải đáp những băn khoăn của mẹ về vấn đề sắt và vitamin C uống cách nhau bao lâu. Cùng theo dõi Ferrolip Baby trong các bài viết tiếp theo để khám phá nhiều kiến thức chăm con bổ ích hơn mẹ nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận